7 món ăn vặt có thể trị bách bệnh?
Thuốc bổ không bằng ăn bổ. Chỉ cần bạn lựa chọn đúng cho dù chỉ là món ăn vặt hàng ngày cũng có thể giúp phòng và trị bệnh.
Tạp chí “Daily Mail” của Anh đã tổng kết 7 loại trái cây có tác dụng chữa bênh. Bạn có nguy cơ mắc bênh nào, hãy chọn đúng loại quả sau đây nhé.
1. Loãng xương: Nho khô
Nho khô giàu boron, giúp làm giảm nguy cơ loãng xương ở phụ nữ mãn kinh. Nho khô có thể ăn cùng với sữa chua giàu canxi, làm tăng pecan – chất giàu boron nê có hiệu quả phòng chông loãng xương rất cao.
2. Mệt mỏi: Táo tàu
Khi mệt mỏi chúng ta thường thèm đồ ngọt nhưng nêu ăn nhiêu đô ngọt sẽ không tôt. Thay vào đó hãy ăn táo tàu. Táo tàu với chỉ số glycemic thấp sẽ không khiến lượng đường trong máu tăng mạnh, hơn nữa lại giúp bạn có cảm giác no và tăng năng lượng nhanh chóng, giảm mêt mỏi.
Ăn táo tàu tăng năng lượng nhanh chóng, giảm mêt mỏi.
3. Bệnh gout: Anh đào khô
Quả anh đào (cherry) giàu anthocyanin, đạt hiệu quả rất tốt đối với bệnh viêm khớp và gout. Một nghiên cứu của trường Đại chọc Michigan (Mỹ) phát hiện, ăn nhiều quả anh đào có thể khiến bệnh khớp giảm tới 50%. Mỗi ngày bạn nên ăn khoảng 250g quả anh đào, có thê ăn làm nhiêu lân trong ngày.
Video đang HOT
4. Huyết áp cao: Mơ khô
Hàm lượng kali trong mơ khô bằng 3 lần trong quả chuối mà kali lại có tác dụng hạ huyết áp. Một nghiên cứu gần đây của Trung tâm y tế Mỹ phát hiện, lượng kali nạp vào cơ thể giúp phòng ngừa bệnh huyết áp cao và bệnh tim.
5. Viêm bàng quang: Quả việt quất
Theo nghiên cứu của Mỹ, mỗi ngày sao 2 quả việt quất khô (khoảng 42,5g), có thể làm giảm “độ bám dính” của vi khuẩn E.coli trong các mẫu nước tiểu của bệnh nhân nữ, do đó nguy cơ viêm bàng quang cũng giảm. Nguyên nhân chính giúp quả viêt quât có tác dụng kì diêu này là vì nó có chứa các hoạt chất proanthocyanidis có tác dụng chống vi khuân lưu lại ở bàng quang.
6. Táo bón: Mận khô
Ăn nhiều mận khô có tác dụng giảm táo bón
Một nghiên cứu mới cho thấy, mỗi ngày 2 lần mỗi lần ăn 6 quả mận khô (50g), sẽ có hiệu quả giảm táo bón tốt hơn cả uống thuốc. Mận khô giàu sorbose, giúp tăng độ ẩm phân, có tác dụng nhuận tràng.
7. Thiếu máu: Sung khô
Mỗi ngày ăn 4 quả sung khô có thể đáp ứng 1/4 nhu cầu sắt hàng ngày, giúp ngăn ngừa thiếu máu. Sung khô ăn cùng với nước cam ép giàu vitamin C, càng giúp cơ thể hấp thụ sắt.
Theo Thu Hà (Tri thức trẻ)
Khắc chế tình trạng thiếu máu do thiếu sắt khi mang thai
Khi bạn mang thai nhu cầu về lượng máu tăng lên đáng kể. Sắt rất quan trọng trong việc tạo haemoglobin, một loại protein trong máu vận chuyển ôxy đến các tế bào. Nhiều chất sắt hơn là điều cần thiết để bạn có nhiều hơn haemoglobin từ đó tăng khối lượng máu cung cấp cho cơ thể.
