7 loại đau bạn không nên bỏ qua
Trong cuộc sống chúng ta sẽ phải gặp những cơn đau. Điều đáng nói là có 7 loại đau không nên bỏ qua mà phải đến gặp bác sĩ ngay.
1. Đau đầu nhiều nhất từ trước đến nay
Hãy đi khám bệnh ngay. “Nếu bạn bị cảm lạnh, có thể là cơn đau đầu do xoang”, bác sĩ Sandra Fryhofer, của trường đào tạo bác sĩ của Hoa Kỳ nói: “Bạn có thể bị xuất huyết não hoặc u não. Với bất kỳ cơn đau nào, nếu bạn không biết chắc nguyên nhân, hãy đi kiểm tra”.
Theo bác sĩ Sharon Brangman, Hiệp hội Lão khoa Hoa Kỳ, nếu ai đó nói họ bị đau đầu nhiều nhất từ trước đến nay, đó là dấu hiệu kinh điển của chứng phình động mạch não. Hãy đi đến bệnh viện ngay”.
2. Đau hoặc khó chịu ở ngực, họng, hàm, vai, tay hoặc bụng
Đau ở ngực có thể bị viêm phổi hoặc một cơn đau tim. Nhưng nên lưu ý các bệnh tim thường biểu hiện điển hình là khó chịu chứ không phải đau. Bác sĩ chuyên về tim mạch Jerome Cohen nói: “Bệnh nhân tim nói về áp lực. Họ nắm chặt tay và đặt nó lên ngực hoặc nói giống như có con voi ngồi trên ngực họ”.
Đau ở ngực có thể bị viêm phổi hoặc một cơn đau tim.
Sự khó chịu liên quan đến bệnh tim có thể xảy ra ở vùng ngực trên, họng, hàm, vai hoặc tay bên trái, hoặc bụng và có thể kèm theo ói. “Tôi không lo lắng quá nhiều với người 18 tuổi, nhưng nếu một người có cảm giác khó chịu, dai dẳng không giải thích được và biết rằng họ có nguy cơ cao, họ không nên chờ đợi”, Cohen cho biết. “Thông thường mọi người hay trì hoãn bởi vì họ hiểu sai nó như chứng ợ nóng hoặc đau đường ruột. Hãy gọi cấp cứu hoặc đến phòng cấp cứu hoặc văn phòng của bác sĩ. Nếu nó được chẩn đoán không phải cơn đau tim, đó là tuyệt vời”.
Khó chịu liên tục cần được quan tâm và thực hiện đúng. Có thể có khó chịu, như khó chịu liên quan đến sự phấn khích, rối loạn xúc cảm, hoặc gắng sức. Ví dụ. Nếu bạn khó chịu khi bạn đang làm vườn, nhưng nó hết khi bạn ngồi xuống, đó là đau thắt ngực. Nó là thường nặng hơn trong lạnh hoặc thời tiết nóng.
“Các dấu hiệu khó chịu của người phụ nữ có thể tinh tế hơn”, ông Cohen, Trường Y Đại học Tổng hợp Saint Louis, nói: “Bệnh tim có thể giả do các triệu chứng tiêu hóa, như đầy hơi, đau đường ruột, hoặc các khó chịu ở bụng. Những bệnh này cũng làm cho cảm thấy mệt mỏi. Nguy cơ mắc bệnh tim gia tăng đáng kể sau khi mãn kinh. Nó giết chết phụ nữ nhiều hơn nam giới mặc dù người đàn ông được cho là có nguy cơ cao hơn phụ nữ ở bất cứ độ tuổi nào. Phụ nữ và bác sĩ của họ cần phải luôn luôn cảnh giác”.
3. Đau ở vùng lưng dưới hoặc ở giữa 2 bả vai
“Hầu hết thường là do viêm khớp”, Brangman, giáo sư và là Trưởng khoa Lão tại Đại học Y SUNY Upstate ở Syracuse New York, nói. Những khả năng khác bao gồm cơn đau tim hoặc các vấn đề bụng. Ngoài ra, những người có nguy cơ là những người mắc các bệnh: huyết áp cao, bệnh sử của các vấn đề tuần hoàn máu, hút thuốc lá và đái tháo đường”.
Đau ở vùng lưng dưới hoặc ở giữa 2 bả vai có nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp
Video đang HOT
4. Rất đau vùng bụng
Bạn vẫn còn ruột thừa? Không nên đùa cợt với khả năng bị bể ruột thừa. Các vấn đề về túi mật và tuyến tụy, loét dạ dày và tắc nghẽn đường ruột là một số nguyên nhân có thể khác có đau bụng cần được quan tâm.
