7 mẫu nhà 3 gian miền Bắc được ưa chuộng nhất
Để lưu giữ nét đẹp của nền văn hóa truyền thống, hiện nhiều gia chủ vẫn chọn xây nhà theo kiến trúc nhà 3 gian miền Bắc.
Nhà 3 gian là gì?
Nhà 3 gian hiểu nôm na là ngôi nhà có 3 gian phòng. Gian chính nằm ở trung tâm của ngôi nhà, có diện tích lớn nhất. 2 gian còn lại nằm ở hai bên, diện tích nhỏ hơn và còn được gọi là chái.
Với những ngôi nhà 3 gian 2 chái xưa, gian chính là nơi đặt bàn thờ tổ tiên, nhìn ra cửa chính của ngôi nhà. Phía trước bàn thờ được bày biện một bộ bàn ghế gỗ, hay còn gọi là Tràng Kỷ, vừa dùng để tiếp khách vừa làm bàn ăn.
Tùy vào gia thế và gu thẩm mỹ của gia chủ, bộ Tràng Kỷ trong mỗi ngôi nhà 3 gian xưa sẽ có mức độ chạm trổ tinh xảo khác nhau.
Nhà 3 gian miền Bắc. (Ảnh minh họa)
Hai chái ở hai bên gian chính, cửa hẹp hơn. Hai không gian phụ này là nơi nghỉ ngơi. Một gian thường dùng làm phòng ngủ cho gia chủ, gian còn lại dành cho thành viên khác trong gia đình.
Hàng hiên của nhà 3 gian là không gian chuyển tiếp giữa bên trong và ngoài nhà. Nơi đây thường được lắp một mành tre di dộng, có thể kéo lên để đón gió vào nhà hoặc kéo xuống để che nắng mưa.
Nhà bếp của nhà 3 gian thường nằm ở bên trái theo hướng từ trong nhà nhìn ra ngoài. Để thuận tiện cho việc sơ chế thức ăn, gần khu vực bếp là giếng nước. Đây cũng là nơi diễn ra các hoạt động tắm rửa, giặt giũ của gia đình.
7 mẫu nhà 3 gian miền Bắc được ưa chuộng
Trong xã hội hiện đại ngày nay, nhất là tốc độ đô thị hóa nhanh, nhà 3 gian 2 chái hầu như không còn nhiều. Tuy vậy, ở những làng quê Bắc bộ, kiểu nhà này vẫn được một số gia đình lưu giữ làm kỷ niệm.
Bên cạnh đó, không ít gia chủ có diện tích đất rộng vì yêu thích nét đẹp truyền thống của kiểu nhà 3 gian xưa nên đã xây dựng theo lối kiến trúc này. Những ngôi nhà 3 gian cách tân như vậy vừa giữ được giá trị văn hóa truyền thống lại vừa phù hợp với cuộc sống hiện đại.
Sau đây là 7 mẫu nhà 3 gian hợp thời bạn đọc có thể tham khảo:
Video đang HOT
Cũng được chia làm 3 gian, ngôi nhà này sử dụng gam màu sáng. Hệ thống mái nhà chắc chắn, trong khi đó cửa chính và cửa sổ dùng vật liệu kính khung gỗ. Vẫn giữ kiến trúc nhà 3 gian truyền thống nhưng mặt tiền của ngôi nhà toát lên vẻ đẹp hiện đại. (Ảnh minh họa)
Những gia chủ muốn gây ấn tượng cho mặt tiền của ngôi thì đây là mẫu nhà 3 gian đáng tham khảo. Phần mái của ngôi nhà này được chú trọng. Phía ngoài chái bên trái của ngôi nhà có bồn hoa, bên trên là lam che nắng. Trong khi cửa chính vào nhà làm bằng gỗ thì cửa sổ hai bên chái là cửa kính khung gỗ. (Ảnh minh họa)
Có thiết kế đơn giản nhưng mẫu nhà 3 gian này được vẫn đảm bảo công năng. Ngoài các bức tường gam màu sáng, mặt tiền của ngôi nhà còn được ốp gỗ, mang đến sự ấm áp và gần gũi với thiên nhiên. (Ảnh minh họa)
Đối với những gia đình có diện tích đất lớn, đây là mẫu nhà 3 gian phù hợp. Nhà 3 gian hình chữ U có 2 chái nhô ra sẽ tăng diện tích sử dụng. Thiết kế này còn mang đến không gian đủ rộng ở hai bên hàng hiên, thích hợp để trồng cây cảnh hoặc bố trí một vườn nhỏ trước nhà. (Ảnh minh họa)
Vẫn có kiến trúc nhà 3 gian truyền thống nhưng mẫu nhà mang đến vẻ đẹp hiện đại khi hàng hiên được thiết kế cao và đưa ra ngoài. Cách phối màu ngoại thất cũng làm cho ngôi nhà trở nên trang nhã, sang trọng. (Ảnh minh họa)
Những gia chủ yêu thích mái nhà có sự cầu kỳ thì nhà 3 gian mái Thái là mẫu nhà nên tham khảo. Với đặc điểm mái dạng ngói, xếp chồng lên nhau và có độ dốc, thiết kế này sẽ mang lại sự bề thế cho ngôi nhà. (Ảnh minh họa)
5 mẫu nhà gác lửng 2 phòng ngủ đẹp, hiện đại nhất
Nhà gác lửng 2 phòng ngủ phù hợp với những gia đình ít người, chưa đủ điều kiện tài chính.
Tuy nhiên, nếu biết cách thiết kế, bài trí thì ngôi nhà sẽ vẫn rất khang trang và hiện đại.
