7 pha tai nạn quan hệ “thốn đến tận rốn”, vừa thương lại vừa tội
Đây cũng là bài học xương máu dành cho các cặp đôi khi ân ái, chớ nên chủ quan nhé!
1. Cắn yêu đến tử vong
Năm ngoái, chàng thanh niên Julio Macias Gonzalez sống ở Mexico City (Mỹ) đã lên cơn đột quỵ sau khi nhận một vết cắn tình yêu của bạn gái. Mặc dù nhân viên cấp cứu đã nhanh chóng tới hiện trường để xử lý nhưng chàng trai 17 tuổi vẫn không qua khỏi.
Đây không phải là lần đầu tiên một vết cắn yêu lại gây ra sự cố đáng tiếc như vậy. Năm 2011, một phụ nữ 44 tuổi ở New Zealand đã mất khả năng cử động tay trái sau 1 cơn đột quỵ. Nguyên nhân được tìm ra là do vết cắn yêu trên cổ cô.
2. Nụ hôn nồng nàn gây điếc
Năm 2008, BBC đưa tin một cô gái tầm ở độ tuổi 20 đến từ Quảng Đông (Trung Quốc) nhập viện vì bị điếc đột ngột. Khi đó, cô kể lại rằng cô và bạn trai đã có một nụ hôn chia tay nồng nhiệt vào ngày hôm trước.
“Nụ hôn mạnh có thể gây mất cân bằng áp suất không khí giữa hai tai trong, từ đó gây tổn thương màng nhĩ”, tờ Shanghai Daily lý giải. May mắn, thính giác của cô gái đã trở lại bình thường sau 2 tháng.
3. “ Tình yêu mù quáng”
Một người đàn ông không may mắn đến từ Southampton (Anh) đã phải đến bệnh viện kiểm tra sau khi nhận thấy thị lực mắt trái giảm hẳn. Sau khi kiểm tra mắt, các bác sĩ phát hiện có hiện tượng xuất huyết trong mắt của bệnh nhân.
Các bác sĩ cho biết trong lúc quan hệ, người đàn ông đã nín thở và căng cơ bụng theo phương pháp valsalva để trì hoãn thời gian “lên đỉnh”. Sự tích tụ áp lực khi đạt cực khoái đã gây ra tình trạng trên.
4. Gọi hàng xóm cứu giúp vì trói tay bạn gái quá chặt
Video đang HOT
Cô Clara, 36 tuổi cho hay: “Hôm đó anh đến nhà tôi với một túi bánh kẹo và cả những sợi dây thừng. Chúng tôi làm chuyện đó, anh trói tay tôi lại… như trong các bộ phim”
“Anh đã buộc tay tôi quá chặt, không tháo ra được. Nhà tôi không có kéo, anh dùng dao thì sẽ cứa vào cổ tay tôi… Không còn cách nào khác, anh đành phải sang hàng xóm nhờ người ta cứu giúp. Cả hai đã hì hụi để tháo tay ra cho tôi.”
5. Gãy ngón tay khi cởi áo chip
Tờ Daily Mail đưa tin, bác sĩ phẫu thuật chuyên về tay Andrew Fleming (Anh) đã từng điều trị cho một thanh niên 27 tuổi do bị gãy ngón tay giữa. Anh bị chấn thương “sau một đêm nhậu với một người phụ nữ rất xinh đẹp và gợi cảm”.
“Trong khi cố gắng cởi đồ chip của bạn tình, bệnh nhân đã bị kẹt ngón tay giữa vào dây áo và không gỡ ra được”, bác sĩ Fleming cho biết. Sau 6 tuần điều trị, anh chàng đã hồi phục.
6. Gãy giường ngay đêm tân hôn
Nupur – một người vợ vừa mới kết hôn họ đã trải qua một tuần trăng mật… đáng nhớ. Để chuẩn bị cho đêm mặn nồng đó, cặp đôi này đã trang hoàng cho phòng ngủ của mình thật ấn tượng.
Nhằm tăng phần thú vị, họ bắt đầu “khởi động” trên chiếc ghế sofa, sau đó, chồng của Nupur bế bổng cô lên, lao vào giường với một tốc độ “vũ bão” và “ném” cô xuống giường.
Cảnh tượng đó trong phim mới mạnh mẽ và thú vị làm sao. Nhưng thực tế, chiếc giường đã ngay lập tức bị gãy chân khi trọng lực quá lớn. Cả hai rơi xuống đất, giường nứt và những gì họ có thể làm là cùng nhau cười đùa.
7. Đi tiểu luôn vào người bạn gái vì… quá say
Khi đi du lịch cùng nhau chị Debra, 43 tuổi cùng người yêu đã có 1 đêm “tuyệt vời” khi cố tình thử nghiệm những cảm giác mới mẻ.
