7 lý do khiến ô tô tắt máy bất ngờ khi xe đang chạy
Một trong những lý do phổ biến nhất gây ra sự cố xe tắt máy khi đang lưu thông là cảm biến vị trí trục khuỷu bị lỗi.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến ô tô tắt máy ngẫu nhiên khi đang lưu thông như cảm biến vị trí trục khuỷu, bộ điều khiển động cơ, bugi,…bị lỗi. Vì thế, người lái xe phải nắm được nguyên tắc xử lý để tránh gây ra tai nạn giao thông.
Cảm biến vị trí trục khuỷu bị lỗi
Một trong những lý do phổ biến nhất gây ra sự cố xe tắt máy khi đang lưu thông là cảm biến vị trí trục khuỷu bị lỗi. Khi bộ phận này bị lỗi có thể xuất hiện các cảnh báo nhận biết như đèn kiểm tra động cơ bật sáng, máy đo tốc độ hoạt động không bình thường, hiệu suất nhiên liệu bị ảnh hưởng,…
Một số bộ phận bị lỗi có thể khiến ô tô của bạn tắt máy khi đang lái xe. Nguồn: Carfromjapan
Cách để kiểm tra xem cảm biến vị trí trục khuỷu có bị lỗi hay không là sử dụng máy quét OBD và đọc mã lỗi từ ECU. Nếu bạn nhận được mã sự cố chẩn đoán giữa P0335 và P0338 thì cảm biến vị trí trục khuỷu đang gặp sự cố. Mặc dù máy quét OBD có thể không giúp bạn xác định chính xác vấn đề, nhưng đây vẫn là một công cụ tuyệt vời để xác định nguyên nhân.
Bộ điều khiển động cơ bị lỗi
Một nguyên nhân khác có thể dẫn đến xe tắt máy khi bạn đang lái là do bộ điều khiển động cơ (ECU) hoặc mô đun điều khiển động cơ bị lỗi. Khi ECU bị lỗi có thể làm giảm đột ngột công suất, tiết kiệm nhiên liệu và mất tia lửa điện, khiến xe tắt máy ngẫu nhiên. Một triệu chứng phổ biến khác của ECU bị lỗi là xe của bạn bị khựng và giật khi đang lái xe.
Với trường hợp này, cách tốt nhất là bạn mang xe đến một thợ cơ khí chuyên nghiệp để chẩn đoán ECU.
Máy phát điện trong ô tô có nhiệm vụ tạo ra một dòng điện liên tục từ năng lượng cơ học của ô tô. Nếu vì lý do nào đó mà máy phát điện không hoạt động đúng chức năng, xe của bạn sẽ không nhận được nguồn điện cần thiết, dẫn đến sự cố xe bị tắt khi đang lái. Khi điều này xảy ra, bạn sẽ nhận được một dấu gạch ngang nhấp nháy.
Để kiểm tra máy phát triển, hãy kiểm tra sự gia tăng điện áp khi động cơ chạy ở tốc độ không tải. Nguồn: Vroomly
Để kiểm tra máy phát điện, bạn giữ cho động cơ hoạt động ở tốc độ 2000 vòng /phút. Bật tất cả các thiết bị, bao gồm đèn pha, đèn nội thất, radio, cần gạt nước… và kết nối vôn kế. Nếu chỉ số thấp hơn 13.0 V báo hiệu một máy phát điện bị lỗi cần được thay thế.
Video đang HOT
Trong thực tế, có rất nhiều trường hợp xe tắt máy khi đang lưu thông là do bình nhiên liệu đã cạn. Nguyên nhân có thể là do chủ xe quên kiểm tra mức nhiên liệu thường xuyên hoặc do đồng hồ đo nhiên liệu bị lỗi và không hiển thị mức nhiên liệu thực trong bình.
Nếu bạn nghi ngờ rằng có vấn đề với đồng hồ đo nhiên liệu hoặc cảm biến mức nhiên liệu, hãy thử đổ nhiên liệu đầy bình để xem xe của bạn có khởi động lại hay không.
Nếu xe của bạn tắt máy khi đang di chuyển nhưng sau đó bật lại đột ngột, thường có thể là do bơm nhiên liệu không tốt. Nếu động cơ không nhận được lượng nhiên liệu chính xác vào đúng thời điểm, động cơ sẽ tắt và khi điều này xảy ra, giống với xe của bạn sắp hết xăng. Đối với trường hợp này, bạn sẽ phải sửa chữa hoặc thay thế mới hệ thống mới.
Một nguyên nhân khác có thể là bộ lọc nhiên liệu bị tắc do nhiễm bẩn. Vì vậy, bơm nhiên liệu không thể bơm đủ lượng nhiên liệu, làm rối loạn khả năng sản xuất công suất của động cơ và khiến xe của bạn tắt máy khi đang di chuyển. Đo đó, bạn phải thường xuyên kiểm tra và vệ sinh bộ lọc nhiên liệu.
