7 món ăn độc lạ ở Philippines khiến du khách nhìn thôi cũng bất ngờ
Đất nước quần đảo Philippines là điểm đến hút du khách không chỉ vì văn hóa đa sắc mà còn bởi nền ẩm thực độc đáo.
1. Linagpang na isda/ na manok
Không có gì được coi là thức ăn thừa với người Hiligaynon hay Ilonggo của khu vực Tây Visayas. Cá hoặc gà nướng còn thừa sẽ được nấu thành món súp ngon với nguyên liệu gồm hành tây, cà chua, gừng. Món ăn này gọi là linagpang.
Ở tỉnh Iloilo, món Linagpang na isda phổ biến cả nhà hàng và gia đình. Du khách có thể thưởng thức món ăn độc đáo này tại nhà hàng Gallery by Chele.
2. Kamaru
Kamaru thực chất là món ăn làm từ những con dế trũi trên đồng ruộng khá khó bắt. Chỉ đến mùa thu hoạch lúa mới bắt được dế để làm món ăn này.
Ở tỉnh Pampanga thuộc vùng Trung Luzon của Philippines, Kamaru là một món ngon phổ biến thường được nấu theo kiểu adobo (ướp trong giấm, tỏi nghiền và nước tương) hoặc chiên, sau đó ăn kèm với cà chua. Món ăn này rất giàu nguồn protein và vitamin B.
Bạn có thể tới nhà hàng Abe ở Manila để thưởng thức món ăn độc đáo này.
3. Pitaw
Pitaw là một món ngon ở Bacolod, một thành phố thuộc tỉnh Negros Occidental. Món này thường được chế biến từ những con chim rất nhỏ theo phương pháp chiên giòn gần giống món chim cút non. Du khách có thể mua pitaw đóng gói ở các cửa hàng địa phương.
Nhà hàng Grace Park ở Manila là nơi có món pitaw ngon trứ danh.
4. Igado
Video đang HOT
Thịt lợn và gan nấu với giấm, nước tương, tỏi, hành tây, lá nguyệt quế, ớt chuông và đậu xanh tạo nên igado, một món ăn phổ biến ở vùng Ilocos của. Món ăn này lấy tên từ higado, từ tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là gan và có cách nấu gần giống món adobo và menudo (thịt lợn hầm cà chua).
Nhà hàng Top Meal Food Haus ở Manila là nơi đáng để thử món ngon Igado.
5. Buntaa
Buntaa gồm các nguyên liệu như cua, dừa và gừng. Người ta sẽ rút thịt con cua cái để nấu cùng nước dừa. Butuaa là món ăn nổi tiếng ở Agusan del Norte thuộc đảo Mindanao.
Nơi đáng để thử món Butaa ở Manila là nhà hàng Toyo Eatery.
6. Pyanggang
Pyanggang là món cà ri dừa đen ăn kèm với thịt gà. Đây vốn là một món ăn trong lễ hội của bộ lạc Tausug ở Sulu ở miền Nam Mindanao.
Nước sốt cà ri đen được làm bằng cách nướng dừa trên than, sau đó nghiền cùi dừa và trộn với gia vị. Tại đám cưới của người Tausug, người ta thường chế biến gà theo cách tương tự ăn kèm với cơm dẻo vàng ươm.
Nếu đến Manila, du khách có thể ghé 2 quán là Talisay, The Garden Café để thưởng thức món Pyanggang.
7. Tiyula Itum
Tiyula Itum dịch theo nghĩa đen là “hầm đen” là một món súp thịt bò om có nguồn gốc từ người Tausug của quần đảo Sulu của Philppines. Đây được coi là “thức ăn cho hoàng gia” và được phục vụ trong những dịp đặc biệt như đám cưới và Hari Raya (lễ hội đánh dấu hết tháng ăn chay). Màu đen của món Tiyula Itum là từ cùi dừa nướng. Món ăn này đôi khi còn có cả thịt dê nấu với tỏi, hành, nghệ, gừng và lengkuas (một loại củ).
Bạn có thể tới quán Lampara ở Manila để thưởng thức món Tiyula Itum.
Theo CNN
Bánh Trung thu ở các nước châu Á khác gì Việt Nam?
Những ngày này, khắp các cửa hàng bày bán rất nhiều bánh trung thu. Không chỉ riêng Việt Nam, nhiều nước châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên,... cũng có bánh trung thu với nét đặc trưng riêng.
Bánh trung thu ở Việt Nam
Bánh trung thu ở Việt Nam được nhắc đến như một đặc sản mùa là bánh nướng, bánh dẻo có hình tròn hoặc hình vuông tượng trưng cho đất trời hay sự viên mãn sung túc.
Bánh nướng có vỏ ngoài vàng óng, còn bánh dẻo lại trắng ngà với mùi thơm đặc trưng của từng hương vị. Những miếng bánh ngọt được thưởng thức với trà xanh, thường là trà đặc - một trong những thức uống yêu thích của người Á Đông.
