7 năm anh rể vẫn hằn học tôi
Tôi là tác giả bài: “Anh rể sỉ vả tôi không tiếc lời”. Đọc bình luận, tôi đau khi thấy chị mình bị chỉ trích lây. Xin được chia sẻ thêm để các bạn hiểu tường tận.
Ba mẹ ly dị khi chị em tôi còn nhỏ, hồi đó chị gái 9 tuổi còn tôi mới lên 6. Chị em tôi nhờ cô chú bên nội hỗ trợ mới có cơ hội được ăn học đàng hoàng đến năm chúng tôi đủ 18 tuổi. Chị vừa tốt nghiệp phổ thông thì vào học trung cấp kế toán, rồi tranh thủ làm thêm kiếm tiền hỗ trợ cho tôi. Nhờ vậy mà tôi có điều kiện ăn học đầy đủ hơn chị. Tận đáy lòng, tôi rất biết ơn chị mình.
Nhiều người nghĩ sao chị tôi lại kết hôn với người chồng “lưu manh giả danh trí thức” như thế, thực ra cũng có nguyên do. Lần đầu về ra mắt nhà anh, chị ấn tượng khi chứng kiến cảnh ba mẹ anh tình cảm đèo nhau đi chợ.
Là con trong gia đình đổ vỡ, chị tôi khao khát được có mái ấm gia đình hạnh phúc như thế. Lại thêm anh chị của anh rể cũng hành xử nhã nhặn, chị lại càng yên tâm. Không ngờ anh rể khác hoàn toàn với người nhà anh, hành xử cục súc như thế. Điều này chỉ sau khi cưới chị mới phát hiện ra. Anh đập phá đồ đạc, miệng mồm độc địa nhưng chưa từng đánh vợ nên chị mới nhắm mắt cho qua, chịu đựng tới giờ.
Còn tôi, bảo sự nghiệp không tới đâu, đến nỗi vì tiền chịu nhục thì thiếu chính xác. Vốn dĩ tôi làm việc ở công ty, có hợp tác làm ăn với bạn bên ngoài, chưa kể còn đầu tư khác nữa. Do dịch nên việc làm ăn với bạn không suôn sẻ, bàn tính đóng cửa đợi qua dịch triển khai tiếp, cũng không ảnh hưởng nhiều đến vốn. Tôi cho là mình may mắn khi kinh doanh không thua lỗ trong giai đoạn này. Còn mảng đầu tư nhà đất, tôi dùng một nửa tiền tiết kiệm để mua, khoản thiếu thì vay thêm ngân hàng.
Khi việc công ty không thuận lợi, tôi vẫn còn một nửa tiền tiết kiệm để dự phòng, đủ dùng cả năm. Vấn đề là ngân hàng không cho giãn nợ nên hàng tháng tôi vẫn phải đóng đều cho họ, còn đất thì giai đoạn này bán không ai mua, mà người mua lại ép giá, bước đường cùng tôi mới bán. Tất cả đều dùng vốn tôi tích lũy ra, tuyệt đối không nhờ vả chị gái như nhiều người suy đoán.
Chị tôi biết em mình công việc bị gián đoạn ảnh hưởng thu nhập, lại thêm mắc nợ ngân hàng nên đâm lo nghĩ. Vốn dĩ tôi có ngoại ngữ (Anh, Trung, Hàn), lại đang rỗi rãi, trong khi trung tâm ngoại ngữ không an toàn, chị mới đánh tiếng nhờ tôi dạy cháu học. Bên cạnh ngoại ngữ, tôi sẽ phụ đạo thêm các môn chính và phụ chị cơm nước cho cháu. Các cháu rất thích học với tôi vì tôi có bạn bè đồng nghiệp ngoại quốc nhiều, có thể FaceTime tạo điều kiện cho cháu giao lưu ngoại ngữ.
