7 loại rau tăng cường hệ miễn dịch khi trời lạnh
Bổ sung các loại rau nhằm tăng cường hệ miễn dịch là điều đơn giản nhất bạn có thể làm khi trời lạnh. Vì nó giúp cơ thể bạn tránh được nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.
Mặc dù hầu hết các loại rau đều chứa nhiều chất dinh dưỡng và có tác dụng bảo vệ sức khỏe nhưng một số loại rau có thành phần hóa học đặc biệt và khi vào cơ thể sẽ tạo ra các phản ứng giúp hệ miễn dịch của cơ thể khỏe mạnh hơn, có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus và tránh bệnh tật.
Khi thời tiết chuyển sang lạnh, sự thay đổi nhiệt độ đột ngột giữa ban ngày và ban đêm khiến cho cơ thể bạn gặp nhiều cản trở, khó thích nghi ngay lập tức. Kết quả là hệ miễn dịch của cơ thể bị suy giảm, bạn dễ mắc nhiều bệnh hơn. Bổ sung các loại rau nhằm tăng cường hệ miễn dịch là điều đơn giản nhất bạn có thể làm khi trời lạnh. Vì nó giúp cơ thể bạn tránh được nguy cơ mắc các bệnh mãn tính chẳng hạn như bệnh tim và một số bệnh ung thư.
Bạn hãy bổ sung thêm các loại rau họ cải như rau củ cải đường, bông cải xanh, cải bruxen, cải bắp, súp lơ, cải xoong… để tăng sức khỏe của mình khi trời trở lạnh.
Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung các loại thực phẩm sau.
1. Tỏi
Tỏi chắc chắn là một trong những thực phẩm có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch tốt nhất vì trong tỏi có allicin – một hợp chất có thể chuyển đổi thành organosulfurs giúp bảo vệ tế bào, tránh các bệnh mãn tính lớn . Tỏi là một chất khử trùng tự nhiên, ngăn ngừa ung thư, chống lại nhiễm trùng và ngăn ngừa cảm lạnh.
Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tỏi có thể phòng ngừa hoặc giảm các bệnh mãn tính liên quan đến tuổi tác, chẳng hạn như xơ vữa động mạch, đột quỵ, ung thư, rối loạn miễn dịch, lão hóa não, đục thủy tinh thể và viêm khớp.
Ảnh minh họa
2. Hành tây
Hành tây rất giàu quercetin – một chất chống oxy hóa mạnh mẽ mà có thể làm giảm nguy cơ ung thư. Cũng như tỏi, hành tây cũng chứa các hợp chất allicin tuyệt vời. Hành tây màu đỏ và màu tím đều chứa anthocyanins – các chất chống oxy hóa có khả năng phòng, chữa bệnh mạnh mẽ. Ngoài tác dụng đặc biệt trong phòng ngừa và chữa bệnh ung thư, quercetin có trong hành tây còn được coi là thực phẩm an toàn giúp ngăn ngừa bệnh tim, tăng cường hệ miễn dịch và giảm huyết áp cao.
Ảnh minh họa
Video đang HOT
3. Các loại nấm
Sức mạnh của nấm xuất phát từ khả năng tăng cường hoạt động của các tế bào T. Các tế bào này có nhiệm vụ tấn công và loại bỏ các tế bào bị hư hại hoặc nhiễm virus, từ đó giúp hệ miễn dịch của bạn hoạt động tốt, sức khỏe ổn định.
Nấm có tác dụng giảm hầu hết các bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư vú ở phụ nữ nhờ tác dụng ngăn chặn thiệt hại DNA xảy ra. Trong trường hợp bị ung thư, bạn cũng có thể tăng cường ăn nấm để ngăn chặn khối u phát triển nhanh, kéo dài thời gian khỏe mạnh.
Ảnh minh họa
4. Cà chua
Cà chua là một nguồn giàu chất chống oxy hóa. Các chất chống oxy hóa trong cà chua chủ yếu là lycopene có tác dụng đặc biệt mạnh trong việc ngăn ngừa ung thư, nhất là ung thư tuyến tiền liệt.
Cà chua cũng có hàm lượng beta carotene, một chất hỗ trợ hệ miễn dịch hoạt động tốt. Lượng chất xơ cao trong cà chua cũng góp phần ổn định hệ tiêu hóa của bạn.
Ảnh minh họa
5. Củ cải đường
Củ cải đường được coi là một máy lọc máu tuyệt vời vì nó rất giàu sắt và sản xuất các tế bào máu trắng. Nhờ vậy, nó rất có lợi cho sức khỏe và giúp bạn chống lại bệnh tật.
