7 loại cây “thần kỳ” dù nghèo đến đâu cũng phải trồng một chậu: Vừa mang phong thủy tốt lại vừa chống ung thư, bệnh tật thì tiếc gì
Trong không gian ngày càng thu hẹp diện tích cây xanh như hiện nay, vviệc sử dụng và trồng cây xanh được khá nhiều người ưa chuộng.
Bởi ngoài tác dụng trang trí nhà cửa, mang đến vẻ đẹp cảnh quan, luồng không khí tươi mát, 7 loại cây trồng phong thủy này mà còn mang đến những giá trị vượt sức mong đợi: phòng chống ung thư.
Nếu bạn nghĩ rằng không gian trong nhà bạn luôn sạch sẽ thì hẳn bạn đã lầm to. Những nhà khoa học Mỹ phát hiện ra không khí trong nhà tồn tại một lượng chất độc như benzene, amoniac, trichlorethylene, formaldehyde xuất phát từ máy vi tính, khói thuốc lá, tường sơn, thảm, các mùi hương từ sáp thơm, nước hoa xịt phòng… Những chất này khiến không khí trong nhà “độc hại” không thua kém gì các nhà máy. Do đó, để loại bỏ những thành phần nguy hiểm này thì cách đơn giản và hữu hiệu nhất là trồng một vài cây cảnh.
Tổ chức NASA, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ đã tiến hành những nghiên cứu quy mô để tìm ra loại cây có khả năng thanh lọc không khí tốt nhất có thể ảnh hưởng sức khỏe con người. May mắn thay, nhiều loại cây cảnh trong nhà có thể lọc được đến 85% lượng khí có hại, giúp môi trường nhà ở và các văn phòng trong sạch hơn.
7 loại cây cảnh vừa mang ý nghĩa phong thủy vừa có tác dụng phòng chống bệnh tật
Cây cảnh phong thủy đứng đầu về khả năng phòng chống ung thư bởi loại cây này có khả năng hấp thụ mạnh mẽ formaldehyde. Ảnh: Internet
Theo các nghiên cứu khoa học,những tán lá rậm rạp của dây thường xuân có khả năng hấp thụ formaldehyde (còn gọi là phoóc môn) rất tốt. Formaldehyde – chất gây ô nhiễm không khí trong nhà phổ biến nhất. Chất này được thải ra từ các loại vật liệu như xốp cách điện, gỗ dán, thảm, nhựa gỗ. Người hít thở phải formaldehyde ở nồng độ cao sẽ có hại có sức khỏe. Ví dụ, mắt bị kích thích làm chảy nước mắt, đau đầu, khó thở, nóng cổ họng, ung thư.
Để phòng chống nguy cơ ung thư, các nhà khoa học khuyên trồng cây thường xuân trong nhà. Bởi vì loài cây này được xem như là bộ máy lọc không khí hiệu quả. Chúng có thể hấp thụ được các chất độc hại như formaldehyde, adehyde fomic, phenol, benzene. Đặc biệt là khả năng ngăn ngừa tuyệt vời các chất gây ung thư từ khói thuốc.
Dây thường xuân loài thực vật thuộc Hedera, họ Araliaceae. Chúng có nguồn gốc ở châu Âu và Tây Á, là loài cây leo, thường xanh. Loại dây này dễ trồng, dễ chăm sóc, bạn có thể tròng trong nhà, ban công hoặc trồng thành dàn ở cổng, bên hông nhà.
Trầu vàng là loại cây không còn xa lạ với chúng ta. Không chỉ làm tăng vẻ đẹp cho không gian, loài cây này còn tốt cho phong thủy ngôi nhà. Trầu vàng có tên khoa học là Epipremnum aureum, đây là loài thực vật có hoa trong họ ráy (Araceae). Ngoài chức năng làm đẹp không gian sống, trầu vàng còn có khả năng hút khí benzene, formaldehyde, carbon monoxide trong nhà. Với khả năng tuyệt vời này, trầu bà vàng xứng đáng có mặt trong không gian sống nhà bạn.
Trầu bà vàng là loại cây thân thảo dạng leo, lá đơn, gốc lá hình tim, thuôn dài ở đỉnh. Trầu bà vàng có loại xanh toàn phần, nhưng cũng có loại có đốm vàng trên lá, vàng nằm rải rác trên phiến lá. Phần cụm hoa dạng mo, cuống ngắn, bò dài hoặc buông thõng xuống trên các chậu treo.