Đồng nghiệp của tôi cũng đang cách ly ở chỗ họ nên họ chẳng phiền khi có người liên lạc chuyện trò, đôi bên đều có lợi. Chị tôi nhận sổ sách của 6 công ty về làm nên tiền gia sư chị tính lấy của một công ty trong số đó trả cho tôi, chị bảo tôi dạy lấy phí để công khai với anh rể, để tôi không mang tiếng cầu cạnh xin xỏ ai, còn nhà chị cũng không mang tiếng lợi dụng em gái, cơ bản không liên quan gì tới anh rể cả.
Video đang HOT
Chị bảo đã trao đổi với anh rể rồi, anh ta đồng ý nên tôi cứ đến như kế hoạch. Hiềm khích giữa tôi và anh rể xảy ra cũng lâu, chị không nghĩ là anh còn để bụng. Chị cũng chẳng ngờ anh rể ban đầu đồng ý nhưng đến lúc gặp mặt lại tận dụng cơ hội nói em vợ không tiếc lời. Chính chị cũng choáng với lời lẽ anh dùng khi đó.
Còn nguyên do dẫn đến hiềm khích không cứu vãn nổi giữa tôi với anh rể cũng từ anh ta mà ra. Chị vừa lấy chồng không lâu thì tôi có ghé nhà chơi, lúc đó anh rể đang ngồi nhậu với bạn. Tôi chào hỏi lịch sự rồi vào với chị gái. Vừa hay ông bạn đồng hương của anh rể khen tôi đẹp, hỏi tôi có mối chưa, có chịu ưng anh ta không, rồi nhờ anh rể tôi đánh tiếng ngay trên bàn nhậu.
Anh rể ngay lập tức gọi tôi lại bảo con gái cũng đến tuổi lấy chồng, khuyên tôi đừng kén chọn, bạn anh cũng có gia thế, có tài sản của nả, ưng lấy đi cho đỡ nhọc thân, “Cha mẹ em coi như không có thì anh đây thay cha mẹ sẽ lo cho em. Nghe lời anh, em không có thiệt đâu, còn trái ý anh thì đừng có trách”. Tôi vốn không có cảm tình với người say xỉn, người hành xử lỗ mãng lại càng không, vì thế tôi từ chối, bảo muốn tự quyết định chuyện tương lai, duyên tới hẵng hay, còn giờ chỉ muốn tập trung cho sự nghiệp.
Anh không nói gì nhưng tiệc vừa tàn, bạn vừa rời đi là anh hất bay luôn mâm cơm, đập nát chén đĩa, bảo tôi từ chối là sỉ nhục anh, làm anh mất mặt với bạn. Kể từ đó mỗi khi gặp tôi là anh lôi chuyện cá nhân tôi ra móc mỉa. Chị khuyên tôi nên nhịn, bỏ ngoài tai lời anh nói cho yên cửa yên nhà.
Thương chị ở giữa nên tôi nhịn, nhưng càng nhịn anh càng lấn tới. Được một thời gian tôi không nhịn nữa, tranh luận tay đôi với anh, mặc kệ kết quả ra sao. Anh đuối lý, lại vin vào cớ tôi hỗn hào, không xem anh ra gì mà dám cãi, rồi tuyên bố cấm tôi bước vào nhà anh. Tôi cũng chẳng thiết tha gì nên hơn 7 năm nay chưa từng bước chân tới.
Vừa rồi khi anh xỉ vả tôi, tôi có quan sát xem chị phản ứng thế nào. Nhìn chị bàng hoàng với thái độ của chồng mình dành cho em gái, tôi tin chính chị cũng không ngờ đến. Tôi không muốn đẩy sự việc đi quá xa nên bỏ về, không tranh cãi. Chị gọi điện lại thuyết phục tôi, các cháu cũng gọi nói chuyện, bảo muốn được tôi dạy. Tôi không mong chờ gì việc gia sư ấy nên có ý nhờ mọi người cách từ chối sao cho toàn vẹn mà chị tôi không khó xử. Có điều do cách đặt câu hỏi không đúng làm mọi người hiểu nhầm tôi muốn gạt danh dự để “nhận việc” ở đó chăng?
