7 món đồ gia dụng giúp nhà cửa gọn gàng, chỉn chu lên trông thấy
Vẫn là ngôi nhà đó, gian bếp đó nhưng nếu khéo sắp xếp với những món đồ gia dụng hữu ích, không gian sẽ gọn gàng, khoa học và tiện lợi lên rất nhiều.
1. Bộ hộp đựng đồ ăn chất lượng cao
Hộp thủy tinh trong là lựa chọn an toàn, đẹp mắt, ngăn nắp và thân thiện với môi trường.
Những căn bếp hiện đại, thân thiện môi trường sẽ hạn chế dùng nylon và bảo quản đồ ăn bằng các loại hộp.
Hộp nhựa có thể không tốt cho sức khỏe và không chắc chắn dùng được với nhiệt độ cao. Các loại hộp có màu khiến bạn khó biết được bên trong hộp là đồ ăn gì, còn lại bao nhiêu và còn có thể quên mất sự tồn tại của chúng.
Bởi vậy, hộp thủy tinh trong là lựa chọn an toàn và đẹp mắt nhất. Đừng ngần ngại đầu tư một bộ hộp chất lượng để việc bảo quản đồ ăn tiện lợi, ngăn nắp, thân thiện với môi trường và trông còn đẹp mắt nữa.
Một chiếc giá nhỏ dành riêng cho hàng loạt những chiếc nắp hộp giúp chúng khô ráo, dễ quản lý, không bị thất lạc.
Dùng hộp thủy tinh đựng đồ ăn rất tiện, an toàn, đẹp mắt và dễ xếp chồng lên nhau trong tủ lạnh nữa.Nhưng thử thách đặt ra cho bạn là khi chúng được rửa sạch, sắp xếp các loại nắp hộp thế nào để chúng khô ráo, dễ quản lý, không bị thất lạc?
Một góc giá nhỏ dành riêng cho hàng loạt những chiếc nắp hộp là một gợi ý hay ho, giúp việc sử dụng luôn tiện lợi.
Bí quyết gọn gàng cho các không gian lưu trữ luôn là chia nhỏ chúng ra thành các ngăn nhỏ, dán nhãn phân loại.
Video đang HOT
Cách ngụy trang, dọn vội cho một căn bếp gọn gàng của bạn là gì nếu không phải tống tất cả mọi thứ vào các ngăn tủ, ngăn kéo rồi đóng lại. Để đến lúc cần một món đồ gì, bạn sẽ phải bới tung căn bếp để tìm (hoặc không tìm được).
Bí quyết gọn gàng cho các không gian lưu trữ luôn là chia nhỏ chúng ra thành các ngăn nhỏ, thậm chí dán thêm nhãn để bạn luôn phân loại mọi thứ một cách hoàn hảo, chi tiết. Các khay chia nhỏ, bộ các thanh gỗ chia nhỏ không gian hữu dụng với không chỉ ngăn kéo, tủ bếp, mà còn nên được áp dụng ở tủ lạnh, tủ quần áo và bất kỳ một không gian để đồ tương đối rộng nào.
4. Hộp đựng đồ chơi trẻ em trong suốt
Bí quyết để bạn biết chiếc hộp nào đựng những món gì bên trong chính là chọn loại có một mặt trong suốt
Các gia đình có trẻ nhỏ thường có các loại hộp đựng đồ chơi, sách truyện hay quần áo bẩn, các vật dụng linh tinh. Bí quyết để bạn biết chiếc hộp nào đựng những món gì bên trong chính là chọn loại có một mặt trong suốt. Bạn không cần đổ tung các hộp ra để tìm một món đồ nào đó trong lúc vội vàng và để lại một bãi chiến trường.
5. Hộp đựng đồ một mặt trong suốt
Không chỉ đồ chơi, hộp bảo quản đồ ít dùng của bạn cũng nên có một mặt trong suốt.
