7 lỗi phổ biến hầu như mẹ trẻ nào cũng mắc phải khi chăm con, một số lỗi thậm chí còn vô cùng nguy hiểm
Chăm con không thể nào tránh khỏi được những sai sót ngoài ý muốn, các mẹ lưu ý xem mình có mắc 7 lỗi dưới đây không nhé!
Ngày nay, các bà mẹ trẻ có thể dễ dàng tìm hiểu thông tin về cách chăm sóc trẻ sơ sinh qua các lớp học cho phụ nữ mang thai, blog trực tuyến được viết bởi bác sĩ nhi khoa và nhà tâm lý học, các diễn đàn và tất nhiên là cả từ mẹ của mình nữa. Nhưng đôi khi các lời khuyên thường có xu hướng mâu thuẫn với nhau, vậy nên để tránh những sai lầm không đáng có, các mẹ hãy đọc ngay bài viết dưới đây để biết những sai lầm phổ biến khi chăm con là gì để còn tránh nhé!
1. Không cho con ăn đủ sữa
Để trẻ bị đói rất nguy hiểm vì chúng có thể gây mất nước và dẫn đến tử vong.
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ, nhưng nếu mẹ ít sữa thì vẫn cần bổ sung thêm sữa công thức để đảm bảo em bé được nuôi dưỡng tốt nhất. Tuy nhiên có một số bà mẹ hoàn toàn từ chối việc cho con uống sữa ngoài. Điều này rất nguy hiểm vì nếu để trẻ bị đói sẽ gây mất nước và có thể dẫn đến tử vong.
Cho trẻ ăn quá nhiều có thể gây đầy hơi, bụng khó chịu và nôn.
Nếu một đứa trẻ khóc, điều đó không có nghĩa là chúng đói. Các em bé có thể khóc vì cảm thấy đau đớn hoặc đơn giản là muốn gặp mẹ. Đôi khi, mọi người cố gắng an ủi trẻ bằng cách cho ăn nhưng nó có thể gây ra sự khó chịu trong dạ dày, đầy hơi và nôn.
Cha mẹ đừng bắt ép nếu con không muốn ăn. Nếu các mẹ cứ lo con mình ăn chưa đủ no, tốt nhất hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa và rất có thể là bản thân đã sai.
3. Vắt sữa vào bình cho con bú
Nhiều trẻ bú mẹ không được tốt lắm nên các mẹ thường vắt sữa cho vào bình để con bú được dễ hơn. Nói chung việc này không có gì nguy hiểm, nhưng việc mút sữa từ bình dễ hơn bú mẹ và trẻ cũng nhanh chóng làm quen hơn. Chính về thế, các bé sẽ nhanh chóng bỏ việc bú mẹ và thích bú bình hơn, điều này có thể dẫn đến trẻ bị sai khớp cắn, gặp vấn đề về giao tiếp và lượng sữa mẹ được sản xuất cũng bị giảm đi.
4. Quấn trẻ quá nhiều lớp
Quấn trẻ quá nhiều lớp có thể làm tăng nguy cơ tử vong đột ngột ở trẻ sơ sinh vì nhiệt độ quá nóng.
Mọi người đều tin rằng việc quấn bé để giữ ấm là rất có lợi, vì trẻ sơ sinh đã quen với độ nóng từ trong bụng mẹ. Tuy nhiên, nhiệt độ quá nóng thực sự rất nguy hiểm và nó làm tăng nguy đột tử ở trẻ sơ sinh. Bác sĩ nhi khoa khuyên nên duy trì nhiệt độ thoải mái trong khoảng từ 18 đến 20 độ C. Đừng đắp quá nhiều chăn cho trẻ, cũng như đừng để chúng nằm gần lò sưởi và nhớ đừng đội mũ cho con khi bé đang ngủ.
Nhưng làm thế nào để cha mẹ biết trẻ đang bị quá nóng? Cách tốt nhất là hãy chạm vào bụng của chúng – vùng bụng nên ấm chứ không được nóng quá. Các dấu hiệu khác như má đỏ và đổ mồ hôi dữ dội cũng là dấu hiệu của việc trẻ bị quá nóng.
Video đang HOT
5. Khử trùng mọi thứ xung quanh trẻ
Nếu môi trường xung quanh quá sạch sẽ, nó chỉ làm tổn thương hệ thống miễn dịch của trẻ và khiến chúng trở nên quá mẫn cảm.
Nhiều người nghĩ rằng trẻ em nên được tắm trong nước đun sôi, ga trải giường phải được là thật kĩ, phòng cho bé ngủ cũng phải làm sạch nhiều lần trong ngày. Nhiều cha mẹ còn loại bỏ hết thú cưng trong nhà vì lo lắng cho sức khỏe của con. Tuy nhiên, các bác sĩ nhi khoa tin rằng khi mọi thứ xung quanh quá sạch sẽ, nó chỉ làm tổn thương hệ thống miễn dịch của trẻ và khiến chúng trở nên quá mẫn cảm.