Chị tôi bảo vừa soạn xong đơn ly hôn và đang nộp làm thủ tục đơn phương ly dị. Sự việc với tôi chỉ là giọt nước tràn ly, vốn chị đã chịu đựng quá lâu rồi. Tôi chính là phép thử mà chị đặt ra cho chồng mình và anh ta đã thất bại. Anh ta cũng không ngờ rằng chị tôi lại có thể quyết đoán như thế, chịu đựng được bao năm thì hà cớ gì lần này lại phản ứng quá đà như vậy? Anh ta có ngỏ ý muốn làm lành với tôi. Tôi chặn số nên đành nhờ họ hàng bên nội tác động, mong tôi nói chị thay đổi ý định. Tôi chẳng tiếc gì người anh rể như thế nhưng lòng rối bời khi thấy hôn nhân của chị mình không trọn vẹn.
Cuối cùng, tôi muốn dành lời cho những người tán đồng với ý kiến của anh rể khi bảo tôi là kẻ thất bại. Số lượng ý kiến này làm tôi quan ngại. Nói như quý vị hóa ra chỉ cần có tiền là có quyền mạt sát người khác sao? Thành công hay thất bại được đo bằng vật chất? Giá trị của phụ nữ được đo bằng tấm chồng? Từ khi nào đàn ông trở thành thước đo giá trị phụ nữ chúng tôi như thế?
Có nên ly hôn khi chồng đưa 'tiểu tam' và con riêng về nhà?
Một khi người đàn ông không thiết tha với những điều phụ nữ cố gắng thì cứu vãn cũng trở nên vô ích. Do đó, không cần phải duy trì mối quan hệ cứng nhắc mà trên thực tế chỉ còn là hình thức.
Ảnh minh họa
Chuyên gia tâm lý, xã hội học PGS. TS Trịnh Hòa Bình cho biết từng tư vấn cho rất nhiều trường hợp chị em vật vã đau khổ nhờ chuyên gia làm sao để kéo chồng quay về, quên đi người thứ ba.
Trong đó, ông nhớ nhất hình ảnh một người phụ nữ có gương mặt phúc hậu nhưng đôi mắt quầng thâm, mang nỗi buồn u uẩn. Cô ấy tìm đến chuyên gia tư vấn trong trạng thái mất hết niềm tin vào cuộc sống.
Nguyên do là bởi, cô và chồng yêu nhau từ thời đại học, cùng nhau gây dựng cơ ngơi, sinh hai con đủ cả nếp tẻ. Đến giờ khi các con đã lớn, chồng có vị trí nhất định trong một doanh nghiệp nhà nước, cô cũng đảm nhiệm vai trò trưởng phòng của một công ty chuyên xuất nhập khẩu.
"Người ngoài ai cũng bảo cô may mắn lấy được chồng thành đạt, các con ngoan ngoãn. Nhưng cô ấy đã sốc khi bố chồng ốm nặng, dự báo không qua khỏi thì chồng cô đã đưa con riêng và mẹ của cháu bé về gặp gia đình. Cô ấy đau đớn, uất ức và từng không thiết sống", PGS. TS Trịnh Hòa Bình kể lại.
Nghĩ đến các con, giữ sĩ diện cho mình, cho chồng, cô lẳng lặng gặp riêng người phụ nữ ấy. Trái ngược với thái độ của người thứ 3 xen vào cuộc hôn nhân chính danh, người phụ nữ ấy trâng tráo tuyên bố chồng cô sống với cô chỉ là nghĩa. Không dừng lại ở đó, "tiểu tam" còn ráo hoảnh đề nghị cô ấy nên nhường chồng.
Gặp chuyên gia tư vấn, cô ấy chỉ duy nhất một câu hỏi: Có nên ly hôn hay không?.
PGS. TS Trịnh Hòa Bình: Một khi người đàn ông không thiết những điều phụ nữ cố gắng thì cứu vãn hôn nhân cũng trở nên vô ích.
PGS. TS Trịnh Hòa Bình cho hay, theo lẽ thông thường những tình huống như thế này người ta hay tư vấn kiểu vỗ về, chủ yếu khuyên cho phải đạo như khéo léo, tinh tế làm sao để giành lại chồng, tránh làm sứt mẻ tình nghĩa vợ chồng bao nhiêu năm...
"Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, không phải "xúi" đâu nhưng tôi thường động viên người ta tìm cách "giải tán" trong khi thiên hạ đa số tìm cách vun vào, khuyên nhủ chung sống hòa bình, thậm chí giả vờ như không biết hoặc là khéo léo bóng gió để cho người chồng biết rằng mình biết nhưng vẫn tin, vẫn hy vọng có sự hồi tâm, chuyển ý và xem như là một vấn đề nhỏ nhặt không phương hại đến quan hệ của cặp đôi", PGS. TS Trịnh Hòa Bình chia sẻ.
Lý giải vì sao lại "xúi" khách hàng "chia loan, rẽ phượng", PGS. TS Trịnh Hòa Bình cho rằng để tư vấn cho một trường hợp ông thường phải dựa trên các phân tích kỹ về hoàn cảnh.
Theo đó, những cặp đôi của người Việt đi đến quyết định ly hôn hay không đều liên quan đến đời sống kinh tế, thu nhập. Chồng hay vợ có thu nhập lớn hơn sẽ có vai trò quyết định trong việc củng cố và phát triển gia đình...
Xuất phát từ những chiều cạnh ấy, chuyên gia Trịnh Hòa Bình sẽ khuyên người phụ nữ nên dứt bỏ hơn là đeo đẳng để phải suy sụp, thậm chí bị khinh rẻ, bị nhìn nhận yếu thế.
"Đa số trong những trường hợp này sau khi phân tích các mối quan hệ kinh tế, xã hội, gia đình lớn... thấy người phụ nữ có thể độc lập, kiêu hãnh được thì tôi thường khuyên họ nên dứt bỏ, giải quyết một cách đàng hoàng", TS Trịnh Hòa Bình chia sẻ.
Theo ông Hòa Bình, việc chia tay trong tình huống này còn tốt hơn khi xét về phương diện hôn nhân trên thực tế không còn, tình yêu đã chết.
"Vợ chồng sống với nhau bao lâu rồi, cái gọi là đầu mày cuối mắt đâu còn nữa. Đa số các cặp vợ chồng chuyển sang nghĩa. Như vậy xuất phát từ nghĩa mà các cặp vợ chồng cứ phải gò lại sống với nhau, cộng thêm sự yếu thế của người phụ nữ, đa số nhiều người khuyên phải cố gắng nhẫn nhịn, tìm cách đuổi "tiểu tam" ra khỏi cuộc chơi. Nhưng nếu như nhu cầu làm mới, nhu cầu hưởng thụ đời sống tình dục ở chồng vẫn còn thì có khuyên đến đâu họ vẫn chẳng hồi tâm chuyển ý.
Cho nên rõ ràng câu chuyện ở đây là vì để xuôi chèo mát mái, để gia đình không thất bại, tức là duy trì mối quan hệ vợ chồng "thắng lợi", "bảo vệ" được gia đình kiểu này là phải nhẫn nhịn.
Thế nhưng một khi người đàn ông không thiết những điều phụ nữ cố gắng thì cứu vãn cũng trở nên vô ích. Do đó, nếu người phụ nữ độc lập về kinh tế, tự làm sáng được bản thân mình thì bao giờ tôi cũng khuyên nên giải tán sớm. Không cần thiết phải duy trì mối quan hệ cứng nhắc mà trên thực tế chỉ còn là hình thức", chuyên gia Trịnh Hòa Bình phân tích.
Cặp đôi nên duyên bởi cà phê và chuyện đám cưới bí mật được chuẩn bị trong chưa tới 24 giờ cực lãng mạn ở Đà Lạt Không khách mời rình rang, mọi công đoạn chuẩn bị cho bộ ảnh cưới và "đám cưới bí mật" chỉ vỏn vẹn trong chưa đầy 24 giờ, nhưng cả Nhi và Luận đều ngập tràn hạnh phúc, bình an và khó quên. Và một đám cưới bí mật chỉ có số người tham dự đếm trên đầu ngón tay nhưng là thân thiết,...