3. Cây lưỡi hổ
Cây lưỡi hổ có tác dụng thanh lọc không khí hiệu quả, hấp thụ độc tố gây ung thư, cải thiện không gian sống. Ảnh: Internet
Cây Lưỡi Hổ có khả năng hấp thụ carbon dioxide (CO2) và giải phóng Oxy về đêm (một sự đảo ngược của quá trình tổng hợp Oxy của hầu hết các cây). Loại cây này thích hợp đặt ở phòng ngủ hoặc phòng làm việc thiếu ánh sáng để bổ sung khí Oxy. Ngoài khả năng giảm CO2, cây Lưỡi Hổ còn làm giảm formaldehyde, benzene trong không khí. Trồng một hai cây Lưỡi Hổ trong nhà có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc ung thư rất nhiều.
4. Cây kim tiền
Cây kim tiền có tên khoa học là Zamioculcas Zamiifolia. Đây là loại cây khóm (bụi) có lá xanh mướt, thân mập, rễ chùm, không cần ánh sáng mạnh, dễ trồng trong nhà. Đặc biệt thích hợp trong môi trường đất khô cạn, không cần tưới nước nhiều.
Cây kim tiền là loại cây có ý nghĩa phong thủy mang lại nhiều may mắn và tài lộc cho gia chủ, đồng thời đây là một trong những loại cây phong thủy được ưa chuộng nhất. Ngoài ra, cây kim tiền còn có nhiều tác dụng trong việc thanh lọc không khí, hút các tạp chất ô nhiễm độc hại xung quanh.
Video đang HOT
Theo nghiên cứu của các chuyên gia thực vật, môi trường học ở ĐH Copenhagen chỉ ra rằng, Z. zamiifolia chứa trong lá cây kim tiền có thể loại bỏ 0,01 mol/m2 các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi như benzene, toluene, ethylbenzene và xylen mỗi ngày. Đặt cây cạnh các đồ nội thất như giường gỗ, tủ gỗ, ghế gỗ… có thể hấp thu các chất hóa học độc hại từ nước sơn của chúng.
Do đó, cây cảnh kim tiền có khả năng thanh lọc không khí, loại bỏ khí độc, bụi bẩn. Bạn sẽ có một môi trường trong lành hơn, tinh thần sảng khoái hơn vào mỗi ngày. Những người hay ở trong phòng kín hoặc ngồi nhiều trong phòng làm việc lại càng cần cây kim tiền nâng cao chất lượng không khí trong phòng. Đây không chỉ là cây cảnh đẹp mà còn hỗ trợ tăng cường sức khỏe con người.
Tuy nhiên, nếu nhà bạn có trẻ con thì không nên đặt loại cây này trong nhà, bởi 1 nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong phần cuống và lá cây kim tiền có chứa khá nhiều chất canxi oxalat, một loại chất có khả năng gây kích ứng cho những phần da nhạy cảm trên cơ thể, màng nhầy ở họng, niêm mạc ở lưỡi, môi, kết mạc mắt khi người bệnh ăn phải hoặc dính phải dịch do cây tiết ra.
5. Cây trúc mây
Trúc Mây bên cạnh lọc sạch không khí trong nhà còn hấp thụ cực tốt khí amoniac. Ảnh: Zhihu
Trúc mây là một loại cây cảnh quen thuộc trong nhà, phù hợp với những không gian thoáng đãng, rộng rãi. Các văn phòng, công ty cũng rất ưa chuộng cây cảnh này. Đây là loài thực vật thuộc họ Arecaceae, có tên khoa học là Rhapis excelsa. Bên cạnh đó, cây nội thất trúc mây còn có tác dụng giảm nguy cơ mắc ung thư vì lọc tốt amoniac, một chất rất hại cho hệ hô hấp, vốn là thành phần chính trong chất tẩy rửa, dệt may và thuốc nhuộm.
6. Cây hoa huệ
Hoa huệ bình hay cây buồm trắng có khả năng khử cồn, acetone và formaldehyde. Theo các chuyên gia, cây làm sạch không khí bằng hai cách là hấp thụ chất ô nhiễm vào lá rồi chuyển xuống rễ, rễ tổng hợp chất ô nhiễm làm thức ăn cho cây hoặc cây nhả hơi nước như một cái bơm hút không khí bẩn xuống rễ.
7. Cây phất dụ mảnh
Chức năng chính của phất dụ mảnh là lọc các loại khí formaldehyde độc hại, xylene, trichloroethylene, thoát ra từ nhiều sản phẩm sơn mài, sơn dầu, và chống thấm. Ảnh: Internet
Phất dụ mảnh là loại cây thuộc vùng nhiệt đới có thân trụ, ít phân nhánh và lá tập trung ở đầu. Hơn nữa, loại cây này có thể chịu sáng và tối tốt, phù hợp với mọi không gian nội thất. Cây cũng rất thích hợp để làm đẹp nội thất cho các ngôi nhà có trần nhà cao và ánh sáng mặt trời vừa phải.
