7 lý do khiến bạn đau chân
Đau chân có rất nhiều nguyên nhân, nó có thể do lối sống hằng ngày và cũng có thể do tình trạng sức khỏe của cơ thể. Dưới đây là 7 nguyên nhân khiến chân bạn đau và cách để giảm thiểu cơn đau, theo womansday.
Ảnh minh họa: Shutterstock
Mang giày quá cao
Giày cao gót có thể gây ra một loạt các vấn đề, bao gồm gãy xương, mắt cá chân bị bong gân và u dây thần kinh. Giày cao gót trên 6 cm có thể tạo ra áp lực gấp 7 lần lên bàn chân, theo bác sĩ phẫu thuật chân – tiến sĩ Marlene Reid (Anh).
Bà Marlene khuyến cáo phụ nữ chỉ nên mang giày cao gót thấp hơn 7,5 cm và nên mang giày thấp khi nào có thể.
Mang giày sai kích cỡ
Khi đôi giày quá chật, quá hẹp, hoặc quá cao, ngón chân bị uốn cong và gây đau, tiến sĩ Carly Robbins (Mỹ) khuyến cáo nên mang giày đúng kích cỡ và không gây áp lực lên ngón chân.
Không co duỗi bàn chân
Bàn chân nên co duỗi trước khi tập thể dục để giảm bớt các triệu chứng cứng chân sau khi hoạt động thể chất, theo bác sĩ phẫu thuật chân – tiến sĩ Bela Pandit (Mỹ).
Video đang HOT
Sụt cân
Khi bạn sụt cân, chân sẽ nhỏ lại. Nếu như lúc này bạn vẫn mang đôi giày cũ thì bạn sẽ bị đau chân vì đôi giày này không còn hỗ trợ chân được nữa, bà Pandit giải thích.
Mắc bệnh tiểu đường
Các rối loạn tự miễn dịch có thể dẫn đến các vấn đề lưu thông, đau dây thần kinh, cơ, vấn đề về khớp và nhiễm trùng. Nếu cơn đau chân nặng hơn, bạn hãy kiểm tra lượng đường huyết.
Do công việc
Nếu công việc của bạn đòi hỏi bạn phải đứng nhiều hơn 10 giờ mỗi ngày thì đôi chân của bạn có thể đau nhức và thậm chí sưng chân. Nếu cơn đau nhẹ, bạn có thể lăn một chai nước lạnh hoặc túi nước đá dưới chân khoảng 20 phút để giảm đau, nhưng nếu quá đau thì phải uống thuốc giảm đau. Bạn có thể thực hiện cách này ba hoặc bốn lần một ngày, theo bác sĩ Pandit.
Đang mang thai
Mang thai có thể khiến cơ thể tiết ra kích thích tố làm các dây chằng ở hông thư giãn. Và mặc dù dây chằng thư giãn nhưng lại không tốt cho đôi chân. Do sức nặng của cơ thể càng nặng hơn nên chân có thể đau và sưng hoặc viêm.
Ngọc Lam
Theo Thanhnien
5 thói quen xấu cần bỏ ngay để không tự hại mình
Dưới đây là 5 thói quen chỉnh sửa ngay để không tự mình hại mình, theo hướng dẫn của chuyên gia vật lý trị liệu Rory Brown tại Đại học St Mary ở London (Anh) trên Mirror.
Ảnh minh họa: Shutterstock
Nhìn xuống màn hình
Nhìn xuống một thiết bị kỹ thuật số làm căng cơ cổ, dẫn đến đau và cứng khớp. Ông Rory nói: "Nên để thiết bị kỹ thuật số trước mặt bạn để tránh uốn cổ quá nhiều. Nếu bạn đang ngồi tại bàn làm việc, hãy nâng thiết bị lên cho phù hợp với tầm nhìn. Nên nghỉ giải lao thường xuyên và thư giãn cổ".
Móc túi xách ở khủy tay
Mang túi xách quá khổ làm cong khuỷu tay, cứng cánh tay và có thể dẫn đến viêm bicep, chuyên gia vật lý trị liệu Sammy Margo cảnh báo.
Cô nói: "Khuỷu tay không phải để duy trì một vật nặng trong thời gian dài, vì vậy nó có thể làm căng cơ. Tốt hơn là đeo túi xách ở nách và thay đổi vị trí túi xách thường xuyên".
Tư thế ngồi lái ô tô không thoải mái
Nhiều nghiên cứu cho thấy sự gia tăng hoạt động cơ bắp khắp cơ lưng và cổ, cộng với một tốc độ mệt mỏi nhanh hơn khi rung động xảy ra trong khi lái xe.
Vì vậy, chuyên gia Rory hướng dẫn cách lái xe đúng như sau: "Dành thời gian để điều chỉnh vị trí lái xe cho đến khi bạn cảm thấy thoải mái và được hỗ trợ tốt".
Ngoài ra, nên nâng chiều cao ghế ngồi ngang hông và đầu gối và đảm bảo ghế hỗ trợ đùi. Cố gắng uốn cong nhẹ ở tay khi cầm vô lăng và nhún vai thường xuyên.
Làm việc nhà sai tư thế
Những di chuyển cơ thể và các tư thế chà sàn, lau nhà, đánh bóng đặt bạn vào nguy cơ căng cơ bắp hoặc các khớp, đặc biệt là xung quanh lưng, cổ và vai.
Rory nói: "Sử dụng cơ bắp cốt lõi để giữ cho tư thế tốt trong khi làm việc nhà. Các tư thế lau dọn nhà cần uốn cong ở phần hông chứ không phải là phần lưng thấp".
Giữ điện thoại bằng vai và cổ
Nếu bạn giữ điện thoại bằng cách dùng vai và cổ để bàn tay được tự do, nó có thể dẫn đến cứng cổ.
Tư thế cầm điện thoại đúng cách là giữ chiếc điện thoại vào tai, đầu thẳng và cổ thẳng, không nghiêng sang hai bên.
Ngọc Lam
Theo Thanhnien
Cách phòng ngừa bệnh tật theo từng độ tuổi Theo các nhà khoa học, con người sống ở mọi giai đoạn của cuộc sống ảnh hưởng đến những năm sau này, và con người cũng có thể tự mình làm tăng cơ hội sống khỏe và thọ thông qua một số thói quen ở từng độ tuổi. Tuổi 60 nên duy trì hoạt động thể chất. ẢNH: SHUTTERSTOCK Vì vậy, dưới đây...