Khi bạn vặn chìa khóa để khởi động xe, công tắc đánh lửa được lắp phía sau ổ khóa điện sẽ được bật. Bên trong công tắc đánh lửa có nhiều tấm kim loại nhỏ có thể tích tụ rỉ sét theo thời gian. Khi điều này xảy ra, một trong những tấm này có thể mất kết nối và toàn bộ hệ thống đánh lửa sẽ bị ngắt. Hoặc rơ le đánh lửa có thể bị hỏng và cơ chế kiểm soát lượng điện đi qua chúng sẽ ngừng hoạt động. Những điều này sẽ khiến động cơ tắt đột ngột khi xe đang vận hành.
Khi xe tắt máy, bạn hãy kiểm tra xem còn đèn trên bảng điều khiển hay không. Nếu thiết bị trên bảng điều khiển tắt, có thể công tắc đánh lửa bị lỗi. Hoặc bạn khởi động lại một lần nữa sau khi xe tắt máy mà động cơ không khởi động được thì rất có thể xe đã bị lỗi đánh lửa.
Bên trái là bugi còn nguyên chức năng và bên phải là bugi bị lỗi. Nguồn: Carcarehunt
Một thành phần quan trọng khác cho phép động cơ xe tạo ra năng lượng là các bugi nhỏ. Đây là bộ phận đốt cháy hỗn hợp không khí và nhiên liệu trong buồng đốt động cơ để tạo ra chất cháy.
Do mỗi xi lanh có một bugi riêng nên nếu nhiều bugi bị lỗi sẽ khiến động cơ bị dừng và tắt khi đang lái xe.
Trước khi động cơ của bạn tắt hoàn toàn sẽ có những dấu hiệu nhận biết khác mà bạn nên chú ý, bao gồm giảm hiệu suất động cơ, thiếu khả năng tăng tốc, cháy động cơ và động cơ có tiếng nổ. Đối với trường hợp này, bạn cần kiểm tra và thay các bugi bị lỗi.
Mẹo xử lý cuộn dây đánh lửa ô tô bị lỗi
Những lỗi liên quan đến cuộn dây đánh lửa của động cơ ô tô là một vấn đề thường gặp nhưng không phải ai cũng biết cách kiểm tra chúng. Bài viết tổng hợp một số hướng dẫn giúp bạn tự kiểm tra cuộn dây đánh lửa tại nhà.
Dấu hiệu cho thấy cuộn dây đánh lửa bị lỗi
Cuộn dây đánh lửa là một thành phần quan trọng của động cơ hiện đại. Nó chuyển đổi dòng điện 12V thành vài nghìn Volt để tạo ra tia lửa đủ mạnh bắn qua khe hở bugi và giúp xe khởi động.
Cuộn dây đánh lửa ô tô bị lỗi
Những dấu hiệu cho thấy cuộn dây đánh lửa bị lỗi có thể kể đến như đánh lửa sai động cơ, lỗi ở đèn kiểm tra động cơ trên bảng điều khiển, mất điện hoặc xe của bạn chỉ đơn giản là không khởi động được.
Do nằm gần động cơ nên các cuộn dây phải chịu mức nhiệt cao dưới mui xe. Tiếp xúc lâu dài với nhiệt độ cao như vậy làm cho các cuộn dây đánh lửa bị cháy hoặc trở nên kém hiệu quả hơn trong việc tích điện.
Cách đầu tiên để kiểm tra cuộn dây đánh lửa
Hãy bắt đầu kiểm tra giống như phương pháp cơ bản thông thường: đậu xe và tắt động cơ. Nâng mui xe lên và xác định vị trí cuộn dây đánh lửa. Nó thường sẽ nằm gần phần chắn bùn trước, ngay trên động cơ, được bắt vít trực tiếp vào bugi hoặc được gắn đâu đó trên đỉnh động cơ. Nếu cần thiết, hãy tìm kiếm và tháo các lớp vỏ nhựa có thể che đi cuộn dây đánh lửa.
Cẩn thận tháo một trong các dây của bugi khỏi phích cắm bằng dụng cụ và găng tay cách điện.
Cẩn thận tháo một trong các dây của bugi khỏi phích cắm bằng dụng cụ và găng tay cách điện. Sau đó tháo bugi, chú ý không làm rơi bất cứ thứ gì vào khoảng trống vừa xuất hiện. Bất cứ thứ gì lọt vào khoảng trống này đều có thể làm hỏng động cơ, vì vậy tốt nhất bạn nên che nó bằng giẻ hoặc vải.