Bánh trung thu ở Hàn Quốc
Tết Trung thu ở Hàn Quốc được gọi là Chusok. Bánh trung thu ở Hàn Quốc có kiểu dáng và cách làm hoàn toàn trái ngược với bánh trung thu ở Việt Nam.
Chusok - bánh trung thu Hàn Quốc.
Bánh trung thu Hàn Quốc gọi là Songpyeon, có hình trăng khuyết hoặc hình bán nguyệt. Vì người Hàn Quốc cho rằng, trăng phải có lúc tròn lúc khuyết giống như cuộc đời của con người luôn luôn biến đổi để đạt tới sự hoàn mỹ.
Nguyên liệu để làm bánh Songpyeon khá đơn giản gồm bột gạo, đậu xanh, đường và quan trọng nhất là lá thông. Ngoài màu trắng truyền thống, bánh còn được biến tấu với màu hồng, xanh đậm, vàng,...
Bánh trung thu ở Trung Quốc
Tết Trung thu ở Trung Quốc còn gọi là "Tết ngắm trăng". Bánh mooncake là loại bánh trung thu ở Trung Quốc. Bánh thường mang hình tròn tượng trung cho sự đoàn viên, viên mãn.
Bánh mooncake là loại bánh trung thu ở Trung Quốc.
Bánh trung thu ở Trung Quốc gần giống với bánh trung thu ở Việt Nam. Lớp bánh làm mỏng, trong nhân sen, đậu xanh hoặc trứng muối, được nướng và thưởng thức khi bánh chín vàng đều.
Bánh trung thu ở Nhật Bản
Otsukimi, nghĩa là "ngắm trăng". Bánh trung thu của Nhật Bản là bánh Tsukimi dango - bánh nếp nhỏ xinh và tròn trịa tượng trưng cho vầng trăng trên trời. Tsukimi dango giống như bánh trôi nước, nhưng được nướng sơ qua cho nóng giòn.
Tsukimi dango - Bánh trung thu của Nhật Bản.
Khi ăn bánh, người ta thường thêm chút mật đường ngọt lịm lên trên. Bánh luôn được đặt trang trọng trên một chiếc kệ nhỏ ngay hiên nhà, thích hợp cho việc vừa ngắm trăng vừa nhâm nhi.
Bánh trung thu ở Singapore
Bánh trung thu ở Singapore có hình dáng khá giống với bánh trung thu ở Việt Nam nhưng hương vị thì hoàn toàn khác.
Bánh trung thu ở Singapore có hình dáng khá giống với bánh trung thu ở Việt Nam.
Singapore có nhiều loại bánh trung thu khá lạ như bánh dẻo nhân trà xanh hay bánh nướng nhân bí đỏ, nhân sầu riêng. Bánh dẻo không còn giữ màu trắng truyền thống nữa mà được biến tấu với đủ loại màu sắc.
Bánh trung thu ở Thái Lan
Tết Trung thu ở Thái Lan được gọi là "lễ cầu trăng". Bánh trung thu ở Thái Lan có hình dạng giống quả đào.
Bánh trung thu ở Thái Lan có hình dạng giống quả đào.
Người Thái tin Bát Tiên sẽ giúp mang đào tới cung trăng để chúc thọ Quan Âm, và các vị thần tiên sẽ ban phước lành cho mọi người. Bánh trung thu là những chiếc bánh ngọt tròn được làm từ vừng, hạt sen xay và trứng.
Bánh trung thu ở Philippines
Trong ngày Tết Trung thu, người gốc Hoa sống ở Philippines thường làm bánh trung thu rồi chia sẻ cho tất cả người thân, bạn bè và hàng xóm của mình.
Bánh trung thu ở Philippines thường được gọi là Hopia.
Bánh trung thu ở Philippines thường được gọi là Hopia (bánh nướng ngon), gồm nhiều "phiên bản" như hopiang mungo (bán nướng đậu xanh), hopiang baboy (bánh nướng thịt heo), hopiang hapon (Bánh nướng Nhật Bản), hopiang ube (bánh nướng khoai lang tím)...
Bánh trung thu ở Triều Tiên
Tết Trung thu ở Triều Tiên còn gọi là "Thu tịch tiết" (lễ hội đêm Thu). Bánh trung thu truyền thống của người Triều Tiên là bánh nướng xốp (Muffin).
Bánh trung thu truyền thống của người Triều Tiên là bánh nướng xốp (Muffin)
Mọi nhà đều hấp bánh này và biếu tặng cho nhau. Bánh Muffin nướng xốp giống như bán nguyệt - nửa vầng trăng, làm từ bột gạo, bên trong là nhân đậu, mứt, táo,...Vì lúc hấp, đệm lót có sự giãn nở nên có tên gọi như vậy.
Theo Thoidai
Quán cà phê ở Philippines dùng ống hút lá dừa Được làm hoàn toàn từ lá dừa, bạn có thể dễ dàng dùng ống hút này để hút cả trân châu. Sau khi giới thiệu loại ống hút thân thiện với môi trường, quán cà phê có tên Editha ở Dapa, tỉnh Surigao del Norte, Philippines nhận đựa sự ủng hộ của nhiều người cùng hàng chục nghìn chia sẻ trên trang cá...