7 tác dụng phụ không ngờ của bệnh tiểu đường bạn cần phải biết
Bên cạnh những triệu chứng thường gặp như tăng mức đường huyết, mệt mỏi, giảm cân…, vẫn còn một số tác dụng phụ của bệnh tiểu đường có thể bạn chưa biết.
Tiểu đường là một bệnh lý rất phổ biến hiện nay. Theo ước tính, Ấn Độ có số bệnh nhân tiểu đường cao nhất, và cho tới năm 2040, số bệnh nhân tiểu đường trên thế giới sẽ tăng tới 123 triệu người.
Vì vậy, chúng ta có thể thấy mức độ phổ biến của căn bệnh này trong những năm qua và có lẽ, sự thay đổi lối sống của con người đã đóng một vai trò nhất định trong sự gia tăng đó. Khi một người bị mắc một bệnh lý cụ thể nào đó, dù lớn hay nhỏ, cũng đều gây ra các ảnh hưởng phụ. Ví dụ, một cơn cảm cúm có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, ngay cả khi bạn đã khỏi; bệnh thủy đậu có thể để lại các vết sẹo vĩnh viễn.
Tương tự, hầu hết các bệnh đều có một loạt các ảnh hưởng phụ cụ thể mà mọi người đều biết. Tuy nhiên, đôi khi, xuất hiện những ảnh hưởng phụ bất thường hoặc bất ngờ do một số bệnh nhất định gây ra.
Thậm chí, đối với bệnh tiểu đường, bên cạnh những tác động thường gặp như tăng mức đường huyết, mệt mỏi, giảm cân…, vẫn còn một số ảnh hưởng phụ chưa được biết tới. Đó là:
7 Tác dụng phụ không ngờ của bệnh tiểu đường
1. Tác dụng phụ của tiểu đường: Màu da không đồng đều
Nếu nhận thấy các mảng da không đồng đều đang phát triển mà không có nguyên nhân , và nếu chúng thô ráp, có các nốt đen, đó có thể là tác động phụ của bệnh tiểu đường, đặc biệt là tiểu đường tuýp 2, khi cơ thể chở nên đề kháng với hormone insulin được sản xuất ra. Các mảng da này được hình thành khi lượng insulin dư thừa lưu thông trong cơ thể kích thích các tế bào da tái tạo nhanh chóng và đồng thời kích thích sản xuất melanin nhiều hơn trên da, làm da trở nên tối, sạm màu.
2. Cholesterol cao có thể là triệu chứng của bệnh tiểu đường
Video đang HOT
Nếu bạn đang bị mức cholesterol cao, khi được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, lượng cholesterol cao có thể là ảnh hưởng phụ của bệnh này. Đường máu cao có thể dẫn tới việc giảm mức cholesterol tốt (HDL) trong cơ thể và tăng các tế bào mỡ và mức cholesterol xấu, do insulin trong cơ thể không được sử dụng hiệu quả.
3. Các vấn đề về sức khỏe não bộ có thể là biến chứng của bệnh tiểu đường
Một nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí “Thần kinh học” nói rằng nhiều bệnh nhân tiểu đường đã trải qua một tác động phụ không mong muốn, đó là sự suy giảm dần dần các chức năng nhận thức và não của họ, có thể gây ra các bệnh về não như Alzheimer và chứng mất trí. Nghiên cứu chỉ ra rằng, đó là bởi lưu lượng máu tới não ở một số bệnh nhân tiểu đường có xu hướng bất thường.
4. Người bệnh tiểu đường dễ mắc các bệnh về lợi
Một nghiên cứu về sức khỏe cộng đồng được tiến hành tại Đại học Colombia đã chỉ ra rằng người bị tiểu đường dễ bị mắc các bệnh về nướu lợi hơn và đó cũng là một trong những tác động phụ của căn bệnh này.Nghiên cứu chỉ thêm rằng các bệnh về lợi có thể xuất hiện ở những bệnh nhân tiểu đường khi mức đường huyết cao có thể làm thay đổi các tế bào collagen trong nướu, làm cho chúng dễ bị viêm và nhiễm trùng hơn. Tiểu đường cũng làm chậm khả năng phục hồi vết thương, nhiễm trùng nướu do đó mất nhiều thời gian hơn.