Khi bugi đã được tháo rời, hãy kết nối lại nó với dây bugi. Giữ bugi bằng dây cách điện để tránh bị điện giật.
Bước tiếp theo là tháo rơ le bơm nhiên liệu để đảm bảo động cơ không nổ máy nhưng tia lửa điện vẫn được tạo ra từ phích cắm. Nếu không chắc chắn về cách tháo rơ le bơm nhiên liệu, hãy tham khảo sách hướng dẫn. Nhờ người khác quay động cơ và quan sát.
Cuộn dây đánh lửa được cho là vẫn đang hoạt động tốt nếu xuất hiện tia lửa điện màu xanh. Tia lửa màu cam là dấu hiệu cho thấy không có đủ điện được cung cấp. Còn trong trường hợp không xuất hiện tia lửa tức là không có gì được tạo ra.
Sau khi kiểm tra xong cuộn dây đánh lửa, hãy lắp lại bugi đã tách rời.
Cách kiểm tra cuộn dây đánh lửa bằng đồng hồ vạn năng kỹ thuật số
Một cách khác để kiểm tra cuộn dây đánh lửa của ô tô là sử dụng đồng hồ vạn năng kỹ thuật số. Trước khi nâng mui xe lên, tốt nhất bạn nên tham khảo sách hướng dẫn sử dụng, trong đó có ghi chỉ số điện trở chính xác của cuộn dây. Xác định vị trí cuộn dây dưới mui xe và ngắt kết nối dây điện của nó.
Cách kiểm tra cuộn dây đánh lửa bằng đồng hồ vạn năng kỹ thuật số
Cuộn dây đánh lửa có hai mạch cần kiểm tra: mạch sơ cấp và thứ cấp. Nối đồng hồ vạn năng với cực âm và cực dương của cuộn dây đánh lửa để kiểm tra mạch sơ cấp.
Nếu đồng hồ vạn năng hiển thị số 0 ohms, tức là cuộn dây đánh lửa đã bị chập bên trong cuộn dây sơ cấp và cần thay thế. Nếu chỉ số của đồng hồ vạn năng vượt quá phạm vi ghi trong sách hướng dẫn sử dụng của ô tô, thì có thể cuộn dây sơ cấp đang hở mạch và cũng cần phải thay.
Để kiểm tra mạch thứ cấp của cuộn dây đánh lửa, hãy nối chân dương của đồng hồ vạn năng với cực dương của cuộn dây và cực đầu ra cao áp kết nối với bugi. Một lần nữa, hãy tham khảo hướng dẫn sử dụng ô tô để biết sản lượng điện dự kiến từ bugi. Hầu hết các cuộn dây đánh lửa có điện trở thứ cấp rơi vào khoảng 6.000 - 10.000 ohms.
Nếu đồng hồ hiển thị số 0, điều đó biểu thị rằng cuộn dây bị ngắn mạch và cần được thay thế. Còn khi chỉ số trên đồng hồ hiển thị quá phạm vi ghi trong sách hướng dẫn, tức là cuộn dây đang hở mạch và cũng cần phải thay thế.
Xử lý cuộn dây đánh lửa trong động cơ ô tô bị lỗi
Sau khi tự kiểm tra tình trạng cuộn dây đánh lửa, nếu bạn không tự tin vào việc tự khắc phục sự cố thì chỉ cần mang xe đến cửa hàng.
Xử lý cuộn dây đánh lửa trong động cơ ô tô bị lỗi
Nếu bạn muốn tự mình giải quyết vấn đề, điều đầu tiên phải làm là tắt hệ thống đánh lửa và xác định vị trí cuộn dây. Rút phích cắm điện của cuộn dây, sau đó cẩn thận tháo các bu lông đang cố định nó. Hãy thay thế cuộn dây cũ bằng một cuộn dây đánh lửa mới.
Trước khi đặt cuộn dây mới vào giá lắp, bạn nên thêm mỡ bôi trơn cách điện vào cuộn dây và giá đỡ để tránh ăn mòn. Vặn chặt các bu lông để cố định cuộn dây mới và đặt đầu nối điện trở lại. Cuối cùng, bạn có thể lặp lại bước kiểm tra ban đầu để chắc chắn là lỗi ở cuộn dây đánh lửa đã được khắc phục.
Nguyên nhân và cách khắc phục két nước ôtô bị sôi Dưới đây là một số nguyên nhân và cách khắc phục khi két nước ôtô bị sôi, tài xế nên biết rõ. Két nước ôtô bị sôi và những điều cần biết. Ảnh: An Thái Két nước ôtô đóng vai trò làm mát động cơ, giúp động cơ không bị quá nóng và luôn duy trì ở mức ổn định, từ đó kéo...