7 sự kiện thể thao quốc tế nổi bật năm 2018
365 ngày với nhiều vinh quang và mất mát đã khiến năm 2018 trở nên rất đáng nhớ đối với làng thể thao thế giới.
Thế vận hội mùa đông tại Pyeongchang, Hàn Quốc và sự gắn kết của hai miền Triều Tiên
Kỳ Olympic mùa đông thứ 23 trong lịch sử chứng kiến đoàn thể thao Na Uy dẫn đầu với 39 chiếc huy chương, trong đó có 14 HCV.
Tuy vậy, với khẩu hiệu “Đam mê. Kết nối”, hình ảnh ấn tượng nhất mà đại hội đã để lại với cộng đồng quốc tế là khoảnh khắc hai đoàn Hàn Quốc và Triều Tiên vẫy cờ cùng nhau trong lễ bế mạc ngày 25/2. Đây là một biểu tượng trong giai đoạn giảng hòa giữa hai miền Triều Tiên.
Real Madrid giành Champions League thứ 3 liên tiếp
Chiến thắng 3-1 trước Liverpool tại Kiev trong trận chung kết giúp Real Madrid có lần thứ 3 liên tiếp bước lên đỉnh châu Âu. Hành trình bước lên ngôi vương của đội bóng Hoàng gia là minh chứng cho thấy ADN Champions League luôn chảy trong huyết quản của từng cầu thủ áo trắng.
Vượt qua mọi ngờ vực của giới chuyên môn, Real lần lượt vượt qua PSG, Juventus, Bayern Munich trước khi hạ gục Liverpool nhờ sự tỏa sáng của Gareth Bale và sai lầm của thủ môn Loris Karius trong trận chung kết. Ngay sau giải đấu, HLV trưởng Zinedine Zidane từ chức sau khi đã trở thành một trong những vị thuyền trưởng vĩ đại nhất tại sân Santiago Bernabeu.
Cristiano Ronaldo chuyển sang Juventus
Là cầu thủ đắt giá nhất thế giới trong một khoảng thời gian dài sau khi chuyển sang Real Madrid từ Man Utd hè 2009, CR7 quyết định tìm cho mình một thử thách mới tại nước Ý sau khi đã giành được mọi danh hiệu cao quý nhất cùng Kền Kền Trắng.
Vượt qua mọi nghi ngờ từ những người hâm mộ coi thương vụ này như một bước “nghỉ hưu sớm” của siêu sao người Bồ Đào Nha, Ronaldo đã có được 15 bàn thắng cùng 8 kiến tạo sau 24 trận trên mọi đấu trường cho Juventus để tiếp tục khẳng định đẳng cấp của mình.
Video đang HOT
ĐT Pháp vô địch World Cup 2018
Được coi là ứng cử viên hàng đầu cho chức vô địch từ trước giải đấu cùng với Đức, Brazil hay Tây Ban Nha, ĐT Pháp của HLV Didier Deschamp lại là đội thể hiện được bản lĩnh cao nhất cùng sự chắc chắn trong lối chơi để giành ngôi vương một cách hoàn toàn xứng đáng. ĐT Croatia giành quyền vào chung kết một cách đầy bất ngờ với sự tỏa sáng của Luka Modric – tiền vệ sau đó nhận giải Cầu thủ xuất sắc nhất giải, nhưng vẫn phải chịu thua 2-4 trong trận chung kết.
Kì World Cup này còn chứng kiến lần đầu tiên công nghệ VAR được sử dụng tại VCK, góp phần khiến FIFA gọi đây là giải đấu thành công nhất trong lịch sử.
Serena Williams để lại vết nhơ tại chung kết US Open
Tay vợt đã giành 23 Grand Slam trong sự nghiệp đã để lại những hình ảnh vô cùng xấu hổ với những phản ứng quá khích của mình trong thất bại trước Naomi Osaka tại trận chung kết đơn nữ US Open.
