7 lời khuyên cho người mắc bệnh tiểu đường khi bị thương ở chân
Người bị bệnh tiểu đường cần duy trì một chế độ ăn uống hợp lý, thường xuyên vận đồng để có thể kiểm soát được lượng đường trong máu.
Thường xuyên kiểm tra lượng đường trong máu: Người bệnh cần đi khám thường xuyên và cùng với bác sĩ đưa ra kế hoạch cá nhân (chế độ ăn uống, luyện tập và dùng thuốc) để giữ cho lượng đường trong máu luôn ổn định.
Bỏ hút thuốc: Khi hút thuốc, người hút đưa một lượng carbon dioxin từ khói thuốc vào cơ thể, chất này ngăn cản ôxy kết hợp với hồng cầu. Bên cạnh đó, thuốc lá còn làm chậm sự hấp thu của insulin khi tiêm, khiến khó kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân sử dụng insulin.
Mang giày phù hợp: Đôi chân của bệnh nhân đái tháo đường rất dễ bị tổn thương, nhiễm trùng hoặc hoại tử. Do đó, bệnh nhân cần phải lựa chọn giày dép phù hợp và không được đi chân trần ngay cả khi ở nhà.
Video đang HOT
Giữ chân sạch sẽ và thường xuyên cắt móng chân: Rửa chân bằng xà bông và nước mỗi ngày, dùng kem dưỡng da cho toàn bộ bàn chân để tránh nứt nẻ. Cắt móng chân sẽ ngăn ngừa móng chân mọc vào trong gây tổn thương.
Kiểm tra chân hàng ngày: Kiểm tra da trên đôi chân của bạn, bao gồm cả khu vực giữa các ngón chân. Các vết thương tại chân ở người mắc bệnh tiểu đường có thể nhanh chóng trở nên nghiêm trọng, hoại tử.
Tìm hiểu để phát hiện các dấu hiệu cảnh báo: Chai chân thường là dấu hiệu đầu tiên mà bạn đang đặt áp lực lên khu vực nhất định của bàn chân, có thể dẫn đến viêm loét. Do đó, đối với bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường cần đề phòng từ những dấu hiệu đơn giản nhất.
Xử lý vết thương ngay lập tức: Nếu bạn phát hiện ra một vết thương, làm sạch nó bằng xà phòng nhẹ nhàng và nước, bôi một thuốc mỡ kháng sinh rồi che lại bằng một miếng băng. Lặp lại quá trình này 2 lần/ngày và tránh nước./.
CTV Vũ Gia/VOV.VN (biên dịch)
Heathline
Ăn dâu tây tốt cho người tiểu đường
Dâu tây là một nguồn chất chống ôxy hóa tốt, được chứng minh là có thể kiểm soát lượng đường trong máu.
Một chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Theo nguyên tắc chung, chúng ta nên ăn nhiều loại thực phẩm bao gồm trái cây, rau... Bên cạnh đó, đường, chất béo và muối nên được giữ ở mức tối thiểu.
Dâu tây, quả óc chó và hạt bí ngô đã được chứng minh là làm giảm lượng đường trong máu, theo Express.
Theo đó, dâu tây là một nguồn chất chống ôxy hóa tốt, đã được chứng minh là có lợi cho lượng đường trong máu vì chúng có thể ngăn ngừa stress ôxy hóa. Các nghiên cứu đã chỉ ra mức độ căng thẳng ôxy hóa mạn tính ở những người mắc bệnh tiểu đường.
Ăn dâu tây có thể kiểm soát lượng đường trong máu. Ảnh: CN
Ngoài hàm lượng chất chống ôxy hóa và chất xơ cao, dâu tây còn chứa các vitamin và khoáng chất quan trọng khác bao gồm vitamin C, vitamin K, mangan và kali.
Bên cạnh đó, quả óc chó cũng tốt cho người tiểu đường. Theo nghiên cứu gần đây cho thấy ăn quả óc chó có thể làm giảm lượng đường trong máu. Một nghiên cứu khác cho thấy ăn quả óc chó có thể làm giảm nguy cơ bệnh đái tháo đường loại 2 ở phụ nữ.
Ngoài ra, hạt bí ngô cũng có thể kiểm soát lượng đường trong máu. Hạt bí ngô còn chứa nhiều magiê, chất xơ và acid béo lành mạnh có thể có lợi cho sức khỏe. Các nghiên cứu đã đề xuất một số đại phân tử trong hạt bí ngô có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
CHÂU NGUYÊN
Theo PLO
Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể nếu ăn một quả chuối mỗi ngày Chuối đặc biệt là một nguồn cung cấp vitamin C tốt, giúp đánh bại sự hình thành các gốc tự do gây ung thư. Nhiều nghiên cứu cho thấy, hàm lượng chất xơ cao của chúng làm giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng. Là loại trái cây với sự phổ biến đáng kinh ngạc trên toàn thế giới, chuối được trồng...