7 phi hành gia thiệt mạng năm 2003 vì một miếng bọt cách nhiệt
Phần cánh tàu con thoi Columbia gặp lỗi khiến nó nổ tung năm 2003, NASA biết trước lỗi này nhưng không có phương án khắc phục kịp thời.
Theo Edward Tufte, nhà thống kê kiêm giáo sư danh dự về khoa học chính trị của Mỹ, nguyên nhân khiến tàu con thoi Columbia gặp nạn nằm gọn trong một file PowerPoint được đội ngũ kỹ sư Boeing trình bày trước các nhà quản lý Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA).
Sau khi phóng thành công, theo quy định, các nhân viên NASA đã kiểm tra video từ máy quay gắn vào thùng nhiên liệu. Thời điểm 82 giây sau khi tàu cất cánh, một miếng bọt cách nhiệt rơi vào tấm ván làm bằng sợi carbon, gây thủng cánh tàu và hư hại hệ thống bảo vệ thân nhiệt khi nó đang ở vận tốc 28.968 km/h.
Tuy tàu vẫn an toàn trong không gian, nhưng không ai biết chuyện gì sẽ xảy ra khi nó về lại Trái Đất.
7 phi hành gia gặp nạn trên tàu con thoi Columbia năm 2003. Ảnh: National Air and Space Museum.
Các quan chức NASA đã ngồi lại với nhóm kỹ sư Boeing cùng bản báo cáo dài 28 trang PowerPoint, trong đó có một trang nói về sự cố có thể “gây ra hư hại nghiêm trọng”.
Các kỹ sư đã cảm nhận sẽ có thiệt hại, NASA cũng nắm được thông tin nhưng “các dữ liệu (trong file PowerPoint) cho thấy thiệt hại không đủ lớn để ảnh hưởng đến tính mạng các phi hành gia”.
Cuối cùng, đội ngũ quản lý của NASA đã từ chối các giải pháp vì cho rằng ngay cả khi sự cố đã xảy ra, họ cũng không thể làm gì để khắc phục.
Theo giáo sư Tufte, NASA quyết định vẫn đưa tàu trở về khí quyển Trái Đất như bình thường vào ngày 1/2/2003.
Hậu quả, còn tàu Columbia vỡ tan tại khu vực phía bắc Texas trong quá trình hạ cánh, sau chuyến nghiên cứu dài 16 ngày quanh quỹ đạo Trái Đất.
Nguyên nhân đã quá rõ, một lỗ thủng trên cánh trái do miếng bọt biển rơi vào. Lúc hạ cánh, nhiệt độ đã tăng lên 4.400 độ C và đốt cháy các bộ phận trong cánh.
Vụ nổ khiến cựu Tổng thống Mỹ George Bush dừng chương trình tàu con thoi vào năm 2004, thay đổi lịch sử khám phá vũ trụ Mỹ. Trước thảm họa năm 2003, tàu con thoi này đã thực hiện 27 nhiệm vụ từ khi phóng lần đầu năm 1981.
Cách trình bày file PowerPoint được cho là không đủ truyền đạt sự nguy hiểm của sự cố đến các nhà quản lý sứ mệnh của NASA. Ảnh: Edward Tufte.
Giáo sư Tufte cho rằng cách trình bày file PowerPoint không đủ truyền đạt sự nguy hiểm cho các quản lý của NASA. Trước hết là tiêu đề quá lớn, mang ý nghĩa trấn an cho thấy nó dường như là kết luận của bản báo cáo.
Ngoài ra, trang PowerPoint chứa quá nhiều văn bản, chấm đầu dòng, cỡ chữ khác nhau, từ ngữ mơ hồ và dùng thuật ngữ chuyên ngành. Tóm lại, đó chẳng khác gì dàn bài chưa hoàn chỉnh.
Trong trang PowerPoint trên, nhiều lớp chấm đầu dòng khiến thông điệp chính của Boeing không được các kỹ sư NASA để ý.