Theo các nghiên cứu được thực hiện tại Trung tâm trẻ em Johns Hopkins, trẻ em nếu tiếp xúc với các vi trùng trong nhà và lông của thú cưng trong năm đầu đời thường ít bị dị ứng hoặc hen suyễn.
6. Không sử dụng xe đẩy đúng cách
Cha mẹ nên lưu ý mỗi khi đưa con qua đường bằng xe đẩy.
Cha mẹ không thể đảm bảo được việc con cái sẽ luôn luôn an toàn, nhưng những gì chúng ta có thể làm là tuân theo các quy tắc chung để bảo vệ con cái. Một trong những quy tắc đó là khi đi vào thang máy một tay bạn nên bế con, tay còn lại thì đẩy xe vì cánh cửa thang máy có thể đóng lại bất cứ lúc nào.
Ngoài ra, khi băng qua đường cha mẹ thường đẩy xe đẩy trước mặt, nhưng đây là cách làm sai vì xe đẩy thường thấp hơn xe hơi và tài xế có thể không nhìn thấy vì bị các phương tiện khác che mất.
7. Ru con sai cách
Rung lắc trẻ quá mạnh có thể gây thương tổn, thậm chí là tàn tật và tử vong ở trẻ.
Trẻ thường khóc rất nhiều đến nỗi khiến các ông bố, bà mẹ trở nên cáu kỉnh và bắt đầu đung đưa con rất nhanh và mạnh. Cha mẹ hãy nhớ rằng não bộ và phần cổ của trẻ sơ sinh rất yếu, nếu bố mẹ rung lắc quá mạnh có thể gây thương tổn cho trẻ, thậm chí là tàn tật và tử vong.
Nguồn: Brightside
Theo Helino
Luyện ngủ cho con từ khi mới lọt lòng, ông bố MC cùng con vi vu đi du lịch và cho bé ngủ bất kỳ đâu cũng được
Được bố luyện ngủ cho từ nhỏ, nay cứ đến giờ là bé Cá lăn ra ngủ, dù đang ở trung tâm thương mại hay trên máy bay, ô tô, xe đẩy...
Mỗi đứa trẻ sẽ có một bản tính khác nhau, có trẻ dễ, có trẻ khó, có trẻ áp dụng phương pháp vài lần là được nhưng có trẻ thì luyện mãi mới thành công. Nhưng phải khẳng định một điều chắc chắn là thói quen của trẻ có thể thay đổi được dần dần nếu bố mẹ kiên nhẫn. Chuyện luyện ngủ cho con cũng vậy. Đó là quan điểm của anh Ninh Quang Trường (là MC của VTV, chăm con cực khéo với biệt danh Ba Ninh Ninh). Không những luyện ngủ cho con đúng giấc, xuyên đêm, mà ông bố này còn luyện cho con ngủ được ở khắp mọi nơi, thoải mái cùng bố mẹ vi vu trong các chuyến du lịch từ khi còn rất nhỏ.
Bé Cá nổi tiếng với "biệt tài" ngủ bất kỳ đâu, mọi lúc mọi nơi dù ồn ào náo động đến thế nào.
Luyện con tự ngủ khi vừa qua đầy tháng
Ông bố MC chia sẻ: "Trong chuyến đi du lịch Pháp sau đám cưới, tại công viên Disney Land, mình cứ bị chú ý bởi một gia đình 2 con, con lớn khoảng 4 tuổi và con nhỏ chắc gần 1 tuổi. Cả nhà chơi rất vui, em bé ngoan và cực dễ ngủ, ngủ trên xe đẩy, ngủ trên ghế băng, xung quanh ầm ỹ vẫn cứ ngủ, lúc thức thì được bố mẹ cho chơi, lúc mệt thì lăn ra ngủ để cả nhà chơi. Mình mới bắt chuyện hỏi làm sao mà con ngoan thế thì bố mẹ đó có chia sẻ là do luyện từ nhỏ, họ đã sinh một đứa rồi nên có kinh nghiệm hơn. Từ đó mình có mục tiêu là khi có con sẽ luyện cho con như vậy để cả nhà có thể đi du lịch nhàn tênh".
Anh Ninh Quang Trường cho rằng, bố mẹ cần phải xác định mục tiêu rõ ràng như thế thì mới có quyết tâm để thực hiện. Và sau khi đã có quyết tâm, việc đầu tiên của anh là luyện cho con tự ngủ. Sau lễ đầy tháng, giai đoạn luyện ngủ của bé Cá bắt đầu.
