7 nghị quyết, 3 thông báo vẫn chưa di dời xong 2 khu tập thể “chờ sập”
Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng Lương Nguyễn Minh Triết yêu cầu Sở Xây dựng nghiên cứu, trả lời cho cử tri biết đến bao giờ thực hiện đúng cam kết di dời 2 khu nhà tập thể xuống cấp nghiêm trọng.
Sáng 26/5, HĐND TP Đà Nẵng tổ chức chương trình “Hội đồng nhân dân với cử tri” lần thứ 2.
Tại chương trình, cử tri Nguyễn Thế Hùng (trú phường Nam Dương, quận Hải Châu) bày tỏ lo lắng trước tình trạng các khu tập thể xuống cấp nghiêm trọng, trong khi chủ trương di dời đã làm nhiều năm với nhiều nghị quyết, quyết định nhưng vẫn chưa thực hiện xong.
“Đề nghị thành phố cho biết kết quả giải quyết đến thời điểm hiện nay và giải pháp xử lý dứt điểm việc di dời các khu tập thể xuống cấp, nhất là đối với các khu tập thể xuống cấp mức độ cấp D, nhằm đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của người dân trong mùa mưa bão sắp đến”, ông Hùng đặt câu hỏi.
Chương trình “HĐND với cử tri” lần thứ 2 do HĐND TP Đà Nẵng tổ chức tổ chức sáng 26/5 (Ảnh: Khánh Hồng).
Trả lời vấn đề này, ông Võ Tấn Hà – Phó Giám đốc Sở Xây dựng TP Đà Nẵng – cho biết toàn thành phố đang thực hiện di dời 25 khu tập thể xuống cấp với 172 hộ dân, trong đó đã di dời 8 khu tập thể.
Trong năm nay, UBND thành phố chỉ đạo tập trung giải quyết các khu tập thể cấp độ D. Đặc biệt là khu tập thể trên đường Nguyễn Thái Học vẫn đang trong quá trình vận động, thuyết phục người dân di dời. Trong trường hợp người dân không đồng thuận thì trong tháng 6 sẽ xử phạt và cưỡng chế theo quy định.
Khu tập thể xuống cấp độ D thứ 2 nằm trên đường Lê Lai lại có tính chất pháp lý phức tạp, UBND thành phố có giao cho Sở Xây dựng thành lập đoàn thanh tra liên ngành để rà soát. Dự kiến cuối tháng 5 sẽ có báo cáo UBND thành phố để có hướng giải quyết.
Theo ông Hà, UBND thành phố cũng đã chỉ đạo UBND quận Hải Châu có phương án sau khi giải phóng mặt bằng những khu vực này thì làm nhà sinh hoạt cộng đồng cho người dân. Với những khu tập thể còn lại, thành phố sẽ di dời đầu năm 2023.
Nhiều khu tập thể trên địa bàn TP Đà Nẵng đang xuống cấp nghiêm trọng (Ảnh: Thành Vân).
Ông Lương Nguyễn Minh Triết – Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng – chất vấn: “Trong kỳ họp HĐND cuối năm 2021, UBND thành phố có cam kết là hoàn thành di dời một khu tập thể thuộc sở hữu nhà nước mức độ D trong quý II và một khu mức độ D còn lại là trong quý III năm nay. Đến nay đã gần hết quý II rồi mà còn nghiên cứu thì tới bao giờ xong?”.
Video đang HOT
Ông Triết cho hay chính sách bất cập, vận dụng điều này điều kia nhưng không sở nào tham mưu cho dứt điểm trong khi nhà xuống cấp không biết sập lúc nào.
“Câu chuyện này cứ nhắc đi nhắc lại hết kỳ họp này đến kỳ họp khác. 7 nghị quyết của HĐND, 3 thông báo kết luận của Thường trực HĐND, đến nay càng ngày càng xuống cấp mà chưa di dời”, ông Triết nói và yêu cầu Sở Xây dựng nghiên cứu, trả lời cho cử tri biết đến bao giờ thực hiện đúng cam kết.
Ông Lê Tự Gia Thạnh – Chủ tịch UBND quận Hải Châu – cho biết với 2 khu tập thể cấp độ D nêu trên, hiện người dân vẫn chưa đồng thuận với chính sách hỗ trợ di dời của thành phố.
Khu tập thể đường Nguyễn Thái Học hiện còn 2 hộ, trong tháng 6 tới, trong trường hợp người dân không đồng thuận sẽ xin ý kiến của Sở Xây dựng và UBND thành phố xử lý cưỡng chế theo quy định. Với khu tập thể ở đường Lê Lai, dựa trên kết quả thanh tra cơ sở pháp lý của một số hộ dân tại đây của Thanh tra Sở Xây dựng, quận mới có cơ sở thực hiện.