Củ cải đường còn kích thích các tế bào hồng cầu và cải thiện việc cung cấp oxy cho các tế bào trong cơ thể. Đây chính là lý do tại sao các nhà khoa học cho rằng củ cải đường có công dụng ung thư, bệnh tim và có tác dụng giải độc cho các cơ quan trong cơ thể. Củ cải cũng giàu chất xơ và bổ dưỡng cho sức khỏe tiêu hóa.
Ảnh minh họa
6. Rau bina
Rau bina rất giàu beta carotene. Khi vào cơ thể, carotene được cơ thể chuyển hóa thành vitamin A , gây ra phản ứng giúp hỗ trợ hệ miễn dịch của bạn.
Rau bina có tác dụng ngăn ngừa ung thư và bệnh tim mạch vì nó rất giàu các khoáng chất kẽm. Ngoài ra, vitamin C trong rau bina còn giúp bạn chống lại cảm lạnh và nhiễm trùng và giữ cho làn da của bạn khỏe mạnh. Các vitamin nhóm B giúp bạn bình tĩnh và tràn đầy năng lượng hơn. Chính nhờ những tác dụng này mà rau bina cũng được coi là một “vệ sĩ” cho hệ miễn dịch của bạn, nhất là khi thời tiết chuyển lạnh.
Ảnh minh họa
7. Ớt chuông
Loại ớt này đặc biệt rất giàu vitamin C nên nó đặc biệt tốt cho hệ miễn dịch của bạn. Hàm lượng beta carotene trong ớt chuông cũng cao nên khi vào cơ thể sẽ được tổng hợp thành vitamin A giúp cơ thể chống lại bệnh tật.
Mặc dù ớt xanh và vàng, đỏ đều chứa nhiều dinh dưỡng nhưng ớt chuông đỏ có nhiều vitamin C và beta carotene hơn nên tốt hơn hẳn.
Ảnh minh họa
Theo VNE
Tăng hệ miễn dịch bằng rau củ
Bạn nên tìm đến chế độ ăn uống nhiều rau củ nếu không có hệ miễn dịch tốt. Các chuyên gia cho biết có một số loại rau củ giúp đẩy mạnh khả năng miễn dịch.
Hành củ: Giàu quercetin, một chất chống ô xy hóa mạnh giúp giảm nguy cơ ung thư. Khi bạn ăn nhiều hành sống, nó giúp giảm lượng chất béo dư thừa tích tụ trong cơ thể.
Cà chua - Ảnh: Khả Hòa
Nấm: Ăn nấm trắng không chỉ tăng hệ miễn dịch mà còn giúp ngừa bệnh ung thư, như ung thư vú.
Cà chua: Ăn loại quả này giúp bạn nạp một lượng lớn vitamin C, một loại chất chống ô xy hóa giúp tăng khả năng miễn dịch.
Củ dền: Tốt cho hệ miễn dịch vì giúp thanh lọc máu. Củ dền rất giàu chất sắt giúp sản sinh bạch cầu, còn gọi là tế bào miễn dịch chống lại bệnh. Chúng cũng kích thích sản xuất hồng cầu và cải thiện quy trình cung cấp khí ô xy cho tế bào.
Củ dền - Ảnh: Shutterstock
Cải bó xôi: Ngừa ung thư, bệnh tim và rất giàu khoáng chất chống bệnh tật được gọi là chất kẽm.
Măng tây: Hàm lượng phong phú protein trong măng tây giúp loại bỏ tất cả các chất độc ra khỏi cơ thể.
A ti sô: Giúp tăng hệ miễn dịch vì nó có một chất gọi là cynarin giúp tạo lá chắn cho cơ thể.
Củ hành - Ảnh: Thái Nguyên
Ớt: Nếu thích ăn ớt đỏ, ắt hẳn bạn có khả năng miễn dịch tốt. Ớt đỏ giúp tích trữ vitamin C cho cơ thể và ngừa bệnh.
Khoai lang: Không chỉ giúp tăng khả năng miễn dịch, ăn khoai lang còn giúp chống ung thư nhờ nguồn dồi dào chất chống ô xy hóa.
Tỏi: Chứa allicin có thể chuyển hóa thành organosulfur, hợp chất bảo vệ tế bào an toàn trước các quá trình hủy diệt tế bào, vốn thường gây ra các bệnh mãn tính.
Theo TNO
Viêm phổi ở trẻ và cách điều trị viêm phổi ở trẻ Thời tiết chuyển mùa khiến trẻ em dễ mắc viêm phổi do hệ miễn dịch còn chưa phát triển hoàn thiện, sức đề kháng yếu. Cùng tham khảo các cách điều trị viêm phổi ở trẻ. 1. N guyên nhân gây viêm phổi ở trẻ Viêm phổi là bệnh lý nhiễm trùng nhu mô phổi do các vi khuẩn như Liên cầu khuẩn...