7 loại thực phẩm tồi tệ nhất có thể gây rụng tóc
Tóc đẹp không chỉ là sử dụng các sản phẩm chăm sóc tóc đắt tiền. Một chế độ ăn uống nghèo nàn có thể làm cho tình trạng tóc tồi tệ hơn hoặc có thể làm tăng tốc độ rụng tóc của bạn.
Cũng giống như làn da, mái tóc khỏe mạnh cũng là một chỉ số của một cơ thể được nuôi dưỡng tốt. Chế độ ăn uống hàng ngày có thể gây hư tổn hoặc tạo điều kỳ diệu cho mái tóc của bạn.
Mặc dù mọi người thường quy các vấn đề về tóc là do căng thẳng và di truyền, nhưng một yếu tố đáng ngạc nhiên khác là chế độ ăn uống của mỗi người. Dưới đây là 7 loại thực phẩm bạn cần tránh để ngăn ngừa tình trạng rụng tóc, theo NDTV Food.
Đường
Đường được coi là mối đe dọa lén lút vừa ảnh hưởng xấu đến mái tóc, vừa ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, kháng insulin dẫn đến bệnh tiểu đường và béo phì cũng có thể khiến bạn bị rụng tóc hoặc thậm chí dẫn đến hói đầu ở cả nam và nữ. Và yếu tố số một đằng sau tình trạng kháng insulin là chế độ ăn nhiều đường, tinh bột và carbohydrate tinh chế.
Ăn quá nhiều đường có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và gây rụng tóc. Ảnh: NHẬT LINH
Thực phẩm có chỉ số đường huyết cao
Thực phẩm có chỉ số đường huyết cao là những thực phẩm gây tăng đột biến insulin. Thực phẩm như bột mì tinh luyện, bánh mì và đường đều là thực phẩm có chỉ số đường huyết cao. Những loại thực phẩm này có thể tạo ra sự mất cân bằng nội tiết tố và gây ra sự gia tăng đột biến insulin dẫn đến tình trạng rụng tóc.
Soda dành cho người ăn kiêng
Video đang HOT
Soda ăn kiêng có chứa một chất làm ngọt nhân tạo gọi là aspartame, mà các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra có thể làm hỏng các nang tóc. Nếu gần đây bạn đang bị rụng tóc thì tốt nhất bạn nên tránh hoàn toàn các loại nước ngọt dành cho người ăn kiêng.
Rượu
Tóc chủ yếu được tạo ra từ protein, được gọi là keratin. Keratin là một loại protein tạo cấu trúc cho tóc của bạn. Rượu có tác động tiêu cực đến quá trình tổng hợp protein và có thể làm cho tóc trở nên yếu hơn và không còn bóng mượt. Ngoài ra, uống nhiều rượu có thể tạo ra sự mất cân bằng dinh dưỡng và có thể gây chết nang tóc.
Đồ ăn vặt
Đồ ăn vặt thường chứa nhiều chất béo bão hòa (SFA) và không bão hòa đơn (MUFA), không chỉ khiến bạn béo phì và làm phát sinh các bệnh tim mạch, mà còn có thể khiến bạn rụng tóc.
Đồ ăn vặt có thể khiến bạn rụng tóc. Ảnh: NHẬT LINH
Một chế độ ăn giàu SFA và MUFA có thể nâng cao mức testosterone, có khả năng làm tăng mức hormone DHT. Hormone DHT thuộc nhóm androgen, một hormone sinh dục ở nam giới, có liên quan đến chứng rụng tóc.
Ngoài ra, thức ăn nhiều dầu mỡ có thể làm cho da đầu của bạn nhờn, dẫn đến tắc nghẽn lỗ chân lông và thu nhỏ các nang tóc.
Lòng trắng trứng sống
Trứng rất tốt cho tóc nhưng không nên ăn trứng sống. Lòng trắng trứng sống có thể gây ra sự thiếu hụt biotin, một loại vitamin hỗ trợ sản xuất keratin.
Lòng trắng trứng chứa avidin, protein này sẽ liên kết với biotin tạo phức hợp khó tan khiến ruột không hấp thu được. Sự thiếu hụt biotin có thể gây ra tình trạng rụng tóc.