5 năm, 3 di tích quốc gia ở Bình Định bị 'tác động' gây bức xúc
Trong thời gian ông Tạ Xuân Chánh làm Giám đốc Sở VH-TT tỉnh Bình Định có 3 di tích cấp quốc gia bị "tác động" gây bức xúc, gồm: di tích Chiến thắng Đèo Nhông, tháp Bánh Ít, tháp Đôi.
Từ năm 2018 đến nay, tỉnh Bình Định có 3 di tích quốc gia bị tu bổ, tôn tạo không phù hợp, không đúng quy định hoặc khoan đục trái phép khiến nhiều người bức xúc.
Làm gần xong mới xin ý kiến Bộ VH-TT-DL
Sau hơn 3 năm kể từ khi được khởi công, dự án xây dựng, nâng cấp, tu bổ tôn tạo, di tích Địa điểm lịch sử Chiến thắng Đèo Nhông (ở xã Mỹ Phong, H.Phù Mỹ, Bình Định) phải dừng lại giữa chừng để khắc phục các vi phạm, điều chỉnh dự án. Hiện di tích này có nhiều hạng mục hạ tầng đang thi công dang dở, xuống cấp.
Khi di tích địa điểm lịch sử Chiến thắng Đèo Nhông. Ảnh HOÀNG TRỌNG
Dự án Nâng cấp, mở rộng và tu bổ tôn tạo di tích Địa điểm lịch sử Chiến thắng Đèo Nhông được UBND tỉnh Bình Định phê duyệt chủ trương đầu tư ngày 28.10.2016. Dự án có tổng vốn đầu tư 35,8 tỉ đồng, thời gian thực hiện từ 2017 - 2019 (sau đó được điều chỉnh thời gian thực hiện thành 2017 - 2021, rồi tiếp tục điều chỉnh thành 2017 - 2022).
UBND tỉnh Bình Định giao UBND H.Phù Mỹ làm chủ đầu tư. Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng và phát triển quỹ đất H.Phù Mỹ là đơn vị đại diện chủ đầu tư để thực hiện dự án.
Một hạng mục tại khu di tích Đèo Nhông bị xuống cấp. Ảnh HOÀNG TRỌNG
Dự án được khởi công xây dựng từ năm 2018. Đến ngày 18.2.2020, UBND tỉnh Bình Định mới có tờ trình gửi Bộ VH-TT-DL đề nghị thẩm định Dự án nâng cấp, mở rộng và tu bổ, tôn tạo di tích Địa điểm lịch sử Chiến thắng Đèo Nhông. Ngày 19.3.2020, Bộ VH-TT-DL có văn bản thẩm định dự án này.
Đây là di tích cấp quốc gia nhưng công trình tu bổ, tôn tạo lại khởi công trước khi Bộ VH-TT-DL có văn bản thẩm định, thỏa thuận là vi phạm Luật Di sản văn hóa. Tại sao cơ quan quản lý nhà nước về di sản trên địa bàn tỉnh Bình Định là Sở VH-TT và Bảo tàng tỉnh Bình Định (thuộc Sở VH-TT tỉnh Bình Định) không có ý kiến, không thực hiện trách nhiệm giám sát, kiểm tra, quản lý di tích?
Tháng 4.2021, Sở Xây dựng tỉnh Bình Định có kết luận thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về hoạt động đầu tư xây dựng dự án nói trên.
Theo kết luận thanh tra, việc chủ đầu tư dự án tổ chức lập, phê duyệt hồ sơ mời thầu và tổ chức mời thầu thi công xây dựng gói thầu hạ tầng kỹ thuật khi chưa được UBND tỉnh phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng công trình là sai quy định. UBND H.Phù Mỹ phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu xây lắp và nhà thầu tư vấn giám sát đối với gói thầu nói trên là chưa phù hợp theo các quy định hiện hành.
Dự án triển khai thi công chưa đảm bảo điều kiện khởi công theo quy định của Luật Xây dựng, cụ thể: triển khai thi công (kể cả phần điều chỉnh, bổ sung) thiếu hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công hạng mục công trình, công trình đã được phê duyệt.
