7 loại nước uống có thể giúp ‘giải’ rượu
Rượu bia là đồ uống phổ biến được dùng trong những ngày sum họp của người dân. Sử dụng một số loại nước uống, sẽ giúp bạn giảm thiểu được các biểu hiện khó chịu do say và giải rượu nhanh chóng.
1. Người uống rượu bia nên uống nhiều nước lọc
Bản thân rượu là một chất lợi tiểu, khiến cơ thể đi tiểu nhiều hơn. Do đó bạn sẽ mất nước khi đi tiểu nhiều, dễ dẫn tới các triệu chứng như khô miệng, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn.
Nước lọc giúp bù lại lượng nước đã mất, đồng thời pha loãng và làm giảm nồng độ cồn trong cơ thể.
Nước gừng có tác dụng giải rượu.
2. Nước gừng giúp giải rượu
Theo y học cổ truyền, gừng có vị cay, tính ấm, có tác dụng phát tán phong hàn, ôn trung, cầm nôn, tiêu đàm, giải độc. Những người nôn nao do say rượu (buồn nôn, nôn, đau đầu, chóng mặt…) nên sử dụng nước gừng hoặc trà gừng.
- Nước gừng tươi: Dùng vài lát gừng tươi đã thái mỏng vào nước ấm để uống. Có thể cho thêm mật ong vào nước gừng để thúc đẩy quá trình giải rượu.
- Trà gừng: Cắt vài lát gừng tươi bỏ vào cốc nước ấm ngâm với lá trà trong khoảng vài phút rồi khuấy đều và uống.
Nước sắn dây làm giảm các chứng mệt mỏi do rượu.
3. Nước sắn dây
Sắn dây hay còn được gọi là cát căn, là vị thuốc có nhiều tác dụng trong đông y. Sách Lý Sĩ Tài đời Minh có ghi: Cát căn là vị thuốc vào kinh dương minh, chủ trị nhức đầu và sinh cơ, chỉ khát, tiêu độc, giải rượu. Người say rượu có thể uống bột sắn dây để giải rượu nhanh chóng, làm giảm các triệu chứng mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn, trừ phiền khát.
Cách dùng: Cho 1 – 2 thìa bột sắn dây, 1 thìa đường và quả chanh tươi. Trộn bột sắn và đường, sau đó thêm nước đun sôi để nguội. Vắt thêm chanh vào khuấy đều và uống.
Nước dừa tươi tăng cường khí lực cho cơ thể.
4. Nước dừa tươi
Khi say rượu, người bệnh dễ bị buồn nôn, nôn, không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn làm mất đi một lượng lớn các nguyên tố kali, natri, canxi… Bạn có thể bổ sung các chất điện giải cho cơ thể bằng cách sử dụng nước dừa tươi.
Theo đông y, nước dừa ngọt ấm, không độc, tăng cường khí lực cho cơ thể và tiêu khát hiệu quả.
Video đang HOT
Tuy nhiên, nước dừa chứa cả hai loại chất béo no và chưa no nên hạn chế dùng cho người kiêng chất béo như bệnh tim mạch, mỡ máu cao, xơ mỡ động mạch, đái tháo đường…
Nước mía cung cấp lượng đường, nước cho cơ thể.
5. Nước mía
Khi uống rượu, cơ thể sản sinh ra nhiều acid lactic hơn, điều đó hạn chế việc sản xuất lượng đường trong máu. Khi đó, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, run rẩy, đổ mồ hôi và đói. Điều này xảy ra thường xuyên hơn với những người có rối loạn sử dụng rượu.
Vì vậy, sử dụng nước mía giúp cung cấp lượng đường, nước cho cơ thể do uống nhiều rượu bia, hạn chế nguy cơ hạ đường huyết khi say. Ngoài ra, mía có tính lạnh, vị ngọt mát, tác dụng giải nhiệt, thanh lọc cơ thể, dễ hấp thụ và giải rượu hiệu quả. Người say rượu nên dùng nước ép mía tươi.
Nước đậu đen có tác dụng giải độc.
6. Nước đậu đen
Đậu đen là thực phẩm được ưa dùng trong nhân dân vì giá trị dinh dưỡng cao. Đậu đen có vị ngọt nhạt, tính mát, tác dụng bổ huyết, bổ can thận, giải phong nhiệt, giải độc, lợi tiểu, bù tân dịch (điện giải).