Cá
Lượng thủy ngân cao có thể dẫn đến rụng tóc đột ngột. Nguồn phơi nhiễm thủy ngân phổ biến nhất là cá vì nồng độ methyl thủy ngân trong cá đã tăng lên trong vài thập kỷ qua do biến đổi khí hậu và đánh bắt quá mức. Cá nước biển như cá kiếm, cá thu, cá mập và một số loại cá ngừ chứa rất nhiều thủy ngân, theo NDTV Food.
7 dấu hiệu cảnh báo cơ thể thiếu kẽm
Khi cơ thể thiếu hụt kẽm, bạn có thể gặp nhiều vấn đề như rụng tóc, răng ố vàng, loét miệng, móng giòn, dễ gãy.
Rụng tóc: Theo Prevention, đây là omột trong những triệu chứng phổ biến xảy ra khi cơ thể thiếu kẽm. Kẽm là khoáng chất thiết yếu cho sự nhân lên của tế bào và hấp thu protein. Những chức năng này rất quan trọng để có mái tóc dày, bóng mượt. Ảnh: Healthista.
Móng giòn, dễ gãy và có đốm trắng: Những đốm trắng trên móng tay, còn gọi là vạch Beau, có thể cảnh báo sự thiếu hụt kẽm trong cơ thể. Ngoài ra, móng tay, chân của bạn có thể mọc chậm, giòn và dễ gãy. Điều này là do cơ thể cần lượng kẽm ổn định để phát triển mô và tế bào ở móng. Khi thiếu kẽm, các vấn đề móng phổ biến có thể xảy ra, biểu hiện nặng nhất là xuất hiện những đốm trắng. Ảnh: Parenting.
Răng ố vàng, không sáng: Kẽm rất cần thiết cho răng khỏe mạnh. Nó là yếu tố quan trọng và hiện diện tự nhiên trong mảng bám, nước bọt và men răng. Nếu bạn có lượng kẽm thấp, hàm răng sẽ không trắng bóng, dễ bị mẻ và yếu. Bạn cũng nhạy cảm hơn với mùi, vị giác thay đổi, lưỡi trắng và dễ bị viêm nướu. Ảnh: Mouthhealthy.
Loét miệng: Thiếu kẽm trong chế độ ăn cũng có thể gây loét miệng tái phát. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra lượng kẽm thấp có thể làm tăng nguy cơ loét miệng. Những bệnh nhân có lượng kẽm thấp trong máu thường bị loét miệng và tái phát nhiều lần. Ảnh: Timesofindia.
Xương yếu: Canxi rất cần thiết cho xương, nhưng kẽm là khoáng chất quan trọng cho sự phát triển và hình thành xương. Kẽm giúp tăng trưởng và phát triển tế bào, đồng thời tái tạo collagen cần thiết để làm cho xương khỏe mạnh. Ảnh: Theindiaexpress.
Mụn hoặc những vấn đề khác trên da: Những người bị mụn trứng cá có thể thiếu kẽm. Một số phương pháp điều trị và kháng sinh chữa mụn trứng cá có thể chứa kẽm. Khi bạn bị thiếu kẽm, da cũng thường có những nốt đóng vảy do mụn không liền hoặc lâu lành vì kẽm rất cần thiết để chữa lành vết thương. Ảnh: Eatthis.
Thị lực kém: Mắt của bạn chứa nồng độ kẽm cao, đặc biệt trong võng mạc. Theo Hiệp hội Nhãn khoa Mỹ, kẽm giúp vận chuyển vitamin A từ gan đến võng mạc, tạo ra các sắc tố bảo vệ trong mắt. Vì vậy, thiếu kẽm có thể khiến thị lực kém đi, mắt mờ dần. Ảnh: Prevention.
13 sai lầm cha mẹ thường mắc phải khi chăm trẻ dưới 1 tuổi - không phải ai cũng biết Làm cha, làm mẹ, ai cũng muốn chăm con mình thật kỹ lưỡng để con có thể phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên, nhiều ông bố bà mẹ vẫn mắc phải những sai lầm này trong quá trình nuôi con. Trẻ hay rụng tóc là biểu hiện của thiếu canxi Rụng tóc hoàn toàn không liên quan đến tình trạng thiếu canxi. Trên...