Lại là một món đồ có bề mặt trong suốt để bạn dễ dàng nhìn thấy bên trong có gì, dễ dàng kiểm soát, tìm kiếm và thậm chí, không quên mất bên trong có gì. Nếu bạn có các loại trang phục, túi xách cần được bảo quản đặc biệt, chỉ dùng trong các dịp đặc biệt hoặc đồ dùng theo mùa thì những set túi cất đồ như thế này vừa gọn gàng, an toàn.
6. Hộp đựng các loại máy làm tóc
Các loại máy làm tóc cần được cất cẩn thận hơn, vì chúng rất nóng và có thể làm hỏng những món đồ xung quanh.
Không hẳn tất cả mọi người đều cần đến sản phẩm này, nhưng những cô gái thường xuyên dùng máy làm tóc hẳn sẽ hiểu việc cất những món đồ này khó khăn thế nào. Bạn không thể nhét chúng vào ngăn kéo ngay sau khi sử dụng, vì máy còn nóng và có thể làm hỏng những món đồ xung quanh. Nếu treo lên tường, các loại dây nhợ lằng nhằng trông không đẹp mắt chút nào.
Một chiếc hộp chuyên dụng làm từ kim loại với phần lưới thoát nhiệt chính là giải pháp an toàn và đẹp mắt cho bàn trang điểm của bạn luôn gọn gàng.
7. Dụng cụ xếp chai lọ, lon nước
Thanh nhựa có các khoang ngắn giúp đặt chai lọ gọn gàng, vững chãi mà
Đây chính là món đồ sẽ khiến bạn phải thốt lên “Vì sao mình không biết đến sớm hơn?”. Món đồ chỉ đơn giản là một tấm nhựa mỏng với các gờ chống xê dịch lại giúp bạn xếp hàng tá lon bia, nước ngọt hay chai rượu một cách vững vàng, tiết kiệm diện tích tủ lạnh và cả bàn ăn, tủ để đồ.
YVan – WeBuy
Theo nhipsongviet
Đầu năm kinh tế còn eo hẹp, các bà nội trợ muốn mua đồ gia dụng tiết kiệm nhất nên bỏ túi 5 kinh nghiệm này
5 kinh nghiệm dưới đây sẽ giúp các bà nội trợ biết cách để mua được những món đồ gia dụng chất lượng mà vẫn tiết kiệm được chi phí.
Đồ gia dụng hay còn được gọi là thiết bị gia dụng, để chỉ chung cho những mặt hàng, thiết bị, vật dụng trong nhà. Đó là những mặt hàng để phục vụ tiện ích, tiện nghi đáp ứng nhu cầu sử dụng của gia đình.
Đây đều là những món đồ không thể thiếu trong mỗi gia đình, từ nông thôn cho tới thành thị. Đặc biệt, với những cặp vợ chồng trẻ, mới lập gia đình thì việc lựa chọn mua sắm toàn bộ đồ dùng gia dụng là bài toán chi tiêu cần cân nhắc hợp lý.
Để mua được những món đồ gia dụng có chất lượng tốt lại tiết kiệm chi phí thì chị em cũng nên bỏ túi cho mình vài kinh nghiệm "thử phát ăn ngay" phía dưới đây.
1. Lập danh sách mua sắm
Tật mua sắm miên man là bệnh trường kì mà nhiều bà nội trợ mắc phải. Nếu không tự giác kiểm soát được căn bệnh này rất dễ sa đà vào những món đồ không dùng tới hoặc rủi ro tài chính cho gia đình. Trong khi đó, những món đồ gia dụng thường có giá thành khá cao.
Để khắc phục điều này, trước khi mua sắm các món đồ gia dụng bạn nên lập danh sách cụ thể. Món nào gia đình đang cần, được phép mua trong khoảng tiền là bao nhiêu. Suy xét lại một lần nữa về tần suất sử dụng món đồ này, có đáng để bạn mua hay không. Chốt danh sách lại một lần nữa sẽ giúp bạn hạn chế được kha khá những món đồ gia dụng không cần thiết.