Trên đây là các loại cây cảnh vừa đem lại phong thủy tốt, vừa có khả năng phòng chống ung thư. Hy vọng bạn có thể áp dụng ngay cho không gian sống nhà mình thêm trong lành và mát mẻ.
Làm thế nào để kết hợp hài hòa giữa phong thuỷ và sở thích trang trí nhà cửa?
Những thông tin dưới đây sẽ giải thích cho bạn biết vì sao bạn đã thực hiện bài trí theo phong thủy mà vẫn không đạt được hiệu quả như ý muốn.
Dù là một người không có nhiều hiểu biết về bài trí nội thất đúng phong thủy thì ít nhiều bạn cũng đã từng nghe thấy phong thủy được áp dụng nhiều trong nhà cửa như thế nào. Nhưng chính xác phong thủy nhà cửa là gì? Làm thế nào để bạn có thể áp dụng các nguyên tắc thiết kế chuẩn phong thủy vào ngôi nhà của mình trong khi bản thân không phải một chuyên gia có hiểu biết chuyên nghiệp? 3 bước cơ bản dưới đây sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này.
Phong thủy trong trang trí nhà cửa
Hiểu một cách đơn giản, phong thủy trong trang trí nhà cửa chính là tận dụng năng lượng có khắp mọi nơi trong tự nhiên, khai thác và điều tiết chúng trong nhà để tạo được không gian thoải mái, mang đến cho bạn một cuộc sống như mong muốn.
Lý do tại sao bạn cũng thực hiện phong thủy giống người khác nhưng lại không mang về hiệu quả như ý? Phong thủy không phải là trào lưu, cũng không phải là bắt chước cho giống, mà bạn phải hiểu được mình mong muốn điều gì trước tiên.
Phong thủy giúp mang lại năng lượng phù hợp để bạn tìm thấy sự cân bằng và hài hoà trong cuộc sống. Đầu tiên, bạn cần xem điều gì khiến bạn cảm thấy hạnh phúc và tìm hiểu cách đưa nguồn năng lượng đó vào tổ ấm của mình.
Khi hiểu rõ những khía cạnh cần cải thiện, bạn có thể tập trung cải thiện năng lượng ở những phương diện này bằng cách bài trí, sắp xếp đồ nội thất và lựa chọn màu sắc phù hợp giúp mức năng lượng cao và ổn định nhất.
Bước đầu thực hiện phong thủy
Bước 1: Sự bừa bộn không chỉ khiến không gian sống của bạn thêm chật chội mà Phong thủy học cho rằng sự lộn xộn còn có thể cản trở, cắt phá năng lượng di chuyển trong nhà. Hãy dọn dẹp cho nhà cửa luôn gọn gàng, ngăn nắp, đồ đạc dùng xong nên để đúng vị trí.
Bước 2: Hãy tập trung vào những khu vực bạn sử dụng nhiều nhất trong nhà như phòng ngủ, nhà tắm và phòng bếp. Đây có thể là 3 khu vực bạn dành nhiều thời gian nhất khi ở nhà và chúng cũng được coi là nơi chứa đựng năng lượng khổng lồ.
Bước 3: Hiểu rõ bản đồ năng lượng của ngôi nhà. Thật không may khi nhiều người đọc đủ các loại tài liệu, tham khảo nhiều bài học của chuyên gia nhưng không hiểu được bản chất bài trí theo phong thủy. Một trong những điều quan trọng nhất trong phong thủy là kết hợp năng lượng hài hoà giữa các yếu tố Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.
Phong thủy học tin rằng một số hướng nhất định có liên quan đến các phương diện khác nhau của cuộc sống. Để năng lượng ở các khu vực này thịnh vượng, bạn phải sử dụng các yếu tố tự nhiên kết hợp màu sắc, hình dáng và chất liệu xây dựng tương ứng để tạo nên sự hài hoà.
Hỏa nắm giữ hạnh phúc và sức mạnh tinh thần
Đại diện của Hỏa là hình tam giác, góc nhọn, tất cả các sắc thái của màu đỏ và hướng chủ quản là Nam.
