7 sai lầm thường mắc phải trong quá trình cải tạo nhà
Cải tạo nhà chưa bao giờ là dễ dàng, nó khiến chúng ta phải lo lắng, tranh luận và xảy ra khá nhiều căng thẳng. Nhưng hãy đủ tỉnh táo nhất để không phạm phải những sai lầm đáng tiếc dưới đây.
Tu sửa mà không có giấy phép
Điều này có thể không chỉ ảnh hưởng đến các vấn đề về an toàn mà còn bị phạt nữa nhé. Nếu bạn quyết định bán nhà trong tương lai, bạn sẽ phải đối mặt với nhiều rắc rối. Tốt hơn hết hãy xin được giấy phép trước khi cải tạo
Tường không đều
Các bức tường không bằng phẳng sẽ dẫn đến các vấn đề với đồ đạc, bạn sẽ không thể để những thứ như tủ quần áo ngang với tường, gạch sẽ khó lát hơn… Đồng thời để khắc phục chúng, bạn sẽ phải bắt đầu mọi thứ lại từ đầu nên hãy cẩn thận trước khi cải tạo nó.
Công tắc đặt quá cao
Đây là điều quan trọng cần lưu ý đối với những gia đình có con nhỏ. Tuy nhiên nếu công tắc quá cao, trẻ sẽ phải nhảy lên để với được vì vậy khu vực dưới công tắc sẽ trở nên bẩn rất nhanh. Tốt hơn nên đặt công tắc ở độ cao khoảng 3 đến 5m so với mặt sàn.
Không đủ công tắc
Cho dù bạn biết rõ về căn hộ của mình như thế nào thì vẫn có thể vô tình dẫm phải thứ gì đó trong bóng tối. Vì vậy, tốt hơn hết bạn nên đến giường với đèn đang bật và tắt chúng khi bạn đã hoàn toàn yên tâm. Để biến điều này thành hiện thực, hãy đặt 2 công tắc trong phòng ngủ – một công tắc ở cửa ra vào và một công tắc khác ở cạnh giường.
Không thay thế đường ống cũ
Video đang HOT
Đây không phải là một công việc đơn giản lại gây tốn khá nhiều chi phí. Nhưng bạn phải hiểu rằng các đường ống cũ có thể bị vỡ và bạn sẽ phải thay chúng – và có khả năng bạn sẽ làm ngập chỗ hàng xóm ở tầng dưới. Vì vậy, đừng bỏ bê điều này.
Một nguồn ánh sáng duy nhất
Bạn đừng nên để có quá ít hoặc quá nhiều ánh sáng. Dù bằng cách nào, bạn cũng nên cân nhắc có nhiều nguồn ánh sáng để tạo ra bầu không khí chính xác mà bạn cần. Nếu bạn không làm điều này, tất cả các ổ cắm điện sẽ bị chiếm dụng bởi đèn.
“Cửa hàng điện”
Nên thiết kế nhiều ổ cắm điện nhưng đừng có quá nhiều như thành một cửa hàng, tốt nhất bạn nên có ý tưởng về nơi bạn sẽ cần chúng để tính toán số lượng và vị trí. Tất nhiên, bạn có thể sử dụng dây nối sau này nhưng không nhất thiết phải sử dụng chúng để tránh sự rườm rà về dây./.
Căn nhà nhỏ mái dốc góc phố kết hợp giữa hiện đại - truyền thống
Corner House là một công trình cải tạo một ngôi nhà 5 tầng được xây dựng từ những năm 2000. Nằm trên góc phố nhỏ giữa thủ đô, nơi giao thoa nhiều nét đẹp văn hóa, vùng miền khác nhau.
Góc phố là nơi gặp gỡ tự nhiên của những chuyến đi, của những con người khác nhau, sự nhộn nhịp đó tạo nên một khung cảnh tràn đầy sức sống. Chị chủ nhà là người trung tuổi, sinh ra và lớn lên tại Hà Nội. Chị yêu mến cuộc sống thường ngày được diễn ra ở nơi đây.
Corner House là công trình cải tạo lại từ một căn nhà đã xây từ 2000. Nhóm KTS Toob Studio đã tận dụng tối đa khung nhà cũ, kết hợp giải pháp thiết kế mới để mang lại hơi thở độc đáo cho căn nhà nói riêng và cho cả khu phố nói chung.