Ngoài ra, bạn cũng nên xem xét diện tích nhà của gia đình để lựa chọn mua đồ gia dụng cho phù hợp. Vì nếu món đồ không vừa với nhà bạn, không phù hợp hoặc mua về không sử dụng thường xuyên cũng sẽ làm món đồ trở nên xuống cấp, nhanh hư.
2. Lựa chọn thời điểm mua cho phù hợp
Giống như các món đồ khác, đồ gia dụng cũng có những khoảng thời gian gọi là thời gian vàng mua sắm. Trong khoảng thời gian này, các thương hiệu thường có mức giá giảm mạnh, với nhiều chương trình ưu đãi tặng kèm hấp dẫn.
Do đó, khi muốn mua một món đồ gia dụng có giá trị lớn, bạn nên lựa chọn thời điểm vàng để mua sắm. Cùng với đó là tham khảo các thông tin khuyến mãi, quà tặng kèm, của các hãng tương tự để so sánh. Điều này sẽ giúp bạn có những lựa chọn hợp lý và thông minh nhất.
3. Nên lựa sản phẩm có tính năng tiết kiệm điện
Rất nhiều các sản phẩm đồ gia dụng trên thị trường hiện nay đều có chức năng tiết kiệm điện. Điển hình như sản phẩm tủ lạnh, máy giặt, máy lạnh, quạt điện, lò vi sóng, lò nướng. Với công nghệ này gia đình bạn sẽ tiết kiệm được lượng điện năng tiêu thụ từ 30% đến 60% và hóa đơn cuối tháng sẽ giảm được kha khá.
Bên cạnh tính năng tiết kiệm điện, cũng còn khá nhiều mặt hàng đồ gia dụng đa năng. Chức năng 3 trong 1, 4 trong 1 hay 5 trong 1 có thể giúp bạn mua 1 sản phẩm mà thực hiện được nhiều công dụng khác nhau. Điều này sẽ giúp bạn giảm được chi phí mua sắm.
4. Lựa chọn những đồ gia dụng có mẫu mã cũ
Nhiều người có suy nghĩ đồ điện tử mẫu mã cũ chính là lỗi thời. Tuy nhiên, đây là một suy nghĩ khá sai lầm. Những đồ dùng mẫu mã cũ chưa chắc đã không tốt bằng mẫu mã mới. Thậm chí những sản phẩm này được giảm giá đáng kể.
Trong một vài dòng sản phẩm gia dụng, mẫu mã mới chỉ là có thêm tính năng hoặc cải thiện thêm. Chính vì vậy, khi mua sắm bạn có thể cân nhắc từ nhu cầu sử dụng của gia đình để quyết định lựa chọn thay vì việc chạy theo phòng trào.
5. Tìm hiểu kỹ thông tin chăm sóc khách hàng
Khi mua sắm những món đồ gia dụng có giá trị lớn thì bạn cần quan tâm tới vấn đề chăm sóc khách hàng và tuyệt đối không được bỏ qua. Cụ thể, bạn nên hỏi nhân viên bán hàng về chi phí lắp đặt, vận chuyển, bảo hành. Tránh tình trạng sau khi mua đồ bạn và gia đình lại bất ngờ về các khoản phí vận chuyển, lắp đặt, bảo hành bị phát sinh. Thậm chí, nhiều trường hợp đã phải chi trả tới 1/3 giá trị sản phẩm với các dịch vụ này.
Theo NuNu- Nhịp sống Việt
Mẹ hai con gợi ý 6 món đồ hữu ích giúp tủ lạnh đầy ắp trở nên gọn gàng, sạch sẽ trong nháy mắt Làm sao để cất được nhiều đồ trong tủ lạnh một cách đẹp mắt, dễ lấy ra lấy vào và an toàn vệ sinh thực phẩm? Gia đình có trẻ nhỏ luôn có nhu cầu khổng lồ lưu trữ các loại đồ ăn khác nhau trong tủ lạnh, từ nước hoa quả, sữa, đồ khô bảo quản lạnh để hoa quả, thịt cá...