7 món ngon lạ miệng từ vải thiều
Vải thiều có vị ngọt đặc trưng và mùi thơm dễ chịu, có thể được dùng để chế biến nhiều món ăn, đồ uống hấp dẫn.
Si-rô vải: Bạn chỉ cần bóc vỏ, bỏ hạt và cho vải vào đun cùng nước và đường. Sau khi sôi, để lửa nhỏ và đun khoảng 10 phút cho đến khi vải mềm ra rồi tắt bếp, đậy vung để khoảng 10-15 phút. Tiếp đó, bạn lọc bỏ vải và cho si-rô vào hộp kín, trữ trong tủ lạnh. Si-rô vải có thể dùng để pha đồ uống, làm kem, làm bánh… Ảnh: Thespruceeats .
Trà vải: Món đồ uống mát lạnh, ngọt ngào này có nguyên liệu đơn giản, có thể tùy biến theo sở thích. Bạn có thể dùng trà đen hoặc trà túi lọc, pha cùng đường, chanh, sau đó thêm quả vải đã bỏ hạt và sả, bạc hà… Ảnh: Theflavorblender.
Sorbet vải: Sorbet là một loại tráng miệng lạnh tương tự kem nhưng không chứa sữa và rất dễ làm. Bạn chỉ cần bóc vỏ, bỏ hạt vải, cho thêm đường và nước rồi đun sôi, để nguội. Sau đó, bạn thêm chút nước cốt chanh, đông đá trước khi xay nhuyễn, để ngăn đông thêm 2-3 tiếng là có thể sử dụng. Ảnh: Mayandenna.
Gà xào vải chua ngọt: Chỉ cần thêm vải đã bỏ hạt và một ít nước cốt vải vào xào chung, món gà xào chua ngọt của bạn sẽ có hương vị khác lạ, thanh ngọt hơn so với bình thường. Ảnh: Cookpad.
Video đang HOT
Salad tôm vải: Tôm hấp hoặc luộc, quả vải, xà lách và rau mùi trộn cùng nước mắm ớt sẽ đem lại cho bạn một đĩa salad đẹp mắt và phù hợp với tiết trời nóng nực mùa hè. Có thể thêm xoài, bơ để món ăn thêm vị thanh mát. Ảnh: Woolworths
Thạch vải dừa: Vị ngọt của vải và thanh mát của dừa kết hợp với nhau một cách tuyệt vời, rất hợp để bạn giải nhiệt. Với cách làm như làm thạch hoa quả thông thường, bạn có thể cho thêm cùi vải và cùi dừa non để món ăn hấp dẫn hơn. Ảnh: Taste.
Cà ri: Quả vải còn được dùng để nấu các món cà ri gà, cà ri vịt hay cà ri heo để tạo ra vị ngọt và mùi thơm thú vị, khác biệt. Ảnh: Everylastbite.
Những món ngon lạ miệng, dễ làm từ quả vải: Món cuối cùng nhiều người tấm tắc
Những món ăn độc đáo dưới đây lại có một công thức làm cực đơn giản, hãy cùng khám phá nhé!
Siro vải
Nguyên liệu: 1kg vải đã lột vỏ, bỏ hạt, 500ml nước, 800gr đường.
Cách làm: Đun đường với nước cho sôi tới khi nước đường hơi sánh lại thì cho vải vào. Đun sôi khoảng 5 - 8 phút rồi tắt bếp, để nguội rồi đổ vào lọ.
Lọ siro vải này rất tiện, có thể chế biến thành đồ uống hoặc món tráng miệng rất ngon lành và tiện lợi. Để có cốc nước vải thanh mát, bạn chỉ cần đổ một chút siro vải vào cốc, thêm nước, đá và cho thêm vài lá bạc hà vào cho đẹp. Các lọ siro vải có thể bảo quản từ 1 - 3 tháng ở chỗ mát và tối. Nếu để trong tủ lạnh, có thể bảo quản tới 6 tháng.
Chè vải sương sáo
Nguyên liệu: 1 ít quả vải tươi tách hạt (khoảng 300 g), sương sáo trắng, 1 hộp sữa tươi, 1 ít nước cốt dừa, đường thốt nốt, đường cát, 150 g hạt sen khô.
Cách làm: Hạt sen khô rửa sạch ngâm khoảng 30 phút. Vải tươi bóc vỏ tách hạt. Hòa 1 gói bột sương sáo trắng với 180 ml sữa tươi, 150 ml nước lọc cùng 3 thìa đường cát cùng 2 thìa nước cốt dừa. Sau đó đợi bột sương sáo tan ra đem đun sôi. Với cách làm như này bạn sẽ có những miếng thạch sương sáo cực thơm và ngậy nhé. Đổ thạch vào khuôn đợi nguội cho vào tủ lạnh.
Chè vải rau câu
Chuẩn bị nguyên liệu gồm: 500g vải thiều tươi tách hạt, 50g bột rau câu, 5g bột hạnh nhân, 300ml nước dừa tươi, 200g đường cát.
Cách làm như sau: Nấu 150g đường cát để tạo nước, cho trái vải vào rim đường, lửa nhỏ khoảng 20 phút, bắc xuống, để nguội.