Người say rượu nên dùng đậu đen để giải độc gan, đẩy các độc tố ra ngoài và bù điện giải, giải rượu tốt hơn. Có thể sử dụng chè đậu đen, nước đậu đen hoặc chế biến đậu đen cùng các nguyên liệu khác để sử dụng…
7. Nước cháo trắng
Cháo trắng hay nước cháo loãng đều là những thức uống giải rượu hiệu quả, đơn giản. Cháo trắng nấu loãng bổ sung nước cho cơ thể, giảm háo khát do rượu, bổ sung tinh bột để cơ thể nhanh chóng lấy lại sức. Bên cạnh đó, cháo cũng giúp bạn ấm bụng, giảm kích thích dạ dày và cảm giác nôn nao, cồn cào do uống rượu.
Các loại thức uống trên có thể góp phần giải rượu nhưng không thể giảm hoàn toàn các triệu chứng mệt mỏi, mất nước, đau đầu sau uống rượu. Tốt nhất, bạn nên biết giới hạn khi sử dụng rượu bia, không uống nhiều và thường xuyên để tránh tổn hại đến sức khỏe.
8. Một số lưu ý khi sử dụng rượu bia
Tốt nhất là không sử dụng rượu bia, tuy nhiên trong trường hợp không thể từ chối cần biết kiểm soát lượng uống vào và nhớ những lưu ý sau đây:
-Không uống rượu bia lúc đói dễ gây kích ứng dạ dày. Dạ dày rỗng cũng khiến ethanol trong rượu dễ dàng hấp thu vào cơ thể và gây say nhanh chóng.
- Trước khi uống rượu bia nên ăn thức ăn. Thức ăn sẽ giúp giảm thời gian ngấm bia rượu vào cơ thể, giảm nguy cơ hạ đường huyết do say.
- Uống nhiều nước lọc để giải rượu. Hạn chế sử dụng các loại đồ uống có gas vì chúng tạo lượng khí CO2 trong dạ dày, khiến rượu hấp thụ nhanh hơn.
- Không uống rượu không rõ nguồn gốc, xuất xứ, trôi nổi trên thị trường… để tránh ngộ độc rượu công nghiệp (methanol).
- Khi sử dụng rượu bia thì không lái xe.
- Nếu gặp phải các biểu hiện như mờ mắt, mệt mỏi, thở nhanh, chậm chạp, thậm chí hôn mê, nôn ọe… có thể là triệu chứng ngộ độc rượu, nên đến các cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra.
4 món ăn bài thuốc giúp giải độc gan do rượu
Dịp cuối năm nhiều người khó lòng khước từ lời mời uống rượu, bia. Vậy làm thế nào để hạn chế tác hại của rượu, bia đối với lá gan của chúng ta, giúp giải độc gan hiệu quả?
1. Vai trò thải độc tố của gan
Gan là bộ phận rất quan trọng nhận nhiệm vụ dự trữ, chuyển hóa và đào thải các độc tố ra khỏi cơ thể. Đào thải độc tố là một chức năng sinh lý quan trọng hàng đầu của gan.
Để bảo vệ cơ thể, gan đóng vai trò như hàng rào ngăn chặn các yếu tố độc hại xâm nhập qua đường tiêu hóa. Gan làm giảm độc tính và thải trừ một số chất được tạo ra trong quá trình chuyển hóa của cơ thể.
Dù biết rượu bia không tốt cho gan nhưng dịp cuối năm liên hoan, tất niên, họp mặt bạn bè... khó lòng khước từ chối lời mời rượu, bia. Vậy làm thế nào để bảo vệ gan sau khi uống rượu, bia.
Dưới đây là bốn món ăn, bài thuốc hiệu quả dễ áp dụng tại nhà cho người thân sau khi uống rượu, bia.
Để bảo vệ gan không nên quá chén chỉ nên uống một lượng rượu, bia theo khuyến cáo. Có thể thay bằng rượu vang, nhất là loại làm từ nho, trong bữa ăn rất tốt vì sẽ kích thích tiêu hóa.
Sơn tra nấu cháo giúp giải độc gan.