“Anh ấy đề nghị rằng, anh sẽ vào nhà tắm, cởi bỏ áo quần, sau đó, tôi sẽ từ từ kéo anh ra… Nhưng khi thời điểm đến, tôi kéo anh trở lại giường, thì anh “xả nước” luôn lên giường, lên người tôi bởi vì anh say quá, nghĩ đó là… nhà vệ sinh.”
Theo phunutoday.vn
Uống thuốc qua toa sưu tầm: Hậu quả khôn lường
Nhiều người khi bệnh có dấu hiệu tái phát với các triệu chứng na ná như trước thì tự lấy toa cũ bác sĩ kê mua thuốc về dùng hoặc dùng đơn thuốc của người khác.
Ngại tìm tới bác sĩ chữa bệnh, nhiều người hỏi xin đơn thuốc của những người khác có triệu chứng giống bản thân hoặc lên mạng xin các bài thuốc được cho là... hiệu nghiệm.
Tự chữa từ u lành thành u ác
Đi cầu khó khăn và ra máu ở hậu môn, anh Lê T. (ngụ quận Gò Vấp, TP.HCM) đi khám ở một bác sĩ chuyên khoa và được kết luận bị trĩ nội độ 1, đồng thời được khuyên kiêng đồ cay nóng. Sau đó, kiêng khem thấy không ổn, anh T. lên mạng tham khảo và tìm mua thuốc để uống. Tại trang Facebook cộng đồng "chữa bệnh miễn phí" có hơn 11.000 thành viên tham gia, anh được nhiều người giới thiệu cho bài thuốc Đông y vừa bôi ngâm, vừa uống chữa bệnh này hiệu quả. Sau một lượt tham khảo và thấy nhiều người chia sẻ dùng có hiệu quả, anh mua về uống. Đến khi anh dùng đến liệu trình thứ hai thì bệnh không thuyên giảm mà càng nặng hơn, người luôn cảm thấy mệt mỏi. Tìm đến bác sĩ thăm khám, anh được biết thuốc có chứa chất dexa (một loại thuốc chứa corticoid kháng viêm mạnh, có nhiều tác dụng phụ) khiến men gan của anh tăng cao. Bác sĩ khuyến cáo nếu anh còn dùng thuốc này sẽ dẫn đến xơ gan.
Trường hợp xin đơn thuốc Tây y lẫn Đông y tràn lan không phải là hiếm, thậm chí nhiều người còn xin các đơn thuốc chữa khối u xơ tử cung, viêm đại tràng... vì sợ đi mổ. Bên cạnh những lời khuyên các bài thuốc đã xài có hiệu quả, cũng có những người đã phải rút ra bài học "xương máu". Chẳng hạn, anh Thành Tài (ngụ quận 6) cho biết mẹ anh lúc đầu có khối u đại tràng lành tính và đi khám ở BV Ung bướu TP.HCM, được bác sĩ khuyên mổ ngay nhưng bà sợ không dám mổ. "Nghe ở đâu có bài thuốc hay là bà tìm uống, các triệu chứng bệnh bị lấp hết đi nên tưởng khỏi. Đến khi không đi vệ sinh được, bà vào bệnh viện thì khối u chuyển sang ác tính kèm vỡ gây đau đớn, phải hóa trị hơn 10 lần và buộc phải làm hậu môn nhân tạo đến hết đời" - anh Tài kể lại.
BS Võ Hồng Minh Công đang khám bệnh tại khoa Nội tiêu hóa BV Nhân dân Gia Định. Ảnh: HL
Tình trạng xin đơn thuốc và cho đơn thuốc diễn ra phổ biến. Trong ảnh: Xin và cho đơn thuốc chữa trào ngược dạ dày.
Che lấp dấu hiệu cấp cứu
Theo TS-BS Võ Hồng Minh Công, Trưởng khoa Nội tiêu hóa BV Nhân dân Gia Định, tại khoa thỉnh thoảng tiếp nhận những trường hợp tự ý dùng thuốc theo kiểu rỉ tai khiến bệnh trầm trọng thêm.
Một số bệnh nhân đã được chẩn đoán xơ gan, được bạn bè giới thiệu uống lá cây này cây kia. Thuốc không rõ nguồn gốc, họ uống một thời gian mà bệnh không thuyên giảm. Đến bệnh viện, họ được bác sĩ khám thì nhận thấy xơ gan đã nặng hơn, có trường hợp dẫn đến hôn mê gan. Có trường hợp mắc bệnh tiểu đường nhưng bệnh nhân không đi đến cơ sở y tế để bác sĩ khám và tư vấn mà tự ý mua thuốc không rõ nguồn gốc, được khen có công dụng hay trên mạng về uống khiến đường huyết không cải thiện dẫn đến tăng đường huyết, nhiễm toan nặng, nhập viện thì đã hôn mê và diễn tiến nặng dẫn đến tử vong.
