7 lý do bất ngờ khiến tinh dịch tự chảy ra
Tinh dịch có thể rò rỉ ra khỏi dương vật do kích thích tình dục, tác dụng phụ của thuốc hay do các bệnh nguy hiểm. Bạn cần tìm đúng nguyên nhân mới có thể cải thiện tình trạng tinh dịch tự chảy ra.
Tình trạng rò rỉ tinh dịch là khi tinh dịch tự chảy ra khỏi dương vật dù nam giới không xuất tinh. Đây không phải tình trạng hiếm gặp và có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Để cải thiện chứng khó chịu này, bạn cần tìm ra đúng nguyên nhân tiềm ẩn.
1. Tinh dịch tự chảy ra do kích thích tình dục
Đôi khi, tinh dịch có thể rò rỉ ra ngoài khi nam giới bị kích thích về mặt tình dục. Kích thích này xảy ra khi nam giới hoạt động tình dục hoặc có suy nghĩ về tình dục. Tình trạng rò rỉ cũng có thể xảy ra ngay trước hoặc ngay sau khi bạn xuất tinh.
Tinh dịch rò rỉ khi nam giới bị kích thích tình dục là bình thường và phổ biến nên bạn sẽ không cần điều trị. Tuy nhiên nếu lượng tinh dịch rò rỉ quá nhiều khiến bạn khó chịu, hãy đến bác sĩ để được tư vấn cách cải thiện tình hình.
2. Tinh dịch tự chảy ra khi bạn đi nhẹ
Tình trạng rò rỉ tinh dịch sau khi đi nhẹ có thể xảy ra nếu tinh dịch vẫn còn trong niệu đạo sau khi xuất tinh. Đôi khi, tinh dịch cũng có thể lẫn với nước tiểu khiến nước tiểu bị đục màu.
Tinh dịch rò rỉ sau khi xuất tinh như trên không đáng lo ngại. Tuy nhiên, không phải tất cả dịch tiết ra từ dương vật đều là tinh dịch. Dịch tiết từ dương vật sau khi đi nhẹ có thể là dấu hiệu của các bệnh lây qua đường tình dục (STI) hoặc chứng tiểu không tự chủ.
Nếu tình trạng tinh dịch rò rỉ sau khi đi tiểu là do bạn vừa xuất tinh thì bạn không cần lo lắng hay tìm cách chữa trị. Tuy nhiên, nếu tình trạng rò rỉ dịch là do bệnh lây qua đường tình dục hoặc do chứng tiểu không tự chủ thì bạn cần điều trị sớm.
Các bệnh lây qua đường tình dục: Các bệnh này có thể được trị bằng thuốc kháng sinh hoặc một số loại thuốc khác do bác sĩ chỉ định. Thay vì tự tìm cách tự chữa tại nhà, bạn nên đến bác sĩ để được kê toa sớm và tránh các biến chứng nguy hiểm.
Chứng tiểu không tự chủ: Các cách điều trị tiểu không tự chủ có thể kể đến là dùng thuốc, bài tập sàn chậu và luyện đi vệ sinh đúng giờ.
3. Rò rỉ tinh dịch do mộng tinh khi ngủ
Tình trạng tinh dịch tự chảy ra trong khi ngủ thường xuất hiện ở nam giới trẻ tuổi nhưng những lứa tuổi khác cũng có thể mắc phải. Tình trạng này có thể do chứng mộng tinh, một chứng khiến nam giới mơ những giấc mơ liên quan đến tình dục. Vùng kín tiếp xúc với giường hoặc quần áo khi ngủ cũng có thể gây kích thích dẫn tới hiện tượng tinh dịch tự chảy ra.