Gác lửng là gì?
Gác lửng còn được gọi là tầng lửng hay gác xếp. Gác lửng là tầng trung gian giữa các tầng của một ngôi nhà chính và thường nó không được tính vào số tầng trong kiến trúc ngôi nhà.
Thông thường, gác lửng được xây dựng trong những ngôi nhà có diện tích hẹp, hạn chế về chiều cao. Thiết kế gác lửng sẽ tăng thêm diện tích sử dụng cho ngôi nhà, làm không gian chứa đồ đạc hay thậm chí phòng ngủ.
Gác lửng rất phù hợp với những ngôi nhà có diện tích nhỏ.
Tuy vậy, trong những ngôi nhà có diện tích lớn, không ít gia chủ đưa không gian chức năng của tầng trệt lên gác lửng như phòng khách, phòng ăn, phòng trưng bày...
Bên cạnh việc giúp cho gia chủ tăng thêm diện tích sử dụng, xây nhà gác lửng còn là phương án thiết kế tận dụng tối đa diện tích, tối ưu hóa không gian. Với cách thiết kế này, gia chủ vừa có thêm khu vực để bố trí chức năng theo nhu cầu riêng vừa tận hưởng được không gian sống thông thoáng, hiện đại.
Những mẫu nhà gác lửng 2 phòng ngủ đẹp, hiện đại
Với cuộc sống đô thị như hiện nay, nhà cấp 4 có gác lửng trở nên khá phổ biến. Thiết kế gác lửng cho nhà cấp 4 thường áp dụng với những ngôi nhà có diện tích nhỏ. Nhà cấp 4 tuy có diện tích mặt bằng khiêm tốn nhưng nếu thiết kế thông minh gác lửng sẽ mang đến sự thoáng đãng, rộng rãi và tiện nghi.
Có thể sử dụng linh hoạt và tận dụng triệt để khoảng trống trong nhà, gác lửng không chỉ được sử dụng làm phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ... Thậm chí, nó còn trở thành không gian vui chơi, nghỉ ngơi hoặc chứa đồ tiện lợi.
Một ngôi nhà cấp 4 với thiết kế gác lửng làm không gian sinh hoạt. Gia chủ có thể sử dụng gác lửng này làm nhiều không gian chức năng khác nhau theo nhu cầu.
Gác lửng trong ngôi nhà có diện tích lớn được sử dụng làm không gian làm việc.
Gác lửng của ngôi nhà này trở thành không gian đọc sách rất riêng tư.
Một phòng ngủ trên gác lửng như thiết kế này sẽ tăng thêm diện tích sử dụng cho ngôi nhà.
Thiết kế phòng ngủ trên gác lửng của ngôi nhà này đã tận dụng được ánh sáng tự nhiên.
Những lưu ý khi xây nhà gác lửng 2 phòng ngủ
Để tìm được phương án thiết kế gác lửng theo nhu cầu sử dụng, trước tiên gia chủ cần xác định được diện tích không gian có sẵn, lựa chọn vật liệu phù hợp cho cấu trúc của ngôi nhà.
Điều quan trọng tiếp đến là lựa chọn chiều cao của gác lửng. Tránh thiết kế gác lửng quá cao hoặc quá thấp bởi nó sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt hằng ngày. Độ cao thông thường của gác lửng dao động từ 2,5m đến 2,8m.
Bên cạnh đó, gia chủ cần tính toán tỉ mỉ và chi tiết nhất về độ thông thoáng và khả năng lưu thông khí bằng cách sử dụng những nguồn ánh sáng thích hợp. Tầng có gác lửng phải có chiều cao tối thiểu 4,5m. Diện tích của gác lửng thường chiếm 2/3 diện tích của một tầng.
Kích thước của gác lửng lớn hay nhỏ sẽ phụ thuộc vào không gian có sẵn của ngôi nhà. Gia chủ cần xác định trước mục đích sử dụng gác lửng đó là gì để có thể thiết kế kích thước phù hợp. Không nên quá lạm dụng chất liệu gỗ cho tầng gác lửng để tránh cảm giác nặng nề và chật chội.
Tùy theo diện tích và kiến trúc của ngôi nhà, gia chủ có thể lựa chọn phong cách thiết kế gác lửng khác nhau.
Với những ngôi nhà nhỏ và có 1 tầng thì có thể sử dụng gác lửng làm phòng khách hoặc phòng ngủ. Khu vực phía dưới có thể bố trí nhà bếp, nhà vệ sinh, nơi để xe. Còn với những gia đình tận dụng tầng trệt để kinh doanh thì gác lửng có thể sử dụng làm phòng khách, phòng ngủ hoặc nhà bếp.
Có ý kiến cho rằng, xây gác lửng sẽ làm mất thẩm mỹ của một ngôi nhà đẹp. Quan điểm này dường như không hoàn toàn chính xác nếu gia chủ biết phân bổ không gian từng khu vực một cách hợp lý. Khi đó, gác lửng còn tăng thêm sự ấn tượng cho kiến trúc của ngôi nhà.
Sống sang trong những căn nhà cấp 4 mái bằng 5x20, tận dụng tối đa diện tích Những mẫu nhà cấp 4 mái bằng 5x20m thường đi theo kiến trúc nhà ống, hài hòa và đẹp mắt. Hiện nay, mẫu nhà cấp 4 mái bằng có diện tích 520m là một trong những kiểu nhà đẹp được ưa chuộng nhất tại các gia đình Việt Nam, dù ở thành thị hay nông thôn. Vì phong cách thiết kế kiến trúc...