7 năm khinh rẻ chẳng ngó ngàng, mẹ chồng bỗng xách giỏ quà sang thăm, lời đề nghị tiếp theo khiến chúng tôi điêu đứng
Cứ nghĩ mẹ chồng có ý tốt, ai ngờ chưa ngồi ấm ghế, mẹ chồng đã đưa ra lời đề nghị phi lý.
Nhà chồng tôi có 3 người con. Song mỗi chồng tôi là bị đối xử bất công nhất, bởi anh là con riêng của bố với người vợ cả. Từ sau khi bố chồng tôi mất, mẹ chồng tôi lại càng ghẻ lạnh với anh hơn.
Ngày anh lấy tôi, bà chẳng cho một thứ gì, các anh em trong nhà cũng thế. Sau cưới, chúng tôi phải lên thành phố thuê nhà để làm ăn, bởi căn nhà của bố chồng, mẹ chồng và 2 em đã chiếm hết. Tuy vậy, chồng tôi chưa bao giờ oán trách họ cả. Anh là người sống tình cảm. Anh luôn an ủi tôi: “ Vợ chồng mình còn trẻ, có sức khỏe, có tay có chân thì chẳng phải trông chờ vào ai. Làm bao nhiêu thì hưởng bấy nhiêu”.
Làm trên thành phố được 5 năm thì chúng tôi về quê cho đứa lớn nhà tôi đi học. Bao năm dành dụm, vợ chồng tôi mua được mảnh đất cách nhà mẹ chồng 500m để xây nhà. Mang tiếng gần gũi nhau như vậy, nhưng mẹ chồng và 2 em chồng chẳng bao giờ qua nhà tôi chơi, hay hỏi han quan tâm, dù chỉ là xã giao. Chỉ có những ngày lễ Tết, vợ chồng tôi mang quà sang biếu, họ mới nhớ đến sự tồn tại của chúng tôi.
Bẵng đi 1 thời gian, tôi cũng thôi hi vọng nhận được sự quan tâm của nhà chồng, thì đột ngột hôm kia mẹ chồng lại mang 1 giỏ hoa quả sang nhà tôi chơi. Thấy bà sang, chồng tôi vui lắm. Đang sửa lại cái chuồng gà mà anh bỏ đấy, rửa sạch sẽ chân tay rồi lên tiếp chuyện bà. Anh còn bắt tôi chạy ra chợ đầu ngõ xem có gì ngon thì mua về đây để làm cơm trưa mời mẹ. Tôi cũng đon đả đi ngay.
Về quê được 2 năm rồi đây là lần đầu tiên mẹ chồng sang chơi, tôi vui lắm. Cứ nghĩ bà có ý tốt, nhưng thật chẳng ngờ…
Vừa đi chợ về, bà đã gọi tên tôi và nói: “Chị vào đây, tôi có chuyện muốn bàn. Cơm nước cứ để lát nữa nấu cũng được, giờ còn sớm lắm”. Tôi cũng bỏ dở cân thịt ở đó, mau mắn chạy vào ngồi kế bên chồng.
(Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Bà nhìn chúng tôi một lượt rồi vào thẳng câu chuyện: “Là thế này, thằng Tùng (em chồng) năm nay làm ăn thua lỗ. Nó chán nản lại nướng hết số tiền còn lại vào bài bạc mong để gỡ gạc. Nhưng nợ lại càng chồng nợ. Giờ vợ chồng nó phải trốn đi chỗ khác để làm ăn kiếm tiền trang trải nợ nần… Hẳn chuyện này anh chị cũng biết phải không?”.
Chồng tôi gật đầu. Mẹ chồng tôi lại nói tiếp: “Chúng nó đi rồi giờ chẳng ai bắt bẻ được. Nhưng tao ở nhà, vài hôm bọn xã hội lại đến đòi nợ, lục tung nhà rồi bê hết của cải đi. Tao không chịu được. Tao sang đây hỏi xem vợ chồng mày có tiền thì cho em nó vay mượn 1 ít, 300 triệu hay 500 triệu cũng được.
Với nữa là, chúng nó đi rồi nhưng còn 2 đứa nhỏ để lại tao nuôi. Nhưng tao thì già rồi, làm chẳng ra tiền, nuôi làm sao được. Sắp tới bà cháu tao muốn dọn về đây sống chung với vợ chồng mày. Chúng mày bằng lòng nhé. Thôi thì người một nhà, những lúc thế này mới cần có nhau. Bọn mày giúp chúng nó, sau này nó ăn nên làm ra, trả hết nợ nần cũng chẳng quên ơn đâu mà lo thiệt…”.