Không chỉ có vậy, sắt còn rất cần thiết cho nhau thai và em bé. Vì vậy, thiếu sắt trong quá trình mang thai sẽ mang lại những hậu quả khôn lường cho bà mẹ và em bé.
Sau đây là những giải pháp giúp bạn bổ sung sắt trong thời kỳ thai nghén:
Bổ sung sắt
Bổ sung sắt từ 18 đến 27 mg mỗi ngày trong thời gian mang bầu là điều cần thiết. Trong trường hợp bạn bị thiếu máu, tình trạng này được phát hiện khi bạn làm các xét nghiệm máu, bác sĩ có thể sẽ tăng liều cho bạn từ 60 đến120 mg mỗi ngày.
Khi bổ sung sắt, bạn luôn luôn thực hiện đúng chỉ định của bác sĩ, không được uống nhiều hơn cũng như uống ít hơn. Hãy uống thuốc sắt khi đói và uống nó cùng nước cam hoặc vitamin C để quá trình hấp thụ sắt nhanh hơn. Không được dùng canxi và sắt cùng nhau, bởi canxi cản trở sự hấp thụ sắt. Cà phê và trà cũng là loại thức uống khiến quá trình hấp thụ sắt bị giảm.
Mận khô - nguồn cung cấp sắt dồi dào
Mận khô
Mận khô và nho khô đen là nguồn chất sắt phong phú giúp tăng cường haemoglobin trong máu. Nước ngâm mận khô hay nho khô rất dễ uống, vì vậy bạn nên thường xuyên sử dụng chúng. Bạn nên uống chúng vào buổi sáng để tăng khả năng hấp thụ.
Gan
Các loại ngũ tạng như gan là nguồn cung cấp chất sắt cực kỳ phong phú và nó là giải pháp tuyệt vời giúp các bà bầu tránh tình trạng thiếu máu trong thời gian thai kỳ. Ăn gan 3-4 lần mỗi tuần là nguồn bổ sung sắt tuyệt vời để bảo vệ sức khỏe.
Rau bina
Một nguồn cung cấp sắt phong phú khác là rau bina. Bạn có thể ép rau bina để uống nước hoặc ăn rau bina xào. Tuy nhiên, đừng xào rau bina quá chín, bởi nếu quá chín chúng sẽ làm mất đi các chất dinh dưỡng cần thiết.
Khoai tây còn vỏ
Khoai tây nướng cả vỏ là nguồn bổ sung sắt và các loại carbohydrate tuyệt vời cho cơ thể. Vì vậy, thường xuyên ăn khoai tây nướng trong thời gian mang thai là sự lựa chọn tuyệt vời để bạn đa dạng hóa nguồn bổ sung sắt vào cơ thể.
Ngũ cốc và yến mạch
Yến mạch và ngũ cốc giàu chất sắt là nguồn thực phẩm tuyệt vời để cải thiện tình trạng thiếu máu trong thời gian thai kỳ. Đa dạng nguồn là cung cấp sắt cho cơ thể là cách để các bà bầu bảo vệ sức khỏe và " chăm sóc" em bé đúng cách.
Các loại rau lá xanh
Tất cả các loại rau lá xanh như cải ngọt, bông cải xanh... đều là những loại rau rất tốt trong việc bổ sung sự thiếu hụt máu của thời kỳ mang bầu. Hãy nhớ ăn kèm thực phẩm giàu sắt với thực phẩm giàu vitamin để tăng cường khả năng hấp thụ. Không bao giờ được dùng sắt cùng với sữa, bởi chúng cản trở sự hấp thụ sắt.
Theo SKDS
Coi chừng "vỡ mật" vì mật nhân! Sau một thời gian yên ắng, nhiều người lại săn lùng mật nhân - một loài cây được đồn là có thể trị được nhiều căn bệnh nan y và đặc biệt là có tác dụng tăng cường sinh lực cho nam giới. Tuy nhiên, không ai chứng minh được những loại cây đang được cho là "mật nhân" bày bán như bán...