Tình trạng mộng tinh không cần thiết phải điều trị và có thể sẽ giảm dần khi nam giới đến tuổi trưởng thành. Tuy nhiên nếu bạn thấy khó chịu hay căng thẳng vì tình trạng này, hãy thử cải thiện bằng các cách sau:
Đi trị liệu tâm lýThủ dâm trước khi đi ngủThư giãn trước khi đi ngủ bằng cách thiền hay làm những điều bạn thích4. Rò rỉ tinh dịch do viêm tuyến tiền liệt
Viêm tuyến tiền liệt là tình trạng viêm một tuyến nhỏ nằm giữa bàng quang và dương vật. Tuyến tiền liệt có trách nhiệm sản xuất tinh dịch. Viêm tuyến tiền liệt là vấn đề về đường tiết niệu phổ biến nhất đối với nam giới dưới 50 tuổi và phổ biến thứ ba đối với những người trên 50 tuổi.
Bệnh này có thể gây ra các triệu chứng sau:
Đi tiểu thường xuyên và đauCó các triệu chứng giống như cúmDương vật tiết ra dịch trông giống như tinh dịchĐau ở vùng sinh dục, bụng dưới hoặc lưng dưới
Nếu chứng viêm tuyến tiền liệt kéo dài ít nhất 3 tháng hoặc tái phát thường xuyên thì được gọi là viêm tuyến tiền liệt mãn tính. Bệnh này có thể gây rối loạn cương dương, xuất tinh đau và các vấn đề tình dục khác.
Video đang HOT
Cách chữa viêm tuyến tiền liệt tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu bạn bị viêm tuyến tiền liệt là do vi khuẩn, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh. Các loại thuốc điều trị viêm tuyến tiền liệt khác bao gồm thuốc giãn cơ và thuốc chống viêm. Bạn cũng có thể cải thiện những khó chịu do bệnh viêm tuyến tiền liệt gây ra bằng cách:
Tắm nước ấmTránh ngồi lâuUống nhiều nướcKhông dùng những thứ có thể gây kích thích bàng quang như trái cây họ cam quýt, rượu bia và caffeine5. Rò rỉ tinh dịch do chấn thương thần kinh
Hệ thống thần kinh là mạng lưới các dây thần kinh và tế bào truyền thông điệp giữa não và các bộ phận khác của cơ thể. Mạng lưới này kiểm soát tất cả các chức năng của cơ thể, bao gồm cả việc xuất tinh. Các tổn thương hệ thần kinh có thể gây rò rỉ tinh dịch hoặc những thay đổi khác trong việc xuất tinh.
Chấn thương và các tình trạng y tế nghiêm trọng có thể gây tổn thương hệ thần kinh bao gồm:
Có u nãoMắc bệnh tiểu đườngLạm dụng ma túy hoặc rượuMắc hội chứng Guillain – BarreChấn thương ở đầu hoặc tủy sốngNhiễm trùng trong não hoặc xung quanh não và tủy sốngThiếu một chất dinh dưỡng nào đó như thiếu vitamin B-12Mắc các tình trạng thoái hóa như Parkinson hoặc đa xơ cứngTiếp xúc với chất độc như carbon monoxide hoặc kim loại nặng
Quá trình điều trị rò rỉ tinh dịch do chấn thương hệ thần kinh phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra tổn thương. Bác sĩ sẽ kê toa và tư vấn bạn cách thay đổi lối sống để cải thiện tình trạng sau khi xác định được nguyên nhân.
6. Tinh dịch tự chảy ra do thuốc
Một số loại thuốc có thể gây ra thay đổi trong việc xuất tinh như rò rỉ tinh dịch, mất ham muốn tình dục hoặc rối loạn cương dương. Các loại thuốc có thể ảnh hưởng đến xuất tinh là:
Thuốc có hormoneThuốc ổn định tâm trạngThuốc ức chế tái hấp thu có chọn lọc serotonin, một nhóm thuốc chống trầm cảm
Bạn hãy trình bày với bác sĩ nếu nghĩ thuốc mình đang uống ảnh hưởng với các chức năng tình dục. Bác sĩ có thể cân nhắc các phương án điều trị khác không gây rò rỉ tinh dịch. Bạn lưu ý không nên dừng uống thuốc kê toa mà không hỏi ý kiến bác sĩ.