Khi HLV của cô, Patrick Mouratoglou bị cảnh cáo bởi trọng tài chính Carlos Ramos vì có những chỉ đạo chiến thuật trên khán đài, Serena tranh cãi gay gắt, bị phạt điểm rồi gọi trọng tài là “một kẻ dối trá” trước khi quăng luôn cây vợt xuống sân đấu.
Những tiếng la ó vang lên khắp sân đấu chính Arthur Ashe khiến tay vợt 36 tuổi xuống tinh thần trước khi để thua chung cuộc 2-6, 4-6 trước Osaka. Kết thúc trận đấu, cô từ chối bắt tay trọng tài Ramos và còn nói thêm: “Ông nợ tôi một lời xin lỗi!”
Chủ tịch Leicester City thiệt mạng ngay ngoài SVĐ King Power
Ngày 27/10, sau trận hòa 1-1 giữa Leicester City và West Ham United tại vòng 10 Ngoại Hạng Anh, chiếc máy bay chở chủ tịch đội bóng Vichai Srivaddhanaprabha đã gặp trục trặc trước khi rơi xuống khu vực bãi đỗ xe của sân King Power. Tai nạn này đã cướp đi sinh mạng của ông cùng 4 người khác, khiến khu vực Leicestershire chìm trong tang thương suốt vài tuần sau đó.
Người đàn ông 60 tuổi đã có công thay đổi lịch sử đội bóng này kể từ khi mua lại năm 2011, với đỉnh cao là chức vô địch Premier League 2015/2016. Rất nhiều vòng hoa đã đặt xuống cùng nhiều lễ cầu nguyện được CĐV Leicester tổ chức để chi ân cố chủ tịch của họ, khi ông đã có rất nhiều đóng góp cho cộng đồng thành phố như việc quyên góp 2 triệu bảng cho bệnh viện nhi tại đây.
Sự thừa nhận và thiếu tôn trọng tại lễ trao giải Ballon d’Or 2018
Tiền vệ Luka Modric đã giành danh hiệu Quả bóng vàng 2018 một cách đầy xứng đáng sau khi giúp Real Madrid giành Champions League thứ 3 liên tiếp và ĐT Croatia vào đến chung kết World Cup. Modric đã chấm dứt gần 1 thập kỉ thống trị danh hiệu cá nhân cao quý nhất bóng đá thế giới của Cristiano Ronaldo và Lionel Messi. Kylian Mbappe cũng giành giải cầu thủ trẻ xuất sắc nhất sau một năm thi đấu bùng nổ, giúp ĐT Pháp vô địch World Cup.
Tuy vậy, lễ trao giải do tạp chí France Football tổ chức tại Paris ngày 3/12 cũng đã để lại một vết nhơ. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, Quả bóng vàng nữ được trao với chủ nhân đầu tiên là tiền đạo người Na Uy, Ada Hegerberg.
Khi nhận giải, MC của chương trình, DJ Martin Solveig đã hỏi cầu thủ 23 tuổi của Lyon rằng cô có biết ngoáy mông hay không. Dù rất bình tĩnh và từ chối, Hegerberg vẫn cảm thấy bị xúc phạm nghiêm trọng. Ban tổ chức và anh DJ trên đã phải nhận rất nhiều chỉ trích vì những lời nói nặng chất phân biệt giới tính của mình, đặc biệt khi FIFA muốn nâng cao sức ảnh hưởng và chất lượng của bóng đá nữ hơn nữa.