5. Đau bắp chân
Một trong những mối nguy hiểm ít được biết đến là huyết khối tĩnh mạch sâu một cục máu đông có thể xảy ra ở các tĩnh mạch sâu của chân. Nó ảnh hưởng đến 2 triệu người Mỹ một năm, và nó có thể đe dọa tính mạng.
Mối nguy hiểm là một mảnh của cục đông máu có thể bể ra và gây ra thuyên tắc phổi và có thể gây tử vong”, ông Fryhofer nói. Ung thư, béo phì, ít vận động, do thời gian dài nghỉ ngơi trên giường hoặc đi du lịch đường dài, mang thai và tuổi cao là các yếu tố nguy cơ.
Nếu bạn bị sưng và đau ở các cơ bắp chân của bạn, hãy đi khám bác sĩ ngay lập tức.
6. Bị nóng bàn chân hoặc cẳng chân
Theo Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ, gần một phần tư của 27 triệu người Mỹ mắc bệnh đái tháo đường chưa được chẩn đoán. Một số người không biết họ bị bệnh đái tháo đường, bệnh lý thần kinh ngoại biên có thể là dấu hiệu đầu tiên”, ông Brangman nói. “Đó là cảm giác nóng bỏng hoặc châm kim ở bàn chân hoặc cẳng chân. Dấu hiệu này cho biết có tổn thương thần kinh”.
7. Đau mơ hồ, kết hợp hoặc đau không thể giải thích theo y khoa
“Các triệu chứng đau thực thể khác nhau, thường gặp trong trầm cảm”, bác sĩ tâm thần Thomas Wise nói. “Bệnh nhân sẽ có than phiền mơ hồ đau đầu, đau bụng, hoặc đau chân tay, đôi khi đau phối hợp.
Bởi vì các cơn đau có thể là mãn tính và không làm suy nhược kinh khủng khiến gia đình của họ và các chuyên gia chăm sóc sức khỏe có thể bỏ qua những triệu chứng. “Hơn nữa, bạn càng bị trầm cảm, bạn càng khó khăn để mô tả cảm xúc của mình”, ông Wise, Chủ tịch khoa Tâm thần tại Bệnh viện Inova Fairfax ở Fairfax, bang Virginia nói.
Các triệu chứng khác cần phải đưa ra trước khi có thể chẩn đoán trầm cảm.
Ông cho biết thêm có nhiều tác hại trầm cảm hơn là sự suy giảm chất lượng cuộc sống: “Trầm cảm phải được điều trị tích cực trước khi nó gây ra những thay đổi cấu trúc trong não”.
Theo TTƯT.BS.CKII. NGUYỄN THỊ BÍCH THỦY (Sức khỏe & Đời sống)
Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi thế nào?
Theo năm tháng, tuổi già đến dần nhưng làm sao để nó trôi đi một cách bình thường, dồi dào sinh lực, minh mẫn và kéo dài tuổi thọ thì mới là điều đáng quan tâm.
Ở người già bệnh phát triển chậm, âm thầm khó phát hiện và khi mắc bệnh thường mắc nhiều bệnh cùng một lúc, gây suy sụp sức khỏe nhanh. Nghiên cứu y tế chuyên về Lão khoa nhận định, trong số những người trên 65 tuổi, thì có gần 33% bị suy giảm chức năng, mất khả năng lao động và ở độ tuổi 80 trở lên thì tỷ lệ này là 64%. Tỷ lệ mắc bệnh tăng lên theo tuổi và trong độ tuổi 60 trở lên thì tỷ lệ mắc bệnh cao gấp 1,7 - 2 lần so với độ tuổi dưới 40.
Ngoài ra, nhiều người cao tuổi thoạt nhìn rất khỏe mạnh và họ cũng tin như thế nhưng sau khi kiểm tra mới thấy họ gặp nhiều vấn đề về sức khỏe.
Chính vì vậy người cao tuổi cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe để tầm soát các bệnh sau để có những năm tháng tuổi già thực sự trọn vẹn vui vầy bên con cháu
1. Bệnh cao huyết áp
Cao huyết áp là căn bệnh tiến triển tỷ lệ thuận với độ tuổi, tuổi càng cao thì rủi ro lâm bệnh càng lớn, thủ phạm làm gia tăng bệnh tim mạch và các loại bệnh nan y khác. Nếu số đo huyết áp nhỏ hơn 120/80mmHg thì 2 năm nên đi khám một lần. Nếu chỉ số từ 120 - 139mmHg đầu (tâm thu) và từ 80 - 89mmHg (tâm trương), mỗi năm khám một lần. Trên 140/90mmHg, nên đi khám thường xuyên hơn hoặc theo khuyến cáo cụ thể của bác sĩ.