Theo Inc, đó cũng là vấn đề mà nhiều người gặp phải khi muốn truyền đạt thông tin bằng PowerPoint. Tự thêm chấm đầu dòng là một trong những tính năng mặc định của PowerPoint. Tuy nhiên đó không phải thứ mà chúng ta nên sử dụng bởi quá nhiều chấm đầu dòng sẽ khiến trang bị rối và khó đọc.
Không chỉ PowerPoint, các phần mềm thuyết trình có một vấn đề là sự kết hợp nửa vời, kém hiệu quả giữa văn bản và lời nói. Đó chính là nguyên nhân khiến một file PowerPoint góp phần dẫn đến cái chết của 7 phi hành gia trên tàu con thoi Columbia năm 2003.
Phát hiện vật chất ngoài hành tinh ngay trong... răng người
Một dạng sao cổ đại đã chết và bùng nổ thành siêu tân tinh, hòa lẫn những vật chất ngoài hành tinh của nó vào các dạng sống Trái Đất, bao gồm con người chúng ta.
Một nghiên cứu lớn với sự đóng góp từ 67 nhà khoa học của 15 quốc gia đã tìm hiểu về một loại siêu tân tinh giàu canxi, đã cung cấp vật liệu để hình thành nên... xương và răng của chúng ta và các động vật khác trên Trái Đất, cũng như cho rất nhiều sự vật khác đang tồn tại trên hành tinh chúng ta.
Ảnh đồ họa mô tả siêu tân tinh giàu canxi 2019ehk - ảnh: Aaron M. Geller (Đại học Northwestern, Mỹ)
Bằng cách nhìn vào không gian sâu, các nhà nghiên cứu đã nắm bắt được những siêu tân tinh tương tự những cái đã nổ tung và cung cấp canxi cho Trái Đất hàng tỉ năm trước. Các hình ảnh tia X và hồng ngoại đã cho thấy đó là một dạng siêu tân tinh lạ lùng và cực hiếm. Nhưng nó lại là nguồn cung cấp tới một nửa canxi trong vũ trụ, mà kẻ hưởng lợi lớn nhất là những hành tinh có dạng sống tương tự hành tinh chúng ta.
Một trong những siêu tân tinh đó là SN 2019ehk, nằm trong thiên hà xoắn ốc Messier 100 (M100), cách Trái Đất khoảng 55 triệu năm ánh sáng. Qua hình ảnh từ nhiều đài thiên văn, các nhà khoa học nhận ra siêu tân tinh này đã phát ra một trận lũ tia X năng lượng cao, có thể giúp quan sát và nhận diện các vật chất mà nó bắn ra từ vụ nổ.
Nghiên cứu cho thấy các phản ứng giữa các vật chất bị đẩy ra ngoài và vòng khí bên ngoài tạo ra nhiệt độ cực nóng và áp suất cao, dẫn đến phản ứng hạt nhân tạo ra canxi khi ngôi sao cố gắng tách ra nhiệt và năng lượng càng nhanh càng tốt.
"Hầu hết các ngôi sao lớn tạo ra một lượng nhỏ canxi trong thời gian tồn tại của chúng, nhưng các sự kiện như SN 2019ehk dường như chịu trách nhiệm tạo ra một lượng lớn canxi và trong quá trình phát nổ sẽ phân tán nó qua không gian giữa các vì sao" - nhà thiên văn học Régis Cartier, từ Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Thiên văn Hồng ngoại Quang học Quốc gia (NOIRLab - Mỹ), cho biết.
Siêu tân tinh chính là khoảnh khắc chết đi rực rỡ của các vì sao, khi nó hết năng lượng và nổ tung, tạo ra một đợt "pháo hoa" đẹp mắt giữa vũ trụ. Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học The Astrophysical Journal.
Nga chế tạo tên lửa tái sử dụng để trở lại sao Kim Nga muốn quay trở lại sao Kim và mang về các mẫu đất; đồng thời chế tạo tên lửa mới 'chấp' tên lửa tái sử dụng của Elon Musk, Thời báo Moscow trích tuyên bố của người đứng đầu Cơ quan Vũ trụ Nga (Roscosmos), hôm 7/8. "Chấp" tên lửa Falcon 9 của Elon Musk Tuần trước, phi hành đoàn đầu tiên của...