Theo Trí thức trẻ
Nhìn lại thế giới 2018: Bước ngoặt còn nhiều bấp bênh
Trong năm 2018, thế giới đa chưng kiên nhưng bươc chuyên ngoan muc liên quan tình hình Bán đảo Triều Tiên, nhất là đăt trong bôi canh "thung thuôc sung" liên tục trực chờ phát nổ với hai vu thư hat nhân va hơn 20 vu phong tên lưa liên tiếp cua Triêu Tiên trong năm 2017.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã kết thúc tốt đẹp với sự ra đời của Tuyên bố chung Panmunjom, mở ra niềm hy vọng mới về một nền hòa bình bền vững và phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên. Ảnh: TTXVN phát
Bức tranh Bán đảo Triều Tiên bắt đầu đổi gam màu tươi sáng từ sau sự "tan băng" trong quan hệ liên Triều nhân Olympic mùa Đông PyeongChang, sự kiện đã mở toang cánh cửa cho cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều đầu tiên sau hơn một thập kỷ và tiếp đó là hai cuộc gặp nữa giữa Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, một tần suất gặp gỡ nhộn nhịp chưa từng có giữa lãnh đạo hai nước.
Nhiều khoảnh khắc đã đi vào lịch sử, nhiều sự kiện chưa từng có tiền lệ đã được ghi dấu trong các cuộc gặp này, như là khoảnh khắc ông Kim Jong-un bước qua giới tuyến tại khu phi quân sự chia cắt hai miền lần đầu tiên đặt chân sang lãnh thổ Hàn Quốc, là sự kiện ông Moon Jae-in trở thành Tổng thống Hàn Quốc đầu tiên bước chân vào trụ sở Đảng Lao động Triều Tiên để tham gia đàm phán, là hình ảnh hai nhà lãnh đạo Kim-Moon và các phu nhân cùng nắm chặt tay nhau trên đỉnh ngọn núi thiêng Baekdu, ngọn núi cao nhất Bán đảo Triều Tiên, nơi bắt nguồn những câu chuyện thần thoại của người Triều Tiên và cũng là nơi các lãnh đạo Triều Tiên đã chào đời.
Cùng với những hoạt động đầy tính biểu tượng, lãnh đạo hai bên đã có các cuộc trao đổi thực chất về các vấn đề then chốt liên quan hòa hợp, hòa giải, phi hạt nhân hóa và thiết lập hòa bình bền vững.
Tuyên bố chung Panmunjom vì Hòa bình, Thịnh vượng và Thống nhất trên Bán đảo Triều Tiên ký này 27/4 và Tuyên bố chung Bình Nhưỡng ngày 20/ 9 là những bước ngoặt đã mở ra chương mới cho hợp tác liên Triều về mọi mặt, cả dân sự, quân sự, kinh tế, văn hóa, đặc biệt là cam kết của hai bên hướng tới mục tiêu phi hạt nhân hóa hoàn toàn và tạo dựng hòa bình lâu dài. Hai cuộc đoàn tụ các gia đình ly tán trong cuộc Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), cùng các cam kết cụ thể về ký kết thỏa thuận toàn diện giảm căng thẳng quân sự dọc biên giới 2 nước và thỏa thuận đóng cửa các cơ sở hạt nhân, tên lửa... là những điểm sáng mang lại hy vọng cho bước ngoặt lịch sử trên Bán đảo Triều Tiên.
Những chuyển động tích cực và đầy lạc quan giữa hai miền Triều Tiên đã tạo tiền đề vững chắc cho cuộc gặp thượng đỉnh lịch sử giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, sự kiện ngoại giao "chấn động" thu hút dư luận quốc tế quan tâm hàng đầu trong năm qua. Lần đầu tiên trong lịch sử, nguyên thủ hai nước vốn đối địch trong nhiều năm đã cùng ngồi vào bàn đàm phán, kể cả khi Washington và Bình Nhưỡng vẫn chưa thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức. Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều ngày 12/6 tại Singapore đã đánh dấu sự khởi đầu một tiến trình mới, tái định hình chiến lược an ninh ở khu vực Đông Bắc Á. Quan hệ Mỹ - Triều sau cuộc gặp đã có sự chuyển hướng mạnh mẽ theo hướng hòa dịu, khi các cam kết hướng tới phi hạt nhân hóa hoàn toàn đi kèm với các cam kết đảm bảo an ninh, kinh tế được đưa ra, cùng triển vọng ký kết tuyên bố kết thúc chiến tranh tạo lập hòa bình thực sự trên Bán đảo Triều Tiên.