7. Rò rỉ tinh dịch do ung thư tuyến tiền liệt
Ung thư cũng có thể ảnh hưởng đến tuyến tiền liệt. Bệnh ung thư tuyến tiền liệt ảnh hưởng đến khoảng 1 trên 9 nam giới. Ở giai đoạn đầu, bệnh ung thư tuyến tiền liệt có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên, bệnh có thể gây ra các triệu chứng sau khi đã tiến triển:
Khó tiểuKhó chịu vùng chậuRối loạn cương dươngCó máu trong tinh dịchCó thay đổi trong tinh dịch và việc xuất tinh
Mặc dù ung thư tuyến tiền liệt là một bệnh nghiêm trọng cần điều trị sớm nhưng lại ít dẫn tới tử vong. Tuy nhiên, bạn vẫn cần đi khám sớm khi có các dấu hiệu kể trên.
Các lựa chọn điều trị ung thư tuyến tiền liệt phụ thuộc vào mức độ bệnh tiến triển và tình hình sức khỏe của bạn. Các cách điều trị ung thư tuyến tiền liệt bao gồm:
Để giúp giảm hoặc ngăn chặn tình trạng tinh dịch tự chảy ra khỏi dương vật, bạn có thể thử:
Thủ dâm trước khi đi ngủ để tránh mộng tinhTập thể dục thường xuyên để kiểm soát cân nặngĂn uống lành mạnh để giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệtTìm hiểu về tác dụng phụ của các loại thuốc bác sĩ kê toa cho bạnĐi khám sức khỏe thường xuyên hoặc nếu có vấn đề về tiểu tiện hoặc chức năng tình dục
Tình trạng rò rỉ tinh dịch hay tinh dịch tự chảy ra khỏi dương vật có thể không đáng lo lắng nhưng đôi khi lại là dấu hiệu của một số bệnh nguy hiểm. Để bảo vệ sức khỏe tốt nhất, bạn hãy đi khám để tìm ra nguyên nhân tiềm ẩn và chữa trị kịp thời nhé.
Theo Hellobacsi
Vô sinh nữ do tăng Prolactin máu
Prolactin là hormon được chế tiết từ thùy trước của tuyến yên (nằm ở não).
Tăng prolactin trong máu do bất thường ở tuyến yên làm rối loạn chức năng cơ thế và đây là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng vô sinh do vô kinh ở nữ. Các biểu hiện chính của tăng prolactin là vô kinh, ngực tiết sữa, rậm lông,..
Sự chế tiết Prolactin
Prolactin được tiết ra từ các tế bào lactotroph ở thùy trước tuyến yên. Sự chế tiết prolactin được điều hòa bởi vùng dưới đồi. Khác hẳn các hormon của thùy trước tuyến yên, vùng dưới đồi chủ yếu là ức chế cường tính
Nguyên nhân tăng prolactin máu
Nguyên nhân sinh lý
- Tăng prolactin trong bữa ăn, trong giấc ngủ, khi bị stress và thay đổi theo độ tuổi.
- Thay đổi nồng độ prolactin do đang trong thời kì mang thai, thời kì cho con bú, trong chu kì kinh nguyệt.
- Ngoài ra tăng nồng độ prolactin còn có sự thay đổi đối với người mắc hội chứng đa nang buồng trứng.
Ảnh minh họa: Nguồn internet
Do dùng thuốc: Gồm nhóm thuốc Dopamine autagonist: Phenothiazine, Thioxanthinesl. Nhóm thuốc Methyldopa, Reserpin hay nhóm thuốc Cocain, Opiates, Estrogen, Verapamil.