Từ sau khi đầy tháng, bé Cá bước vào quá trình luyện tự ngủ. Bố cho bé ngậm ti giả, vỗ mông và chúc bé ngủ ngon, sau đó bé tự xoay xở đưa mình vào giấc ngủ.
Các nguyên tắc được gia đình áp dụng đó là phân phối lịch sinh hoạt của trẻ phù hợp và khoa học: Giờ ăn, giờ chơi, giờ ngủ, giờ vệ sinh, giờ nào việc nấy. Việc bú đúng bữa, bú đủ số lượng ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ của trẻ, khiến trẻ đủ no để ngủ liền mạch, không bị thức dậy lắt nhắt. Sau khi con bú xong, sẽ được vỗ ợ hơi rồi đặt xuống giường nằm ngủ. Lúc này, anh cho con ngậm ti giả, vỗ mông 10 cái và thì thầm với con: "Bây giờ con ngủ đi nhé!", dần dần đó sẽ là một dấu hiệu để con chìm vào giấc ngủ. Đặc biệt lưu ý là đặt con xuống giường khi con buồn ngủ nhưng chưa ngủ, con sẽ tự xoay xở vào giấc khi nằm trên giường.
Ngay từ đầu, gia đình anh quán triệt tinh thần không bế ẵm, rung lắc, hát ru và để con ngủ. Bởi tìm hiểu và đọc nhiều kiến thức thì anh biết, trẻ không có nhu cầu đó, tuy nhiên do thói quen và tình cảm của người lớn khiến cho con nảy sinh thói quen như vậy. Trong những tháng đầu tiên thì con hay giật mình trong khi ngủ, lúc đó anh giữ tay con lại cho không để vung mạnh, giữ một lúc thì con sẽ lại mềm người ra và ngủ tiếp.
Bố Cá cho rằng việc luyện con tự ngủ cũng không nên quá máy móc. Có những giai đoạn như wonder week cũng nên trấn an để con vượt qua rồi sẽ luyện sau.
Tuy vậy, Ba Ninh Ninh cũng không quá máy móc trong quá trình luyện ngủ, không phải là cứ mặc kệ để con khóc rồi tự nín. Ngược lại, khi con khóc, anh sẽ kiểm tra nhanh xem có vấn đề gì không: có đói không, bỉm có bẩn không, phòng có nóng hoặc lạnh quá không, có bị con gì đốt không... Nếu không phải những vấn đề đó thì bình tĩnh đặt tay lên người trẻ, trẻ sẽ dần nín và ngủ tiếp.
Ngoài ra, trong những tuần wonderweek hay con có vấn đề sức khỏe thì anh cũng cũng lựa theo tình hình thực tế và thống nhất rằng sẽ bế ru trấn an con trong giai đoạn này. Hết tuần wonderweek hoặc hết bệnh thì tiếp tục luyện.
Để luyện cho bé ngủ xuyên đêm, Ba Ninh Ninh phối hợp chặt chẽ với bữa cuối cùng trong ngày. Trẻ bú không đủ no mà đi ngủ ngay thì sẽ thức dậy giữa đêm để bú sữa. Thế nên trước bữa cuối cần cho con một quãng thời gian chơi vừa đủ, cơ thể được vận động và cho ăn nhiều. Giai đoạn đầu con chưa ăn được nhiều để đủ no ngủ hết đêm, nhưng dần dần thời gian ngủ sẽ dài dần ra, sau đó là ngủ một mạch đến sáng.
Bé Cá được 6 tháng là đã có thể ngủ liền một mạch 8 tiếng (bắt đầu đi ngủ từ 7h30', dậy ăn thêm một bữa vào lúc 9h30' tối và ngủ xuyên đêm đến 5h30' sáng hôm sau).
Bé Cá được bố cho ra ngoài từ rất sớm và luyện cho em khả năng ngủ bất kỳ đâu.
Luyện con ngủ ở mọi lúc mọi nơi
Với bé Cá, ngoài chuyện luyện ngủ hàng ngày ra, ông bố MC còn muốn con dễ ngủ trong các chuyến đi chơi, để sau này gia đình có thể đi du lịch sớm cùng nhau. Bởi khi đi du lịch, hoàn cảnh ngủ sẽ không hề giống ở nhà, nếu con lạ giường hoặc chỉ quen ngủ một chỗ cố định thì sẽ rất khó khăn.