Nhiều hạng mục công trình phải điều chỉnh để phù hợp với ý kiến thẩm định của Bộ VH-TT-DL. Ảnh HOÀNG TRỌNG
Sở Xây dựng tỉnh Bình Định cũng kiến nghị UBND H.Phù Mỹ phối hợp với các sở, ngành có liên quan, rà soát lại ý kiến thẩm định dự án của Bộ VH-TT-DL để đề xuất UBND tỉnh điều chỉnh dự án đầu tư cho phù hợp.
Hiện chủ đầu tư dự án này đang hoàn thiện các thủ tục pháp lý và các điều kiện khác để triển khai giai đoạn tiếp theo.
Tháp Chăm bị khoan đục, xây dựng không phù hợp
Ngày 5.5.2019, cộng đồng mạng xã hội bất ngờ chia sẻ hình ảnh và phản ứng gay gắt việc tháp Đôi (ở P.Đống Đa, TP.Quy Nhơn) và tháp Bánh Ít (ở xã Phước Lộc, H.Tuy Phước) bị khoan đục vào tường gạch, bắt vít sắt thép để gắn bảng giới thiệu tên di tích, quảng bá điểm đến cho ngành du lịch Bình Định.
Nhiều người cho rằng việc khoan vào các viên gạch của những ngôi tháp hơn 1.000 năm tuổi để bắt vít, gắn chữ quảng bá du lịch rất mất thẩm mỹ, là hành vi xâm hại di tích.
Tháp Đôi bị xâm hại vào tháng 5.2019. Ảnh HOÀNG TRỌNG
Câu slogan gắn trên tháp Đôi Ảnh HOÀNG TRỌNG
Theo Bảo tàng Bình Định, việc khoan đục, bắt vít vào các tháp nói trên do Ban Quản lý di tích tỉnh Bình Định (thuộc Bảo tàng Bình Định) thực hiện. Câu slogan gắn trên các tháp đã được xin góp ý của Sở Du lịch, Sở Ngoại vụ và Sở VH-TT, riêng việc khoan, đục vào tháp là không xin ý kiến.
Sáng 6.5.2019, Sở VH-TT tỉnh Bình Định đã cho tháo dỡ hệ thống sắt thép khoan đục vào tháp nói trên.
Khoan vào thân tháp để bắt ốc, vít. Ảnh HOÀNG TRỌNG
Đầu năm nay, quá trình thi công dự án Xây dựng, tu bổ và tôn tạo các hạng mục tại di tích tháp Bánh Ít (do Sở VH-TT tỉnh Bình Định làm chủ đầu tư) cũng xuất hiện dư luận trái chiều, nhiều ý kiến không đồng tình về một số hạng mục trong thiết kế và biện pháp thi công tại các sân tháp. Trong đó, việc đưa máy đào thi công tại khu vực gần các tháp, việc xây bồn hoa quanh chân tháp bị phản ứng gay gắt.
Tháp Bánh Ít đang được tu bổ tôn tạo. Ảnh BẢO THOA
Hiện UBND tỉnh Bình Định đã chỉ đạo tạm dừng các công việc liên quan đến các sân trên tháp Cổng, tháp Hỏa, tháp Chính, tháp Bia của quần thể di tích tháp Bánh Ít, giao Sở Xây dựng phối hợp Sở VH-TT nghiên cứu đề xuất các giải pháp thiết kế, lấy ý kiến các chuyên gia để điều chỉnh thiết kế liên quan đến các việc xây dựng trên sân tháp, bỏ việc xây bồn hoa sát chân tháp mà dư luận không đồng tình...
Đối với dự án xây dựng nâng cấp, tu bổ tôn tạo, di tích Địa điểm lịch sử Chiến thắng Đèo Nhông, UBND H.Phù Mỹ đã tổ chức kiểm điểm rút kinh nghiệm đối với tập thể và các cá nhân có liên quan, xử phạt vi phạm hành chính đối với Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng và phát triển quỹ đất H.Phù Mỹ... Còn đối với hành vi xâm hại 2 tháp Chăm nói trên, chưa một cá nhân, hay tập thể nào phải chịu trách nhiệm, Sở VH-TT tỉnh Bình Định chỉ xin rút kinh nghiệm!
Đắk Lắk: Đường mới thông xe, chưa nghiệm thu đã hỏng, nứt vá chằng chịt Trong quá trình chờ nghiệm thu, tuyến đường bê tông trên tỉnh lộ 9, đoạn qua huyện Krông Bông, Đắk Lắk đã xuất hiện nhiều vết nứt, chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu phải khắc phục ngay. Đường chưa kịp bàn giao đã hỏng Theo phản ánh của người dân, dù chưa được bàn giao, nghiệm thu nhưng tuyến đường dẫn đầu...