Đặc biệt, có trường hợp người bệnh có những triệu chứng bệnh nhưng hoàn toàn không đi khám bác sĩ mà chỉ ở nhà tham khảo, nghe bạn bè, người quen mô tả triệu chứng thấy giống bệnh của mình thì xin toa thuốc đó mua về uống. Uống thuốc chẳng những không thấy giảm bệnh mà sau đó nhiều người bị viêm gan, viêm loét dạ dày, tá tràng, suy thận. Có trường hợp uống theo toa thuốc cao huyết áp của người khác gây tụt huyết áp.
TS-BS Công khuyến cáo người dân không nên tự ý bắt bệnh và dùng lại toa thuốc của người khác khi nghe mô tả triệu chứng bệnh giống mình.
Theo BS Công, mỗi bệnh có rất nhiều triệu chứng , tập hợp đầy đủ triệu chứng thì mới suy ra được bệnh và cần phải có chẩn đoán của bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra, mỗi người có thể trạng, đáp ứng thuốc khác nhau, cơ địa dị ứng và bệnh lý nền khác nhau, dùng toa thuốc không phù hợp với tình trạng bệnh và cơ địa sẽ rất nguy hiểm.
PGS-TS-DS Nguyễn Hữu Đức, ĐH Y Dược TP.HCM, cho biết có hai vấn đề nghiêm trọng gắn liền với tình trạng tự dùng thuốc ở nước ta là tự ý dùng thuốc thuộc loại bán theo đơn và tự ý dùng thuốc ở người mù tịt về thuốc.
Theo PGS-TS-DS Hữu Đức, tự dùng thuốc rất nguy hiểm vì dùng thuốc không đúng có thể che lấp dấu hiệu cấp cứu ngoại khoa. "Thí dụ, có người đau bụng không rõ nguyên nhân như viêm ruột thừa, có thai ngoài tử cung mà vội dùng thuốc chống co thắt để giảm đau. Người bệnh thấy bụng hết đau dù bệnh vẫn còn nên không đi bệnh viện. Kết cuộc người này không được phát hiện bệnh, mổ cấp cứu kịp thời" - PGS Đức dẫn chứng.
Ngoài ra, theo PGS Đức, dùng đơn thuốc của chính mình hay của người khác, nhất là đơn thuốc tham khảo trên mạng để tự chữa cũng là việc làm sai. "Bởi một đơn thuốc luôn dành cho một cá nhân cụ thể trong một thời điểm cụ thể. Ngay cả bệnh của chính mình bây giờ có vẻ giống như trước nhưng có thể đã tiến triển ở mức độ nặng hơn, nếu dùng thuốc theo đơn cũ sẽ không còn hiệu quả" - PGS Đức khuyến cáo.
PGS Đức kể lại trường hợp một bệnh nhân nữ bị tiểu đường hơn tám năm, được bác sĩ chuyên khoa chữa ba năm rất ổn. "Lần tái khám gần đây, đột nhiên đường huyết của bà tăng vọt. Bà khẳng định vẫn uống thuốc, tập thể dục đều đặn và không thay đổi chế độ ăn. Gặng hỏi mãi thì bà mới cho biết: "Thú thật với bác sĩ, hai tháng nay mỗi ngày tôi ăn thêm nửa quả dưa hấu vì con tôi xem trên mạng thấy có người bảo trong dưa hấu có chất trị được bệnh tiểu đường" - PGS Đức kể lại.
Cũng theo PGS Đức, việc tự dùng thuốc qua thông tin trên mạng đang trở nên đáng lo ngại và cần cảnh giác trong việc thu thập những thông tin sức khỏe, y dược trên này. Dược phẩm luôn gắn liền với kinh doanh, không loại trừ nhiều thông tin về dược phẩm đã "bị nhiễu", quảng cáo quá mức vì mục đích lợi nhuận.
Không được tự chữa tùy tiện
Đối với đơn thuốc của người khác thì hoàn toàn không được dùng nó tự chữa cho mình. Còn đơn thuốc cũ của chính mình dùng đã lâu, nếu bệnh trở lại cũng không tự ý lục ra dùng mà tốt nhất nên tái khám ở bác sĩ chữa cho mình trước đây.
PGS-TS-DS NGUYỄN HỮU ĐỨC, ĐH Y Dược TP.HCM
Gia Nghi
Theo Pháp luật TPHCM
Lý do chia tay (Cực bất ngờ) Chuyện tình cảm ko phải lúc nào cũng đẹp đẽ và êm dịu như ý muốn, đôi lúc biển cũng có những con sóng thần dữ dội, và trong tình cảm đó là lúc nói lời chia tay. Và câu truyện dưới đây có có 1 lý do chia tay chỉ một người không hiểu nhưng ai ai cũng hiểu nhé. Cuộc tình...