Bởi vậy, hướng Nam của ngôi nhà sẽ mang đến cho bạn danh tiếng, địa vị, sự công nhận trong cuộc sống. Sử dụng gam màu đỏ, năng lượng Hỏa cho hướng Nam là một điều cần thiết. Thêm một chút Hỏa vào phòng ngủ, phòng khách, nhà bếp hoặc phòng tắm bằng cách thắp nến, lắp đèn. Các vật dụng trang trí hình kim tự tháp, hoặc màu đỏ sẽ giúp bổ sung thêm năng lượng sống động của Hỏa.
Thổ nắm giữ mối quan hệ, sức khỏe và sự hiểu biết
Đại diện của Thổ là hình vuông, màu sắc gồm vàng, cam, hồng và hướng chủ quản là Trung tâm, Đông Bắc và Tây Nam.
Sử dụng màu vàng ở trung tâm ngôi nhà để nâng cao năng lượng về sức khỏe và hạnh phúc. Màu hồng ở phía Tây Nam của ngôi nhà để tăng cường mối quan hệ bạn bè, gia đình cũng như giúp sự lãng mạn trong cuộc sống thêm đậm đà. Thêm động lực học hỏi, nâng cao sự hiểu biết, phát triển bản thân bằng cách bài trí màu sắc xanh lam ở phía Đông Bắc.
Năng lượng ấm áp có thể lan tỏa ra khắp nhà bằng các bức tranh, tác phẩm điêu khắc, gối hoặc thảm màu nâu. Ngoài ra, bạn có thể đưa năng lượng Thổ vào nhà bếp hoặc phòng tắm bằng cách chọn mặt bàn bếp, ốp tường, kệ bồn rửa bằng đá thạch anh hoặc đá cẩm thạch.
Kim nắm giữ khả năng sáng tạo và mức độ di chuyển (du lịch)
Đại diện của Kim là hình tròn, oval, màu trắng, xám, đen và hướng chủ quản là Tây và Tây Bắc.
Trong thiết kế nội thất, trang trí bằng kim loại khá dễ dàng để kết hợp. Gam màu pastel và trắng có thể được sử dụng ở phía Tây sẽ giúp bạn thúc đẩy mối quan hệ tốt đẹp với các thành viên trong gia đình đồng thời khơi gợi và phát triển khả năng sáng tạo của bạn. Phía Tây Bắc sẽ phù hợp hơn với màu sắc trung tính và ánh sáng yếu để kích hoạt cung quý nhân. Bạn có thể sử dụng bàn tròn, gương tròn, táp đầu giường hoặc các đồ vật trang trí dạng tròn, bo tròn để khai thác năng lượng Kim.
Thủy nắm giữ sự nghiệp
Đại diện cho Thủy là hình giọt nước, lượn sóng, màu xanh đen và đen, hướng chủ quản là Bắc. Bất cứ thứ gì đại diện cho đại dương đều có thể mang lại nguồn năng lượng thịnh vượng của Thủy. Giữ cho năng lượng này luôn ổn định bằng cách trang trí với màu xanh đen và đen ở phía Bắc ngôi nhà.
Tủ đồ bằng kính, bể cá hoặc đài phun nước đều có năng lượng Thủy. Hãy bổ sung yếu tố Thủy vào không gian sống bằng những đồ vật có đường cong và kiểu trang trí lượn sóng.
Mộc nắm giữ sự giàu có
Đại diện của Mộc là hình chữ nhật, màu xanh lá và tím, hướng chủ quản là hướng Đông và Đông Nam.
Theo phong thủy học, hướng Đông Nam là nơi vượng khí tập trung nhiều. Bạn có thể thêm yếu tố Mộc kết hợp ở phía Đông để mang lại vận khí tốt cho những khởi đầu mới và sự hài hòa trong gia đình.
Để mời gọi năng lượng Mộc nhanh nhất, bạn có thể kết hợp thực vật hoặc bảng màu xanh lá cùng màu nâu. Ngoài việc sử dụng các vật trang trí hay vật dụng sinh hoạt hàng ngày, bạn có thể sắm tủ đầu giường, bàn làm việc, kệ bằng chất liệu gỗ để tăng cường nguồn năng lượng Mộc.
(Thông tin mang tính chiêm nghiệm)
7 cây cảnh đặt phòng ngủ vừa hợp phong thủy vừa tốt cho sức khỏe 7 cây cảnh đặt phòng ngủ vừa hợp phong thủy vừa tốt cho sức khỏe Hầu hết mọi người nhận thấy tâm trạng được cải thiện khi xung quanh là cây cối. Việc đặt cây cảnh trong phòng ngủ có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và tinh thần của gia chủ. Cây dây nhện Cây dây nhện hay còn gọi là...