7 món phải thử trong ngày lạnh ở Sa Pa
Lẩu cá tầm chua cay, gà nướng tiêu xanh hay lợn bản nướng ăn cùng cơm lam là những món ăn phù hợp trong ngày mưa phùn lạnh.
Lợn bản nướng đế gang
Lợn ở miền núi được đồng bào dân tộc nuôi thả và cho ăn ngô, khoai, sắn nên thịt săn chắc, ngọt, da dày. Ở các nhà hàng, loại thịt này thường được chế biến bằng cách quay cả con, nướng ống tre… Ngoài ra, du khách có thể thử lợn nướng đế gang. Sau khi sơ chế và tẩm ướp, thịt sẽ được đặt lên gang và nướng trực tiếp trên bếp lửa với hành tây, hành lá, sả, ớt. Vì vậy khi mang ra bàn, món ăn vẫn giữ nguyên được độ nóng, tỏa khói nghi ngút và phần thịt sát dưới gang cháy giòn. Các nhà hàng thường phục vụ thêm nước chấm ớt xanh. Mỗi suất có giá từ 200.000 đến 250.000 đồng, phục vụ trong các nhà hàng ở đường Xuân Viên và Lương Định Của.
Lẩu cá tầm
Tận dụng nguồn nước từ khe núi và khí hậu mát lạnh, người dân Sa Pa đã xây dựng nhiều khu nuôi cá tầm để cung cấp cho các nhà hàng địa phương. Khác với các loại cá nhập khẩu, cá tầm Sa Pa có màu hồng nhạt, khi nấu chín không bị bở bục mà vẫn chắc thịt.
Lẩu cá tầm có nước dùng cay, chua đậm vị với dứa, cà chua, sa tế. Ăn kèm còn có các loại rau xanh trồng tại địa phương như su su, cải xoong, cải mèo, thì là, mùng tơi. Lẩu cá tầm có giá dao động từ 400.000 đến 600.000 đồng một nồi dành cho nhóm 3 – 6 người. Ngoài ra, du khách có thể chọn cá tươi theo con để chế biến nhiều món nếu đi đông. Giá bán cá tươi ở nhà hàng là 500.000 đồng một kg. Một số địa chỉ ở Sa Pa nhận được nhiều đánh giá tốt là nhà hàng Anh Dũng, Liên Tôn gần khu vực hồ.
Đồ nướng than
Video đang HOT
Thưởng thức thịt nướng ngay bên bếp than hồng là một gợi ý phù hợp trong ngày lạnh. Ở các quán hàng gần khu chợ Sa Pa và nhà thờ, du khách có thể dùng kẹp để chọn xiên đồ mình muốn, sau đó đưa lại cho chủ quán nướng. Sẽ mất khoảng 5 – 10 phút để các loại rau củ, thịt gà, thịt lợn và xúc xích chín hết. Lúc này bạn có thể thưởng thức món ăn nóng hổi, chấm muối ớt và ngắm nhìn khung cảnh về đêm của thị trấn.
Mỗi xiên có giá khoảng 10.000 – 20.000 đồng cho các loại rau củ, thịt gà, thịt lợn, xúc xích. Thịt bò cuốn nấm kim, ếch, thịt lợn cắp nách và đùi gà giá bán từ 25.000 đến 50.000 đồng một xiên.
Cơm lam
Cơm lam là một đặc sản của các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta. Được nấu từ gạo nếp nương và nướng trong ống tre, phần cơm có mùi thơm nhẹ và dẻo. Để món ăn có màu sắc hấp dẫn hơn, người dân địa phương thêm vào nước lá cẩm. Món ăn này được chấm với muối vừng, lạc giã nhỏ hay ăn kèm thịt lợn nướng.
Cơm lam ăn ngon nhất là khi nướng nóng tại chỗ, bạn cũng có thể mua về làm quà với giá 80.000 đồng một bó 10 ống. Tuy nhiên, cơm lam mua sẽ không để được lâu, vì vậy bạn nên chọn cơm mới và ăn luôn trong ngày.
Thịt ngựa cháy tỏi tiêu xanh
Bên cạnh món thắng cố trứ danh, thịt ngựa ở Sa Pa còn được chế biến thành nhiều món ngon như nướng than, nướng giấy bạc, xào lăn. Trong thời tiết se lạnh, du khách có thể thưởng thức thịt ngựa cháy tỏi, tiêu xanh. Sau khi sơ chế, thịt ngựa được nướng cả tảng trên than để có mặt ngoài chín giòn và bên trong tái, gần giống bít tết thịt bò và thái từng miếng không tách rời. Sau đó đầu bếp sẽ ướp thịt với nước sốt sa tế, tỏi, hành khô băm nhuyễn, tiêu xanh rồi bọc giấy bạc và nướng lại trên than nóng. Nhờ vậy, thịt mềm và không bị khô. Vị ngọt tự nhiên của thịt ngựa hòa quyện cùng sốt gia vị cay nóng sẽ giúp du khách làm ấm cơ thể trong những ngày mưa phùn lất phất. Giá bán một đĩa là 250.000 đồng.
Gà nướng tiêu xanh
Cũng giống lợn bản, gà ở Sa Pa được nuôi trong môi trường tự nhiên nên có kích thước nhỏ và thịt ngọt, dai. Tuy nhiên, nước sốt tiêu xanh, hành khô băm nhỏ mới được coi là “hồn” của món ăn và mang đến hương vị đặc trưng của Sa Pa. Trước khi nướng với giấy bạc, thịt gà được nấu qua nên chín đều từ da đến thịt bên trong. Nướng xong, da gà có màu vàng óng, thịt bên trong ngọt tự nhiên và đậm nước sốt. Khi thưởng thức, du khách nên dùng găng tay để xé thịt.