Nguyên nhân bệnh lý
- Nhóm không liên quan đến trục hạ đồi- tuyến yên: Suy giáp, suy thận mạn, xơ gan, u tiết prolactin ngoài tuyến yên, tổn thương thành ngực, tổn thương tủy cột sống
- Nhóm liên quan đến trục hạ đồi- tuyến yên: U tuyến yên, u màng não, cường tuyến yên, hội chứng Cushing (là tình trạng cường chức năng vỏ thượng thận tiên phát (do u hoặc cường sản) gây tăng tiết quá nhiều glucocorticoid), tổn thương cuống tuyến yên
Biến chứng vô sinh do tăng prolactin máu
- Tăng prolactin máu gây tiết sữa, vô kinh thứ phát, rậm lông làm rối loạn chức năng điều hòa sản xuất nội tiết của cơ thể.
Buồng trứng đa nang trên siêu âm: Nguồn intenet
- Tăng Prolactin do các bệnh lý về tuyến yên sẽ làm phá vỡ sự cân bằng nội tiết trong cơ thể, ức chế sự rụng trứng gây vô sinh.
- Tăng Prolactin trong các trường hợp về hội chứng buồng trứng đa nang làm trứng kém phát triển.
Điều trị tăng prolactin
Điều trị nội khoa
Điều trị nội khoa bằng đồng vận Dopamin.
- Dùng Dopamin agonist - là một dẫn xuất lysergic acid. Dopamin agonist kết hợp với thụ thể của Dopamin và bắt chước Dopamin ức chế tuyến yên chế tiết Prolactin.
- Kết quả điều trị: Khoảng 80% bệnh nhân tăng prolactin máu vô kinh, hoặc có tiết sữa bất thường có thể phục hồi chu kỳ kinh nguyệt. Thời gian có kinh lại là 5 - 7 tuần, ngừng tiết sữa hoàn toàn chiếm 50-60% với thời gian trung bình là 12,7 tuần
- Việc điều trị cần dựa vào pháp đồ điều trị của các bác sĩ chuyên khoa.
Ảnh minh họa: Nguồn internet
Điều trị ngoại khoa
Phẫu thuật nội soi tuyến yên xuyên xương bướm: Sử dụng phẫu thuật lấy khối u nhỏ với giới hạn mức độ an toàn cao qua xương bướm bằng vi phẫu thuật, tuy nhiên thường rất khó khăn trong phẫu thuật triệt để.
Hiệu quả phẫu thuật: Phục hồi chu kỳ kinh nguyệt khoảng 30% với Macroadenomaf (u lớn hơn 10mm), 70% với Microadenomaf (u nhỏ hơn 10 mm). Tỷ lệ tái phát từ 30-70%, 10-30% có tổn thương vùng hạ đồi.
- Biến chứng: Tỷ lệ tử vong khoảng 50% trường hợp mở hoặc bị mắt lé do tổn thương giao thoa thị giác.
Xạ trị
- Đáp ứng với điều trị rất thấp.
- Nồng độ prolactin duy trì nhiều năm mới giảm và suy tuyến yên toàn bộ có thể xảy ra hơn 10 năm sau điều trị.
- Thường đáp ứng với u nhỏ hay u nhỏ còn sót lại sau điều trị.
Prolactin là 1 trong 6 loại hormone được tiết ra từ thùy trước tuyến yên. Sự chế tiết bất thường của nó góp phần gây rối loạn hệ trục hạ đồi - tuyến yên - buồng trứng, ảnh hưởng tới hoạt động sinh sản. Điều trị Prolactin máu cao thường có hiệu quả với đồng vận Dopamin, phẫu thuật có thể được xem xét trong những trường hợp cụ thể tuy nhiên tỷ lệ tái phát và biến chứng rất cao.
Theo CSTY
Một số bệnh lý tim mạch mà phụ nữ nếu mắc phải thì không nên mang thai Mang thai và sinh con, đối với phụ nữ là 1 quá trình tự nhiên và bình thường. Tuy nhiên, với những phụ nữ có bệnh thì đó có thể là một bước cản lớn trong hành trình làm mẹ. Trong số đó, tim mạch là bệnh lý không chỉ khiến thai phụ lo lắng mà cả chuyên gia y tế cũng hết...