"Cơn lốc xoáy" ngoại giao với một loạt chuyến thăm con thoi ở các cấp từ thấp đến cao, với tần suất liên tục trong năm qua đã đưa khu vực này gần hơn tới mục tiêu hòa bình, hòa giải. Nhiều bước đi cụ thể đã được thực hiện, như việc Triều Tiên dỡ bỏ hoàn toàn bãi thử hạt nhân quan trọng nhất Punggye-ri, tháo dỡ cơ sở thử tên lửa đạn đạo liên lục địa Dongchang-ri và trao trả hài cốt binh lính Mỹ trong chiến tranh Triều Tiên...Phía Mỹ cũng đáp lại bằng các quyết định thiện chí như hủy, hoãn hoặc giảm quy mô nhiều cuộc tập trận chung với Hàn Quốc, vốn từ trước đến nay luôn bị Triều Tiên ví như "tập rượt" cho một cuộc xâm lược nước này.
Nhìn lại những chuyển động liên tiếp kể trên, có thể thấy rõ sự chủ động điều chỉnh sách lược ngoại giao của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, từ đẩy mạnh gây hấn trong năm 2017 chuyển sang khéo léo thúc đẩy đối thoại trong năm nay. Và rõ ràng, chiến lược "ngoại giao thượng đỉnh" một cách đầy chủ động và khéo léo của ông Kim đã tỏ rõ hiệu quả, giúp đảo ngược xu thế đối đầu và làm thay đổi một cách ngoạn mục tình hình chính trị khu vực.
Bắt đầu từ việc tiếp cận và chớp thời cơ khi chính quyền Seoul nỗ lực hướng tới cải thiện quan hệ liên Triều và giảm căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên, ông Kim Jong-un đã nhanh chóng xây dựng được mối quan hệ hữu hảo với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in. Tiếp đó, ông Kim đã không bỏ lỡ cơ hội để có được cuộc gặp thượng đỉnh lịch sử với Tổng thống Trump, giúp Triều Tiên hưởng những tác động đòn bẩy từ cuộc gặp này. Bên cạnh đó, ông Kim Jong-un đồng thời xử lý khéo léo mối quan hệ với Trung Quốc. Với ba cuộc gặp không chính thức với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sau nhiều năm "lạnh nhạt" kể từ khi lên cầm quyền, ông Kim Jong-un đã giúp Bình Nhưỡng tiếp tục có được sự ủng hộ của Bắc Kinh đối với chiến lược hướng tới Mỹ.
Tuy nhiên, những điều kiện cần thiết để các bên có thể tiến xa hơn dường như vẫn chưa hội tụ đầy đủ, khi mà những khác biệt liên quan tiến trình phi hạt nhân hóa đang là trở ngại lớn nhất còn lòng tin chưa được tạo dựng đủ mạnh. Cùng khẳng định mục tiêu phi hạt nhân hóa, nhưng hai bên chưa thể thống nhất được thời gian và lộ trình tiến hành.
Phía Triều Tiên mong muốn phi hạt nhân hóa theo từng giai đoạn, và các hỗ trợ về an ninh và kinh tế "có đi có lại" phải được triển khai sau mỗi bước đi cùng với những đảm bảo thực chất hơn từ phía Mỹ. Ngược lại, Washington đòi hỏi phải phi hạt nhân hóa hoàn toàn, có thể kiểm chứng và không thể đảo ngược, với việc làm đầu tiên là Triều Tiên phải bàn giao bản danh sách đầy đủ các cơ sở hạt nhân và cho phép thanh sát viên quốc tế tiếp cận.