Vì vậy, ngay từ lúc mới sinh, anh đã tập cho con ngủ ở khắp nơi trong nhà, ngoài ngủ ở cũi ra thì có thể ngủ ở giường bố mẹ, sofa, xe đẩy... Ban ngày anh thường để con ngủ trong xe đẩy, đặt xe gần vị trí của bố để vừa làm việc vừa để ý được con. Thêm vào đó, gia đình vẫn sinh hoạt bình thường khi con ngủ. Nếu buổi ngày sẽ để ánh sáng, vẫn mở tivi, bật nhạc, nói chuyện bình thường. Bởi bé cần phân biệt được ban ngày và ban đêm từ sớm. Trong giai đoạn đầu khi con hay bị giật mình, bố mẹ chỉ cần giữ hai tay con lại rồi vỗ nhẹ nhẹ là con sẽ lại tiếp tục ngủ.
Ông bố đảm cũng cố gắng thay đổi nhiều môi trường khác nhau để giúp con sớm thích nghi. Anh thường xuyên đưa con ra ngoài chơi cho con quen dần từ nhỏ. "Em Cá nhà mình được cho ra phố đi bộ chơi từ hồi chưa đầy tháng. Chỉ cần chuẩn bị kĩ một chút là có thể yên tâm đi chơi rồi. Lúc con ngủ thì cho con nằm xe, nếu con quấy khóc thì có thể vừa đi vừa bế. Lớn hơn một chút thì bố Cá hay cho con đi cùng trong các buổi cafe với bạn bè, con ngồi xe đẩy hoặc bố mẹ bế trên ghế cùng. Chỉ lưu ý không chọn quán cafe có hút thuốc lá là được. Để con dễ ngủ trong các chuyến đi du lịch thì điều quan trọng là bố mẹ cần tôn trọng nhịp sinh hoạt của con, đến giờ ngủ của con thì cho con ngủ chứ không bắt con thức cùng", anh chia sẻ.
Đương nhiên là sẽ có bé dễ, có bé khó, nhưng chỉ cần bố mẹ kiên trì, nhất quán thì nhất định sẽ luyện ngủ được cho con.
Anh dần dần luyện cho con ngủ trên xe đẩy, địu, ngủ trên ô tô, tàu điện, máy bay..., cứ để con ngủ trong lúc di chuyển khi đã đến giờ ngủ của con. Thậm chí anh cũng luyện cho con ngủ trong trung tâm thương mại - nơi thường có nhiều tiếng ồn, âm nhạc, quảng cáo, đèn sáng, người qua lại và nhiều mùi khác nhau. Bởi con cũng cần được làm quen từ nhỏ với sự thay đổi đó. "Mình thường cho con vào xe đẩy rồi tranh thủ đi mua sắm, nếu con ngủ rồi thì thử ra chỗ đông người hơn, ồn ào hơn để tăng độ khó. Dần dần con có thể ngủ được trong mọi hoàn cảnh.
Có một điều mà bố Cá chia sẻ đều bị mọi người cười, nhưng mình vẫn làm thường xuyên, đó là nói chuyện trước với con, mặc dù con rất bé. Ví dụ khi mình định đưa bé đi chơi hơi lâu một tí, hay sẽ có một chuyến đi xa thì đều nói trước cho bé chuẩn bị tinh thần. Mình cứ nói như con là một lớn vậy: 'Bây giờ bố con mình sẽ đi chơi nhé, chuyến đi này sẽ hơi dài, sẽ trùng vào giờ ngủ của con, thế nên con cứ yên tâm ngủ nhé, bố đã chuẩn bị xe đẩy rồi', ông bố MC tâm sự thêm.
Nhờ được bố rèn luyện từ khi còn nhỏ như vậy mà hiện giờ 2 tuổi, bé Cá có thể theo bố mẹ đi du lịch và lăn ra ngủ ở bất kỳ đâu khi đến giờ ngủ. Đó hẳn là giấc mơ của nhiều ông bố bà mẹ có con nhỏ. Ông bố đảm chia sẻ đến các bố mẹ khác: "Sẽ thật may mắn cho bố mẹ nào có con dễ tính, dễ ăn dễ ngủ. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, sự kiên nhẫn của bố mẹ lại có tác dụng không ngờ. Luyện ngủ cho con cũng cần rất nhiều thời gian và công sức, nhưng nếu làm được thì cả gia đình thoải mái đi chơi mà không sợ con bị mệt hay khó thích nghi".
Theo Helino
Con trai tôi mới 3 tuổi nhưng dây thần kinh mắt của con bị tổn thương bởi thói quen mà chính tôi và cả triệu bà mẹ đang mắc phải Nghe bác sĩ nói mà tôi rụng rời tay chân, tôi đâu ngờ chính tôi đã làm hại con rồi. Chào mọi người. Khi nói ra những điều này, trong lòng tôi đang nặng trĩu. Bản thân tôi đã quá sai khi nuông chiều con một cách thái quá. Chỉ mong sau khi chia sẻ của tôi được đăng tải, mọi người, cũng...