Tiếp theo tiến hành hòa tan rau câu với nước dừa tươi, thêm 50g đường còn lại, cho bột hạnh nhân vào, lại đun sôi. Khi thấy rau câu sánh, nhấc xuống cho vào khuôn, để nguội. Tiếp đến là đặt vào ngăn mát trong tủ lạnh, đợi đông rồi lấy ra cắt hạt lựu. Trộn chung trái vải với rau câu, cho vào tủ lạnh rồi ăn mát vừa.
Khi ăn món chè vải rau câu này, hạnh nhân sẽ giúp rau câu thơm hơn. Nước dừa đã ngọt sẵn nên không cần cho nhiều đường. Nếu thích có thể hêm vào chè nhiều loại trái cây khác tùy ý hoặc một số thách làm sẵn. Món ăn này bổ dưỡng cho sức khỏe nhưng vì dùng nhiều đường và bản thân vải cũng có lượng đường nhất định nên với những người tránh ngọt không nên dùng nhiều.
Sinh tố vải
Đây là món ngon hấp dẫn từ quả vải vừa có tác dụng giải nhiệt vừa đẹp da.
Nguyên liệu: 20 quả vải, 1/3 quả chanh tây hoặc chanh ta, 1 thìa đường (tăng/giảm tùy thích) và vài ba hạt muối.
Cách làm: Vải bóc vỏ và tách bỏ hạt, lấy phần thịt quả sau đó rửa sạch. Cho vải vào máy ép lấy nước và trộn đều nước ép với vài ba hạt muối. Nếu có máy xay sinh tố, bạn đổ thịt vải vào máy xay rồi xay nhuyễn, lọc bỏ bã để lấy nước cốt vải. Thêm đường và vắt thêm chanh để tăng độ chua của thức uống. Chanh còn giúp cốc nước ép vải của bạn không bị thâm. Cuối cùng, bạn cho thêm vài viên đá và tận hưởng vị thơm ngon của thứ đồ uống mát lành.
Canh vải thiều
Chuẩn bị nguyên liệu gồm: 10 quả vải thiều tươi; 1 quả mướp đắng; 2 cánh gà. Ngoài ra còn các gia vị khác như gừng, bột canh, bột ngọt, hạt tiêu, rượu gạo, nước tương...
Cách làm như sau: Cánh gà chặt thành miếng nhỏ, ướp với gia vị, hạt tiêu trắng, ba thìa rượu gạo, một thìa nước tương. Mướp đắng rửa sạch, bổ đôi theo chiều dọc. Lọc bỏ ruột và hạt rồi cắt thành từng miếng có kích thước 5 x 5 cm. Vải thiều bóc vỏ, tách bỏ hạt, cùi vải để riêng ra bát.
Gà sau khi ướp gia vị chừng 20 phút, thêm khoảng 600 ml nước, cho lên bếp hầm với lửa nhỏ, mở vung. Thỉnh thoảng vớt bỏ bọt sủi trẳng nổi lên trên. Dùng khoảng 1 lạng gừng, có thể cạo vỏ hoặc không, tuy nhiên các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, gừng không nên cạo vỏ vì vỏ gừng có công dụng tốt cho sức khỏe. Sau khi gừng làm sạch, đập dập cho vào nồi hầm. Khi thấy gà đã mềm, lần lượt cho mướp đắng, vải thiều và hầm thêm chừng 2 - 3 phút nữa. Sau đó nêm gia vị cho vừa miệng.
Vải xào nhồi tôm
Chuẩn bị nguyên liệu gồm: 300gr tôm, 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê bột bắp, 1/4 cà phê tiêu xay, 12 trái vải đóng hộp, 1 ít ớt bột, xà lách, ngò trang trí. Nước sốt gồm 1 chén nước dùng gà, 1 muỗng cà phê dầu, 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê bột bắp pha loãng, 2 lòng trắng trứng gà.
Cách làm như sau: Tôm lột vỏ, quết nhuyễn sau đó ướp với muối, bột năng, bột tiêu. Trái vải rắc bột năng vào bên trong, xà lách, ngò rửa sạch. Chia tôm thành 10 viên bằng nhau. Nhồi tôm vào trong trái vải, xếp tôm ra đĩa rồi cho vào vỉ hấp với lửa lớn từ 6 - 8 phút cho tôm chín từ bên trong. Chế nước sốt bằng cách nấu sôi nước dùng với muối và dầu ăn. Tưới bột năng và lòng trắng trứng vào, khuấy đều cho sền sệt. Lót xà lách dưới đĩa sâu, xếp trái vải lên trên, rải ngò, rắc bột ớt và rưới nước sốt lên trên... những quy trình như vậy được hoàn thiện là đã xong món vải xào nhồi tôm.
Bánh tráng chiên trứng - tóp mỡ 20 năm: "Chủ già nhưng toàn khách ăn trẻ" Hai mươi năm bánh tráng chiên trứng - tóp mỡ cô Tư Thọ thu hút người trẻ đến ăn vì vừa lạ miệng lại no bụng. Bánh tráng chiên nằm sâu trong con hẻm ở Q.8, TP.HCM. Khác với bánh tráng trộn hay nướng, bánh tráng chiên trứng - tóp mỡ thu hút giới trẻ vì bánh được chiên không nhiều dầu, chiên...