Việc Triều Tiên chấp nhận mở cửa bãi thử hạt nhân Punggye-ri và bãi thử động cơ tên lửa Dongchang-ri cho các thanh sát viên quốc tế chỉ được Mỹ đánh giá là "hành động tượng trưng" trong khi Bình Nhưỡng đang tìm cách trì hoãn tiến trình phi hạt nhân hóa. Giới chức Mỹ cũng như các chuyên gia phân tích đều cho rằng cải thiện quan hệ với Triều Tiên là một mục tiêu đáng hoan nghênh, song chỉ là ảo tưởng nếu cho rằng mối đe dọa hạt nhân và tên lửa Triều Tiên không còn nữa. Với quan điểm như vậy, cho đến nay Washington vẫn kiên quyết chưa dỡ bỏ các lệnh trừng phạt nhằm vào Bình Nhưỡng.
Sự thiếu lòng tin và tâm lý "ông mất chân giò bà mới thò chai rượu" khiến những đột phá đã đạt được có nguy cơ trở lại lối mòn bế tắc của những năm trước. Mới đây nhất, Triều Tiên đã ra tuyên bố chỉ trích Mỹ gia tăng trừng phạt và sức ép, đồng thời cảnh báo quan hệ hai bên có thể trở lại trạng thái đối đầu và tiến trình giải giáp trên bán đảo Triều Tiên có thể bị ngưng trệ vĩnh viễn.
Những thách thức thực sự vẫn còn đang ở phía trước, bởi phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên là một quá trình dài hơi và không ít chông gai, khi lợi ích và trách nhiệm đan xét giữa nhiều bên. Từ tuyên bố chung chung phi hạt nhân hóa hoàn toàn để đổi lấy sự đảm bảo về an ninh và bù đắp về kinh tế đi đến những thỏa thuận chi tiết về lộ trình, thời gian, tiến độ, công tác thanh sát, kiểm chứng, rồi việc hỗ trợ phát triển kinh tế ra sao hay biện pháp duy trì lòng tin thế nào ... còn cả một chặng đường rất dài.
Nhìn vào thực tế tình hình hiện nay, có thể thấy mấu chốt định hình tương lai tiến trình phi hạt nhân hóa đang phụ thuộc vào Mỹ và Triều Tiên, nhưng không thể thiếu vai trò quan trọng của Hàn Quốc và Trung Quốc. Xét về tốc độ và điều kiện của tiến trình cải thiện quan hệ với Bình Nhưỡng, có thể thấy hiện Mỹ và Hàn Quốc đang có sự "vênh" nhau, tuy nhiên cả hai đồng minh này không dễ dàng hành động đơn phương mà vẫn phải phối hợp các bước đi với nhau.
Khi mỗi bên đều đang thúc đẩy những chiến lược riêng của mình thì thái độ lạc quan một cách thận trọng về những tiến triển trên bán đảo Triều Tiên ở thời điểm hiện nay là điều dễ hiểu. Trong bối cảnh như vậy, một hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ 2 sẽ là một cột mốc cực kỳ quan trọng giúp định hình các bước đi trong năm 2019 sắp tới. Và để thực sự có một Bán đảo Triều Tiên phi hạt nhân hóa, hòa bình, thịnh vượng, ngoài niềm khát khao, sự quyết tâm và hành động cụ thể, có lẽ còn cần tới lòng kiên trì.
Theo Bạch Dương (TTXVN)
Những nụ cười tỏa nắng sưởi ấm Olympic mùa đông Trong giá lạnh mùa đông tại Pyeongchang, nụ cười tươi tắn của các vận động viên như mang đến những tia nắng ấm áp giữa không gian ngập tràn tuyết trắng. Nụ cười tươi sau vạch đích của Lindsey Vonn, một trong những gương mặt kỳ cựu và nhận được nhiều sự quan tâm nhất tại Thế vận hội 2018. Bạn gái cũ...