Nghe mẹ nói thế, vợ chồng tôi bối rối vô cùng. Bởi, thứ nhất chúng tôi làm gì có nhiều tiền như thế kia mà cho vay. Làm bao nhiêu năm thì chúng tôi đã mua đất rồi làm nhà, số tiền tiết kiệm cũng chẳng còn là bao. Thứ 2, vợ chồng tôi cũng có 2 đứa con, đứa nào cũng đang tuổi ăn tuổi học. Lo cho 2 đứa cũng vất vả lắm rồi, vậy mà còn phải “đèo bòng” thêm 2 đứa nhà em chồng và cả mẹ chồng.
Thấy chúng tôi lưỡng lực chưa quyết ngay được, mẹ chồng tôi đùng đùng nổi giận nói: “Tao biết ngay mà. Kiểu gì chúng mày cũng không giúp. Người 1 nhà mà như kẻ “khác máu tanh lòng”… Sau đó bà bỏ về.
Tôi hơi bực bội. Người đối xử lạnh nhạt với vợ chồng tôi là họ. Vậy mà lúc khó khăn lại yêu cầu chúng tôi phải giúp. Mẹ chồng còn rêu rao khắp nơi là nhà tôi có tiền nhưng thấy em trai nợ nần vẫn không giúp.
Từ hôm qua đến nay chồng tôi nghĩ ngợi lắm. Tôi biết với tính cách của anh, anh sẽ nhận lời giúp đỡ. Song như vậy thì vợ chồng tôi sẽ rất khốn đốn, đang yên đang lành tự nhiên khoác mối nợ lớn vào người?
Thoáng thấy con dâu xuất hiện, mẹ chồng đã chỉ vào 2 bát miến trên bàn nhắc 'của con tô không thịt' nhưng lời cảm ơn lại khiến bà phát ngượng
Tôi cũng chẳng phải dạng tham ăn tục uống, nhưng sự phân biệt đối xử ra mặt của mẹ chồng thì tôi không nhịn được.
Mẹ chồng tôi tính rất kì. Với bà, cả thiên hạ này đều kém cỏi, dốt nát, xấu xa hết, chỉ có con cái của bà mới là nhất. Nghe đâu, mỗi lần nói chuyện với ai bà đều chê bai họ thẳng thừng, rồi tâng bốc con mình lên. Thế nên khó trách hàng xóm xung quanh chẳng ai ưa mẹ chồng tôi.
Tuy tiếng xấu của bà đồn xa, nhưng tôi yêu Nam nên vẫn quyết cưới. Lúc đó tôi nghĩ, mình có phải dạng hiền lành để bị bắt nạt đâu. Đặc biệt, tôi còn lương cao gấp đôi chồng nữa. Thế là tôi tự tin kết hôn và về ở chung với bố mẹ chồng.
Thế nhưng, về làm dâu tôi mới nhận ra mình là chiếc chiếu mới chưa từng trải. Vì thế mới có những suy nghĩ ngây thơ, dại dột như trên.
Là thế này, tôi đi làm lương gấp đôi chồng, việc bận rộn là đương nhiên. Thế nhưng, mẹ chồng chẳng cần biết chuyện đó, hễ thấy Nam phải làm vài việc lặt vặt là tru tréo lên. Bà yêu cầu tôi phải tự tay làm, không được phép sai chồng.
Nhiều khi tôi lỡ miệng gọi chồng mang hộ cái này cái kia, bà lại ngồi thuyết giảng cả tiếng đồng hồ. Bà bảo con trai bà là con vàng con bạc, chỉ làm những chuyện lớn. Còn dăm ba cái việc lặt vặt trong nhà tôi tự đi mà xử lý, không được phép sai bảo. Như thế là tôi láo. Tôi cãi chứ, nhưng bà vẫn rất bảo thủ.
Cuối cùng, tôi phải nói thẳng ra số tiền lương của mình gấp đôi chồng. Và tiền sinh hoạt hàng tháng mà tôi đưa cho mẹ chồng cũng chính là lương của tôi. Chứ Nam đi làm tiền thì ít, lại tối ngày phải tiếp khách, đãi sếp, còn lại có nhiêu đâu.