Quán ăn gợi ý là nhà hàng Hải Lâm, đường Lương Định Của. Du khách có thể gọi suất nửa con với giá 250.000 đồng.
H ạt dẻ nướng
Đến Sa Pa, du khách sẽ dễ dàng bắt gặp những quầy hàng bán hạt dẻ nướng, hạnh nhân rang nghi ngút khói và thoang thoảng mùi thơm ngọt của bơ. Hạt dẻ Sa Pa có kích thước lớn hơn hạt dẻ rừng, màu nâu sẫm và bên trên vỏ có lớp lông tơ mỏng. Khi rang, nướng, luộc có mùi thơm, vị ngọt và bùi. Người dân thường rang loại hạt này với đá đen để chín đều và không cháy vỏ. Du khách có thể chọn mua hạt chín, hạt rang tách vỏ và hạt rang nguyên với giá từ 50.000 đồng. Để mua về làm quà, bạn nên chọn loại rang nguyên để phần thịt bên trong không cứng và có thể quay nóng bằng lò vi sóng.
Những món cơm ngon suốt dọc chiều dài đất nước
Ẩm thực Việt Nam với những món ăn tuy dân dã nhưng lại chứa đựng hương vị thơm ngon, khiến du khách nhớ mãi. Dọc đất nước hình chữ S xinh đẹp có vô số món cơm mang nét đặc trưng của từng vùng đất, và dư vị mà chúng để lại trong lòng thực khách là không gì có thể so sánh được.
CƠM LAM
Cơm lam có ở rất nhiều nơi như vùng Tây Nguyên, Tây Bắc, mỗi nơi đều có những bí quyết riêng để cho ra đời món ăn thơm ngon hấp dẫn. Người dân thường chọn nguyên liệu là loại gạo nếp ngon nhất được trồng trên nương, được đem về ngâm kỹ, vo sạch và rắc thêm chút muối. Ống tre, nứa là những ống được dùng để nấu cơm. Cơm lam được đốt trên bếp than hồng cho đến khi đầu ống tỏa ra hương thơm lừng. Món cơm dân dã nhưng lại khiến nhiều người yêu mến nhờ hương vị đặc biệt mà nó mang lại.
CƠM CHÁY
Món ăn cơm cháy nổi tiếng ở Ninh Bình. Để cơm được ngon thì người ta dùng gạo nếp Hương, hạt gạo tròn và trong, nhất thiết phải nấu bằng nồi gang. Cơm cháy lấy ra xong phải phơi nắng tự nhiên hai, ba nắng thì mới đạt. Người Ninh Bình thật khéo léo khi dùng nước xốt, nước mắm mỡ hành, tôm băm hoặc thịt chà bông... làm thức ăn kèm cho món đặc sản này. Bên cạnh đó, người ta còn ăn kèm cả thịt hoặc tim, cật lợn xào với một số loại rau như hành tây, nấm rơm và cà chua để tăng thêm độ hấp dẫn cho món cơm ngon nổi danh này.
MÓN CƠM HẾN CỐ ĐÔ HUẾ
Cơm hến được trình bày dưới hình thức là cơm nguội trộn với hến xào qua dầu và gia vị. Để có được món ngon đúng điệu phải trải qua những quá trình kỳ công vô cùng. Người ta ngâm hến trong nước gạo để hến thải hết bùn đất, sau đó đem rửa sạch, rồi luộc cho đến khi hến mở vỏ. Lấy nước luộc sau khi đã để lắng, đổ hến ra sàng và lấy thịt hến. Chính thịt hến và nước hến là hai vị chính của món cơm hến nổi danh xứ Huế. Ngoài ra người ta còn kèm thêm một số loại rau như khế chua, rau thơm, bạc hà, bắp chuối thái chỉ và các gia vị nước mắm, hồ tiêu, hành phi...
CƠM GÀ
Nếu muốn thưởng thức món cơm gà ngon thì bạn có thể đến Hội An, Phú Yên, Ninh Thuận... Cái hay của cơm gà chính là phần gạo chín mềm, dẻo lại hơi béo ngậy. Để có được món cơm ngon đúng điệu, người ta phải chọn loại gạo dẻo và thơm. Gà để ăn kèm với cơm phải là loại gà ta được thả rong ngoài vườn, nhờ vậy nên thịt săn chắc, khi ăn mềm và có vị ngọt đọng lại mãi trong miệng. Bởi thế nếu có dịp thưởng thức món ăn này chắc chắn bạn sẽ muốn ăn thêm nhiều lần sau đó.
CƠM TẤM
Nhắc đến những món cơm được yêu thích ở Việt Nam thì nhất định không thể không kể đến món cơm tấm nổi tiếng ở Sài Gòn và các tỉnh miền Nam. Đĩa cơm tấm ngon là cơm phải khô, khi chín hạt cơm phải tách rời, không được dính vào nhau. Người ta thường cho thêm sườn non, sườn nướng, trứng, chả, thịt kho... ăn kèm với cơm, tùy theo khẩu vị và sở thích của thực khách.
Ẩm thực Đắk Nông "ngon quên sầu" khiến thực khách nhớ mãi Ẩm thực Đắk Nông với những món ăn dân dã, bình dị nhưng để lại dư vị ấn tượng trong lòng thực khách. Nhiều người cho rằng chính nét ẩm thực độc đáo này đã trở thành lý do níu chân du khách đến với miền đại ngàn xanh thẳm Đắk Nông. CÁ LĂNG SÔNG SÊRÊPỐK Dòng sông Sêrêpốk hiền hòa đã ban...