2. Cholesterol
Đối với nhóm người trên 60 tuổi, ít nhất 5 năm nên đi kiểm tra lipid máu một lần. Xét nghiệm lipid máu nhằm biết các chỉ số: Cholesterol toàn phần, cholesterol tỷ trọng thấp, cholesterol tỷ trọng cao, và triglycerides có trong máu. Nếu vượt ngưỡng cho phép có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ. Đây là bệnh "giết người thầm lặng" bởi không có dấu hiệu nhận biết bên ngoài. Những người có tiền sử bệnh tim mạch và có các kết quả xét nghiệm cholesterol trước đó không tốt nên đi khám thường xuyên hơn.
3. Kiểm tra ung thư ruột kết và ung thư trực tràng
Thông thường, khi bước vào tuổi 50 trở ra, bác sĩ thường khuyến cáo mọi người nên đi kiểm tra sức khoẻ để biết rủi ro mắc bệnh ung thư ruột kết và trực tràng, đặc biệt là nhóm người có tiền sử mắc bệnh, hoặc mắc bệnh polyp đại tràng và bệnh viêm ruột. Các xét nghiệm nên làm:
- Soi ruột già
- Nội soi đại tràng ảo
- Xét nghiệm máu trong phân (FOBT)
- Kỹ thuật soi đại tràng linh hoạt (Sigmoidoscopy), sử dụng thiết bị soi đưa vào đại tràng giúp bác sĩ biết được tình trạng cụ thể của phần dưới đại tràng...
PGS Tiến Sỹ Nguyễn Thị Lâm
4. Bệnh đái tháo đường
Bước vào tuổi 45 trở lên nên đi kiểm tra đường huyết để biết được nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Phương pháp kiểm tra nhanh đường huyết (glucose) thường được làm trước khi ăn.
Theo ý kiến của PGS TS Phó viện trưởng Viện dinh dưỡng quốc gia Nguyễn Thị Lâm: song song với việc kiểm tra sức khỏe định kỳ, người cao tuổi nên có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung đủ các chất dinh dưỡng, vi chất dinh dưỡng để dự phòng bệnh. Vì khi bước vào độ tuổi trên cơ chế hấp thụ chất dinh dưỡng của người cao tuổi đã giảm đi, dễ gặp phải bệnh tật vào các thời điểm giao mùa của bệnh để lâu có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng vì sức đề kháng không còn như thời trẻ. Nếu có điểu kiện người cao tuổi nên bổ sung thêm các thực phẩm có giá trị dinh dưỡng tốt, giàu các yếu tố vi lượng, ví dụ như yến sào để bổ sung các nguyên tố vi lượng quý, các axit amin thiết yếu cơ thể không tự tổng hợp được giúp tăng cường sức đề kháng, phục hồi sức khỏe phòng chống lại bệnh.
Yến sào A1 của Tập đoàn A.K.Koh (Malaysia) với nguồn nguyên liệu được chọn lọc từ các tổ yến thiên nhiên, được sản xuất trên quy trình công nghệ hiện đại đạt tiêu chuẩn ISO, HACCP, GMP đảm bảo tinh chất yến được giữ lại trọn vẹn và đã được Bộ Y tế Việt Nam công nhận là hoàn toàn không có chất bảo quản.
Mỗi hũ yến sào A1 70ml chứa 5% tinh chất yến và được tăng cường thêm vị nhân sâm nên rất bổ dưỡng, giúp phục hồi sức khỏe, giảm mệt mỏi, tăng cường thể lực và trí lực cho cơ thể giúp chống lão hóa kích thích tiêu hóa. Sản phẩm sử dụng phù hợp với nhiều đối tượng đặc biệt là người cao tuổi.
Thông tin thêm về sản phẩm vui lòng liên hệ
Công ty TNHH A1 Việt Nam
ĐT: (08) 39 487 399
Hotline miền Nam: 0902 716 714
Hotline miền Bắc: 0902 306 860
Website: http://a1vietnam.com - Email: yensaoa1@gmail.com
(Nguồn: a1vietnam.com)
Theo 24h
Mẹo nhỏ hằng ngày điều trị bệnh cao huyết áp THỰC PHẨM VÀ TINH THẦN KHÔNG CHỈ GIÚP CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG HUYẾT ÁP CAO ĐÁNG KỂ MÀ CÒN GIÚP NHỮNG NGƯỜI CÓ NGUY CƠ HUYẾT ÁP CAO PHÒNG NGỪA ĐƯỢC CHỨNG BỆNH QUÁI ÁC NÀY. Ăn sôcôla mỗi ngày Các hạt cacao có chứa chất chống ôxy hóa flavanol làm tăng nitric oxide trong máu và kích thích tuần hoàn mạch máu....