Lúc này, mẹ chồng mới đối xử nhẹ nhàng với nàng dâu hơn 1 chút. Bà nấu đồ ăn sáng cho tôi, không trách mắng mỗi tối tôi về muộn nữa. Kiểu như mẹ chồng thay tôi làm việc nhà vậy. Thế nhưng, có một điều vẫn không thay đổi đó là Nam chẳng cần làm gì. Động tay động chân vào cái gì là bà đuổi ra ngay. Bao bọc con trai tới nước này thì tôi cũng xin quỳ.
Mới đây thôi, tôi lại phát điên lên vì sự đối xử bất công quá đỗi của bà với con trai - con dâu. Sáng ấy, tôi dậy chuẩn bị xong xuôi thì đi xuống dưới nhà. Nhưng nhác thấy bóng dáng nàng dâu, mẹ chồng buông ngay chiếc chổi lau, chỉ vào bát miến nói luôn:
- Bát có thịt là của thằng Nam con nhé. Dạo này nó làm vất vả, đi sớm về khuya nên cần bồi bổ. Hơn nữa nó cũng là trụ cột gia đình, cần được hưởng những thứ tốt nhất. Con ăn bát bên cạnh đi.
(Ảnh minh họa)
Tôi đơ người. Thực ra vừa hết Tết, thịt thà tôi cũng chẳng thiết tha gì. Tuy nhiên, bà lại phân tách rạch ròi thế này thì đúng là choáng. Vẫn biết mẹ nào chẳng bênh con. Nhưng khi có con dâu thì cũng phải bênh vừa vừa chứ. Có muốn đối tốt với con trai hơn cũng phải lựa lựa, ai lại lố lồ lộ thế này?
Cảm kích vì bà nấu ăn sáng cho thì ít mà bực mình thì nhiều, tôi đáp thẳng.
- Con cảm ơn mẹ vì bát miến ăn sáng nhé. Nhưng thôi, anh Nam vất vả thì để anh ấy ăn cả đi mẹ ạ. Chứ con chẳng có công cán gì, ăn miến trắng không thịt nuốt cũng không trôi.
Với anh Nam là trụ cột gia đình thì mẹ nhắn anh ấy lo kiếm tiền nhiều nhé. Chứ trụ cột gì mà việc nhà không biết làm, tiền cũng kiếm không ra. Hay ý mẹ là trụ cột việc nội trợ trong nhà? Thế con lại càng không thấy anh ấy làm gì. Tóm lại là mẹ nên khuyên con trai làm thế nào cho xứng với tô miến thịt ấy ạ.
Đúng lúc ấy, Nam đi tới. Nghe được 1 phần lời tôi nói và nhìn bát miến, anh hiểu ra tất cả. Chồng mặt mũi méo xệch, vội vàng lên tiếng:
- Mẹ kì quá, nhà có mấy người thì nấu chung. Lại chia bát có thịt, bát không. Lần sau mẹ đừng vậy nữa. Con cũng có có liêm sỉ chứ, mẹ nghĩ con có thể ăn bát thịt để vợ, để con ăn bát miến không được không?
- Ừ mẹ biết rồi.
Mẹ chồng tôi bị con trai, con dâu nói như tát nước vào mặt thì im re. Bà ậm ừ rồi bỏ ra ngoài. Tôi thì cũng chẳng thể ăn nổi bát miến mà bà nấu cho, bỏ đó rồi đi làm. Nam chạy theo rối rít xin lỗi dù cũng chẳng phải lỗi do anh. Nhưng tôi vẫn bực lắm, nếu không vì anh nhu nhược thì có tới nông nỗi này?
Chuyện phân biệt đối xử này không phải lần đầu. Trước đó, rất nhiều lần bà đã có những hành động vậy rồi nên tôi không tin mẹ chồng mình có thể thay đổi 1 sớm một chiều. Tôi trầm ngâm suy nghĩ, có lẽ tới lúc phải ra ngoài ở riêng rồi. Dù ở nhà thuê, hoặc ở căn nhà cấp bốn cũng phải sống riêng. Chứ cứ chung sống thế này tôi sớm trầm cảm mất thôi.
Điêu đứng khi phát hiện số tiền tiết kiệm không cánh mà bay, biết thủ phạm, tôi căm phẫn đến mức bỏ đi trong đêm Đó là số tiền mà tôi tích cóp để sinh con. Vậy mà họ còn nhẫn tâm lấy đi mất. Vợ chồng tôi sống chung với bố mẹ nên phải lo toan tất cả mọi thứ trong nhà. Mà mẹ chồng lâu lâu lại đề cập đến chuyện đổi cái này thay cái kia nên bao nhiêu tiền làm được, tôi lại phải...