Càng uống nhiều, gan càng làm việc nhiều, càng tăng nguy cơ ung thư gan, xơ gan.
Nếu uống rượu bia, nên tránh uống cà phê, trà hay các sản phẩm có chất caffein vì chất caffein có thể làm cho tình trạng mất nước thêm trầm trọng, ảnh hưởng xấu đến gan. Trước và sau khi uống rượu bia để làm loãng độ cồn và giữ cho cơ thể không bị mất nước, hạn chế các hệ lụy do rượu, bia như nhức đầu và mệt mỏi... cần bổ sung nước cho cơ thể.
Toan táo nhân nấu cháo giúp giải độc gan.
2. Món ăn, bài thuốc giúp giải độc gan do rượu
- Cháo sơn tra giúp giải độc gan
Thành phần: Sơn tra tươi 80g, gạo tẻ 150g.
Cách làm: Sao vàng sơn tra cho vào nước nóng ngâm một lúc, sau sắc lấy nước đặc (cho thuốc ngập nước khoảng 1 - 2cm, sôi để nhỏ lửa đến khi còn ⅓ ấm, sắc hai nước như trên). Sắc xong bỏ bã, cho gạo, đường cát nấu thành cháo ăn.
Tác dụng: Giải độc gan, tiêu thực, chữa gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ.
Liều dùng: Dùng ngay sau khi uống rượu bia về, có thể dùng liên tục 2 - 3 ngày, mỗi ngày dùng 1 - 2 bữa.
- Cháo toan táo nhân
Thành phần: 50g táo nhân chua, 100g gạo tẻ.
Cách làm: Lấy 50g táo nhân chua xào chín, cho vào nồi đổ vừa nước đun 20 phút, gạn lấy nước thuốc cho gạo tẻ 100g vào đun to lửa sôi 20 phút, hạ lửa đun nhừ thành cháo, cho đường đỏ vài phút sau là ăn được.
Tác dụng: Dưỡng can, trị huyết hư, tâm phiền, mất ngủ, mồ hôi trộm.
Liều dùng: Dùng ngay sau khi uống rượu bia về, có thể dùng liên tục 2 - 3 ngày, mỗi ngày dùng 1 - 2 bữa.
Trà thảo dược giúp giải độc gan.
- Trà hoa dưỡng can, thanh nhiệt giải độc
Thành phần: Nhân trần 2g, la hán quả 1g, sơn tra 2 - 3 miếng, cúc hoa 3 - 4 bông, thảo quyết minh sao 1g, trần bì 1g.
Cách dùng: Lượng như trên pha với khoảng 500 - 700ml nước sôi. Để khoảng 10 - 15 phút là uống được.
Tác dụng: Thanh nhiệt giải độc, giải rượu, làm mát cơ thể, dành cho người hay bị bốc hỏa, nóng trong người, hay bị nổi mụn, nhọt, nhiệt miệng...
Liều dùng: Uống rải rác trong ngày, có thể dùng thay trà hàng ngày liên tục khoảng 20 - 30 ngày.
Nước pha bột sắn giải độc rượu.
- Nước pha bột sắn
Thành phần: Tinh bột sắn dây đã bào chế 15 - 20g (nếu có loại lát cắt phơi khô chưa bào chế thì càng tốt, lượng khoảng 20g).
Cách dùng: Lấy tinh bột sắn dây hòa với khoảng 10ml nước sôi để nguội cho tan. Sau đó đổ thêm khoảng 30 - 40ml nước 80 -100 độ C. Khuấy đều cho thêm đường vừa đủ rồi uống trực tiếp.
Tác dụng: Thanh nhiệt, giải độc rượu, sinh tân, chỉ khát, giải cơ.
Liều dùng: Uống ngay sau khi uống rượu bia về, ngày uống 1 - 2 lần, uống liên tục 1 - 2 ngày.
7 tác dụng phụ tại miệng do thuốc Một số loại thuốc được kê đơn và không kê đơn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên có thể khắc phục được những tác dụng phụ này bằng nhiều cách. 1. Tác dụng phụ gây khô miệng Tác dụng phụ gây khô miệng do thuốc là hậu quả phổ biến nhất của việc dùng thuốc đối với sức...