5. Người bị tiểu đường dễ mất thính lực
Được ghi nhận ở một số các nghiên cứu và khảo sát rằng người bị tiểu đường dễ bị mất thính lực hơn những người không bị bệnh. Bệnh tiểu đường làm tổn thương các mạch máu của tai trong, sau một vài năm sẽ dẫn tới suy giảm khả năng nghe hoặc thậm chí mất thính lực vĩnh viễn.
6. Suy thận có thể là hệ quả của bệnh tiểu đường
Đây là một trong những ảnh hưởng nghiêm trọng và không mong muốn của bệnh tiểu đường. Khi một người bị tiểu đường trong thời gian dài, lượng đường trong máu cao ảnh hưởng tới các tế bào của thận, nơi diễn ra quá trình lọc máu. Điều này gây ra các bệnh về thận, nhiễm trùng và suy thận, có nguy cơ gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
7. Rối loạn chức năng tình dục là tác dụng phụ không ngờ của bệnh tiểu đường
Theo báo cáo, một số người bệnh tiểu đường bị rối loại chức năng tình dục như rối loạn chức năng cương dương, xuất tinh sớm, khô âm đạo… và đã được ghi nhận là một tác động phụ khác của bệnh tiểu đường. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng rối loạn chức năng tình dục xảy ra ở người bệnh tiểu đường, khi mất cân bằng hormon gây ra bởi lượng đường máu cao và nồng độ hormon testosterone thấp, đặc biệt là nam giới.
Phạm Thảo
Theo Boldsky/suckhoedoisong
Chỉ số xét nghiệm hơi cao, đừng chủ quan!
Nhiều người thở phào khi thấy kết quả khám, xét nghiệm có chỉ số hơi cao - chưa đến mức gọi là bệnh. Song, thực tế họ đã rơi vào "vùng xám" - chủ quan là thành bệnh
Một năm trước, chị Trần Thị D.T (29 tuổi) đi xét nghiệm và được bác sĩ (BS) thông báo đường huyết hơi cao. Chị đã giảm ăn ngọt nhưng thỉnh thoảng vẫn dùng ít chè, kem, trà sữa vì nghĩ rằng mình còn trẻ. "Mấy tháng nay, tự dưng tôi háu đói, ăn trễ một chút là khó chịu, có bữa run tay chân. Tôi định đi khám xem tại sao run tay chân nhưng chưa kịp thì bữa đó ăn bánh đỡ đói, người bỗng bủn rủn, phải nhập viện" - chị kể.
Không quá lo nhưng đừng coi là bình thường
BS chẩn đoán chị D.T mệt mỏi, mạch nhanh, huyết áp hạ... vì bị tăng đường huyết đột ngột. Nguyên nhân là do chị đã từ giai đoạn tiền tiểu đường thành tiểu đường type 2.
Theo BS Cao Thi Vân, Pho trương Khoa Hoa sinh Bênh viên (BV) Thông Nhât (TP HCM), khi người dân đến kham sưc khoe tông quat hoăc nghi ngơ co dâu hiêu bât thương, BS se chi đinh họ đi xet nghiêm mau. Trong đo, xet nghiêm sinh hoa mau se cung câp cac chi sô như: AST (Aspartate Transaminase), ALT (Aspartate Amino Transferase) liên quan chưc năng gan; Creatinin, Ure liên quan chưc năng thân; Cholesterol, Triglycerid liên quan mơ mau; nông đô glucose liên quan đương huyêt...
Cac chi sô sinh hoa mau giup BS tiên theo doi, đanh gia những chưc năng cua các cơ quan trong cơ thê, tinh hinh sưc khoe cung như giup tâm soat, phat hiên các bênh liên quan. Khi cac chi sô nay năm trong giơi han an toan thi co thê tam yên tâm vê tinh trang sưc khoe tai thơi điêm khao sat.
Khi các chỉ số hơi cao hoặc hơi thấp hơn ngưỡng bình thường, chúng ta đang rơi vào "vùng xám" trong xét nghiệm. Điều đó có nghĩa là sức khỏe của chúng ta có chút bất ổn. Ví dụ, cac chi sô nôi tiêt nam/nư năm trong "vung xam" it nhiêu phan anh nhưng rôi loan vê sưc khoe sinh san. Chi sô đương huyêt năm trong "vung xam" cung co thê la dâu hiêu tiên tiêu đương hoăc đang bị tiểu đường.
