7 mẹo khi nấu nướng không phải bà nội trợ nào cũng biết
Đôi khi những mẹo nhỏ này không chỉ giúp bạn tiết kiệm thời gian mà món ăn cũng trở nên thơm ngon, hấp dẫn hơn bao giờ hết.
Cho mì vào đúng thời điểm: Không nên để nước sôi sùng sục mới cho mì vào vì như vậy mì sẽ chín không đều. Nên cho mì vào lúc nước bắt đầu nổi bọt lăn tăn, đảo qua vài lần, đậy vung cho tới khi sôi rồi đổ thêm ít nước lạnh, sau khi nước sôi lại thì nhắc xuống.
“Thủ thuật” để cá không tanh: Cá sau khi làm sạch, dùng rượu nho đỏ để ướp một lúc, mùi thơm của rượu sẽ làm cá hết mùi tanh.Cá sông ngoài mùi tanh của cá còn mùi tanh của bùn. Dùng nước muối để rửa hoặc dùng muối xát lên cá, khi chế biến, cá sẽ không còn tanh. Bạn cũng có thể ngâm cá đã làm sạch vào nước lạnh có pha một ít dấm hoặc trộn một ít hạt tiêu hay lá nguyệt quế.
Dọc hai bên sống lưng của cá chép có một sợi gân trắng, chính sợi gân này tạo nên mùi tanh. Khi làm cá, cắt sát mang cá một miếng nhỏ để đường gân này lộ ra. Dùng nhíp kẹp chặt rồi rút nhẹ ra, cá chép sẽ không còn tanh.
Chặt thịt gà đúng chuẩn: Đối với thịt gà không phải lúc nào dùng sức cũng hiệu quả. Khi chặt thịt gà phải cắt và chặt đúng thớ thịt để thịt không bị nát. Khi luộc gà xong không nên chặt luôn mà bạn hãy chờ gà nguội hẳn mới chặt, miếng thịt sẽ gọn gàng sắc nét hơn.
Khi chặt gà nhớ là phải chặt dứt khoát không để thịt gà nát vụn ra. Miếng thịt gà hình chữ nhật, hoặc hoặc hình bình hành là đẹp nhất (Ảnh minh họa)
Dùng dao sắc, cắt đùi theo nách tiến tới lưng gà sao cho phần đùi của gà thành hình chữ nhật là đẹp. Cắt cánh, cũng cắt theo nách mà hơi phạm vào ức (ngực) một ít để cho phần cánh thêm ngon. Khi chặt gà nhớ là phải chặt dứt khoát không để thịt gà nát vụn ra. Miếng thịt gà hình chữ nhật, hoặc hoặc hình bình hành là đẹp nhất.
Hấp cơm nguội khéo mà ngon: Cơm nguội muốn hấp cho ngon bạn phải nhúng tay vào nước bóp cho cơm rời ra. Khi nấu cơm, đợi cơm cạn hết nước hãy cho cơm nguội vào hấp. Hấp một lát hãy xới cơm từ dưới lên, đảo đều giữa cơm nguội và cơm nóng rồi đậy vung lại chờ cơm chín hẳn. Nếu nồi cơm nấu buổi sáng chưa kịp ăn buổi chiều bạn muốn hấp lại nguyên cả nồi cơm bạn hãy làm như cách trên nhé.
Luộc trứng không bị nứt vỏ: Việc luộc trứng khiến vỏ bị nứt là lỗi không phải ai cũng tránh được. Để tránh vỏ trứng bị nứt khi luộc, bạn chỉ cần thêm một nhúm muối vào nước luộc là được.
Video đang HOT
Luộc ngô đúng cách: Để ngô luộc được ngon, khi luộc ngô bạn nên thêm khoảng một thìa đường vào nồi nước luộc. Việc này không hề khiến ngô có vị ngọt của đường mà nó khiến bạn cảm thấy bắp ngô thực sự ngọt hơn một cách tự nhiên.