Điểm nổi bật dễ thấy ở Corner House là khoảng sân hiên nằm giữa mái dốc chéo. Thiết kế mặt tiền độc đáo và khoảng sân hiên nằm ngay giữa... gợi nhớ tới hình ảnh dung dị trong kiến trúc nhà ở truyền thống của Việt Nam xưa.
Chỉ với diện tích 90m2, Corner House vẫn tích hợp đầy đủ không gian sinh hoạt chung, không gian riêng và cả khoảng sân vườn kết nối với thiên nhiên. Thiết kế đón sáng, đón gió của Corner House được đội ngũ KTS khéo léo thể hiện qua từng chi tiết trong căn nhà.
Tấm ốp xi măng bên góc vuông với thiết kế lạ mắt.
Nhìn từ ngoài vào, căn nhà chia thành 2 khối, tương đương với 2 không gian đóng- mở riêng biệt.
Với cấu trúc nhà ống xây cao 5 tầng lầu, Corner House không bị "lọt thỏm" giữa phố phường Hà Nội. Nhất là từ góc nhìn trên cao, phần mái ngói khoét ô cách điệu màu xanh navy đã tạo điểm nhấn khác biệt cho Corner House so với các công trình bên cạnh.
"Corner House được thiết kế dựa trên lý tưởng tạo nên một không gian nơi bản sắc con người cùng nét đẹp kiến trúc hòa quyện vào cái "chất", cái "hồn" Hà Nội riêng biệt. Chúng tôi mong muốn xây dựng nên một "không gian" mà kiến trúc và người ở hòa chung được vào bầu không khí này." Toob Studio nói.
Cầu thang xương cá vừa là điểm nhấn thẩm mỹ, vừa tạo cảm giác rộng rãi hơn cho căn nhà.
Phòng khách và phòng bếp được thiết kế trong cùng một không gian nhưng vẫn có sự phân chia chức năng rõ ràng.
Với tất cả những yếu tố trên, Toob Studio chọn phương án kiến trúc cải tạo với hình khối đơn giản nhưng linh hoạt. Hệ cửa chớp bằng gỗ chạy dọc xuyên suốt mặt tiền của khối nhà bên phải giúp giảm bớt độ "đặc" trong thiết kế của Corner House.
Thiết kế cửa chớp đồng thời cũng là biện pháp giúp căn nhà thông gió và đón sáng hiệu quả. KTS sử dụng tấm ốp xi măng nguyên tấm cho toàn bộ phần tường bên ngoài và tấm ốp xi măng đục lỗ cho ô cửa sổ ở góc vuông tầng 2.
Phòng ngủ với thiết kế nội thất hiện đại mà giản dị.
Các vật dụng, nội thất trong nhà chủ yếu sử dụng chất liệu gỗ. Tông màu trầm của gỗ mang lại cảm giác sang trọng mà ấm cúng. Các chi tiết bằng kính được tận dụng tối đa nhằm tạo không gian rộng rãi thoáng đãng cho căn nhà. Từ chi tiết nhỏ như cầu thang hay lan can cũng được các KTS tận dụng tối đa để lấy sáng, tạo hiệu ứng thị giác rộng rãi hơn cho Corner House.
Khác với những tòa nhà truyền thống ở thủ đô Hà Nội, Corner House khoác lên mình một chất riêng hiện đại nhưng vẫn không quên kết hợp cùng các đường nét thiết kế thân thuộc và tinh tế.
Dự án Corner House
Diện tích khu đất: 90m2
Địa điểm: Hà Nội
Thiết kế: Toob Studio
Kiến trúc sư: Huyền Trang, Vũ Phát, Khoa Điềm
Quản lí dự án và xây dựng: TropiKon
Giám sát: Trọng Tùng, Công Minh, Minh Tuân
Ảnh: Triệu Chiến
Bố mẹ tròn mắt khi ngôi nhà ngập úng được con trai 'hô biến thần kỳ' Ngôi nhà ở Hà Nội được xây từ năm 1987, mỗi lần trời mưa là ngập úng, các bức tường có dấu hiệu tróc lở, xuống cấp. Tuy nhiên, sau khi cải tạo, công trình thực sự hớp hồn người xem. Ngôi nhà nằm tại huyện Thanh Trì (Hà Nội) của gia đình kiến trúc sư Trần Quang Đạt mang đặc trưng vùng...