Lấy máu xét nghiệm tại Trung Tâm Y Khoa MEDIC (TP HCM) Ảnh: HOÀNG TRIỀU
Các nghiên cứu trên thế giới cũng đưa ra một số cảnh báo về những thứ "hơi cao" nhưng chưa đến mức gọi là bệnh. Gây chấn động nhất có thể kể đến là nghiên cứu công bố trên European Heart Journal năm 2018 của University College London (trường thành viên của Đại học London - Anh). Theo đó, huyết áp chỉ cần ở mức 130/80 mmHg là đủ làm tăng 45% nguy cơ mất trí nhớ - nhóm bệnh gây chết sớm hàng thứ 5, không thuốc chữa. Trong khi đó, mức "chuẩn" để chẩn đoán cao huyết áp và cần phải dùng thuốc trên toàn thế giới trước giờ là 140/90 mmHg.
Một nghiên cứu khác vào giữa năm 2019 của Bệnh viện Kangbuk Samsung (Seoul - Hàn Quốc) dựa trên dữ liệu của 25 triệu người thì cảnh báo chỉ cần đường huyết ở mức tiền tiểu đường, nguy cơ ung thư tuyến tụy chết người đã tăng cao. Lý do là mức đường huyết hơi không lành mạnh đã đủ kích hoạt căn bệnh này.
Thời gian "thử thách"
PGS-TS-BS Trần Phủ Mạnh Siêu, Phó Giám đốc Bệnh viện Nguyễn Trãi (TP HCM), nhấn mạnh khi kết quả xét nghiệm có chỉ số nào đó hơi cao, điều đầu tiên bạn nên làm là chú ý lời dặn của BS về thời gian kiểm tra lại.
Việc kiểm tra lại là nhằm xác định rõ vấn đề, loại trừ khả năng các chỉ số chỉ tạm biến động do có thay đổi nào đó trước khi bạn đi khám. Ví dụ, bình thường bạn không nhậu nhiều nhưng trong 1 tuần trước đó, vì lý do bạn bè, gia đình hay công việc, bạn bỗng dùng bia rượu liên tục thì axít uric vẫn có thể tăng cao tạm thời.
Nếu kết quả xét nghiệm, khám lại cho thấy các chỉ số vẫn hơi cao - ví dụ đường huyết ở mức tiền đái tháo đường, đo huyết áp thấy hơi cao hơn người thường nhưng chưa đến mức gọi là bệnh, axít uric hơi cao nhưng chưa bị gút... - các BS sẽ hướng dẫn bạn thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt nhằm đưa các chỉ số về mức bình thường. Cần tuân thủ nghiêm ngặt, bởi nếu để các chỉ số tiếp tục tăng, bạn sẽ bệnh thực sự.
"Môt sô kêt qua xet nghiêm con bi anh hương bơi nhiêu yêu tô chu quan lân khach quan như chê đô ăn uông, sinh hoat hoăc do qua trinh lây mau co nhưng sai sot nhât đinh... Tùy loại chỉ số, BS hẹn bạn kiểm tra lại sớm hay phải đợi vài tháng. Chăng han, kiêm tra đương huyêt co thê thưc hiên lai vao hôm sau nhưng môt sô xet nghiêm ung thư phai hơn mât 1 thang sau mơi co thê lam lai" - BS Cao Thị Vân giải thích.
Không nên cố "lành mạnh" ít ngày trước khi khám
PGS-TS-BS Trần Phủ Mạnh Siêu lưu ý rằng mọi chỉ số sức khỏe đều cần phản ánh đúng thực tế. Vì vậy, bạn đừng nên cố sống lành mạnh hơn trong thời gian ngắn trước khi khám, xét nghiệm. Vì khi đó, kết quả khám bệnh, xét nghiệm có thể "đẹp" nhưng không phản ánh đúng thực tế. Bạn hãy cứ ăn uống, sinh hoạt theo thói quen bình thường để BS có được kết quả đúng nhất, từ đó mới có lời khuyên và phương án điều trị hợp lý.
Ý LINH - ANH THƯ
Theo nguoilaodong
Thêm giải pháp cho người mắc bệnh tiểu đường, béo phì Tại hội thảo "Chung tay vì sức khỏe cộng đồng" vừa diễn ra tại TPHCM, các chuyên gia cho biết bệnh tiểu đường đang ngày càng trở nên phổ biến, âm thầm tàn phá cuộc sống nếu không được phòng ngừa, phát hiện và chữa trị sớm. Ảnh minh họa Các chuyên gia cho biết, tỷ lệ đường có trong gạo trắng ở...