Ướp gia vị cho các món đúng cách: Khi cần ướp các nguyên liệu trước khi nấu nướng, bạn cần nhớ: tôm, thịt gà, cá và rau củ chỉ cần khoảng 3-4 giờ trong ngăn mát tủ lạnh là đủ ngấm nguyên liệu ướp; trong khi thịt heo, thịt bò, thịt cừu… cần được ướp ít nhất khoảng 6 tiếng và tốt nhất là qua đêm mới thực sự ngon.
Luộc trứng đơn giản, thêm miếng này vào nồi, tách vỏ dễ như chơi
Luộc trứng tưởng như là công việc đơn giản trong chuyện bếp núc nhưng nếu biết thêm mẹo này, ai cũng phải trầm trồ về khả năng làm bếp của bạn.
Luộc trứng không khó, nhưng hãy đừng vội thả trứng vào nồi nước, làm theo cách này vừa không nứt lại không lo sát vỏ.
Việc gì dù dễ hay khó nhưng nếu nắm được các mẹo vặt làm bếp, công việc nội trợ trở nên dễ dàng, đơn giản hơn bao giờ. Bạn hãy thử nhé!
Trứng luộc cách này dễ dàng tách vỏ.
Không thể bỏ qua bước này trước khi luộc trứng.
Bước đầu tiên khi luộc trứng là rửa sạch, sau đó là công đoạn ngâm, cho nước sạch vào chậu và ngâm trứng đã rửa trong 2 phút. Đừng coi thường bước ngâm trứng này và bỏ qua nhé. Vì ngâm nước sẽ khiến việc luộc trứng dễ dàng hơn, làm trứng thích ứng với nhiệt độ của nước.
Khi luộc một quả trứng trong nước thì tốc độ nở của chất rắn chậm hơn của chất lỏng, quả trứng ở thể lỏng nên nở nhanh, vỏ quả trứng rắn, nở chậm, dễ vỡ, vì vậy ngâm trong nước có thể giảm đáng kể nguy cơ bị nứt trứng.
Không nên điều chỉnh nhiệt độ bếp quá cao ngay từ đầu.
Nhiệt độ nước luộc trứng phải thích hợp.
Sau khi cho trứng vào nước, quá trình đun phải là quá trình nóng lên từ từ, không nên điều chỉnh nhiệt độ bếp quá cao ngay từ đầu.
Quá trình đun nóng nước cũng là quá trình trứng dần thích nghi với nhiệt độ nước. Nếu bật bếp ở mức nhiệt quá cao, vỏ trứng sẽ rất dễ bị nứt vỡ, khiến lòng trắng trứng chảy ra ngoài.
Chuẩn bị
- Trứng luộc
- Nồi để luộc trứng
- 1 quả chanh
Cách làm
- Trứng rửa sạch vỏ, cho vào nồi, đổ nước cho ngập trứng rồi bật bếp lên để bắt đầu luộc.
- Thái một lát chanh mỏng thả vào nồi nước luộc trứng.
Thả 1 lát chanh vào nồi luộc trứng, bạn sẽ thấy điều kỳ diệu.
- Khi nước sôi bạn tắt bếp và ngâm trứng trong nồi từ 1 đến 15 phút để đạt độ chín của trứng như ý muốn. Sau đó vớt trứng ra thả vào nước lạnh cho nguội vỏ.
- Giờ thì bạn chỉ cần đập nhẹ phần vỏ trứng và tách thử xem. Vỏ trứng sẽ tách ra vô cùng dễ dàng, thậm chí là tách đôi một cách nhanh gọn và dễ dàng.
Nếu biết mẹo đơn giản này thì bạn sẽ chẳng bảo giờ phải lo lắng đến chuyện trứng bị sát vỏ nữa nhé.
Thức ăn thừa sau Tết, đừng vội bỏ đi, nắm bí quyết chẳng ngại đồ thừa "Ăn không kịp", "làm gì cho mới" luôn là nỗi ám ảnh của các bà nội trợ. Không lo lắng nữa nếu bạn biết những bí quyết của "mẹ đảm" dưới đây. Trái cây ê hề, ăn không kịp chín phải làm sao? Tết nào nhà cũng đầy ắp trái cây từ táo, lê, nho, cam, thanh long... đủ cả. Ăn mãi cũng...