7 loại cây cảnh nhìn thì đẹp nhưng lại không hề dễ trồng như bạn nghĩ
7 loại cây cảnh dưới đây khi nhắc đến tên ắt hẳn bạn sẽ thấy rất quen thuộc, tuy nhiên chúng lại không hề dễ trồng như bạn tưởng tượng.
1. Cây hồng quân tử
Cây hồng quân tử phong thủy vừa có thể trồng thành bụi ở các khuôn viên, sân vườn, vừa có thể trồng trong chậu trang trí ở phòng khách, bàn làm việc. Với màu sắc lạ mắt, loại cây cảnh này khá được ưa chuộng.
Đây là loại cây cảnh có màu sắc đẹp, đặc biệt là những đường vân đỏ trên lá, tuy nhiên nếu không có ánh nắng trực tiếp, lá của cây hồng quân tử sẽ xuất hiện những đường vân màu vàng hoặc trắng, làm mất đi độ xanh tự nhiên vốn có của nó.
Tuy nhiên, nếu trồng nó ở những nơi có quá nhiều ánh nắng và nhiệt độ cao, lá cây sẽ bị khô héo dần đi. Ngoài ra, việc tưới nước như thế nào cho đủ với loại cây này cũng là một điều rất khó với những người có ít kinh nghiệm.
2. Hoa đỗ quyên (Azaleas)
Cây hoa đỗ quyên còn gọi là cây sơn trà hoa, sơn thạch lựu hay mãn sơn hồng, ánh sơn hồng, báo xuân hoa,… là một loài cây bụi và lớn (hiếm), có nguồn gốc từ vùng ôn đới, là quốc hoa của đất nước Nepal.
Tại Việt Nam, chỉ có những vùng núi Sa Pa (tỉnh Lào Cai), Bạch Mã (tỉnh Thừa Thiên Huế), Tam Đảo (tỉnh Vĩnh Phúc), Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng), Tây Giang (tỉnh Quảng Nam) là những nơi có cây hoa đỗ quyên mọc tự nhiên.
Hoa đỗ quyên là một loài hoa đẹp nhưng lại có độc tính nhẹ nên thường được trồng ở ngoài sân vườn, tuy nhiên đây lại là loài hoa không ưa nắng và sẽ rất khó phát triển trong môi trường có nhiệt độ cao. Một lời khuyên cho bạn là nên trồng loại hoa này ở những nơi có nhiệt độ thấp hơn 18 độ C.
Video đang HOT
3. Cây Calathea Ornata (cây dong cảnh)
Cây dong cảnh là một loài thân thảo, có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Ban đầu, cây dong được trồng chủ yếu để lấy tinh bột từ thân rễ. Ngoài ra, cây dong còn được người dân khu vực này trồng để làm thuốc chữa bệnh. Đây là loài cây có rễ ngầm, phân nhánh thành chùm, bám chặt vào lòng đất. Cây dong thường mọc thẳng, không phân bất kỳ 1 nhánh nào.
Loại cây cảnh này có những đường vân trên lá trông rất đẹp mắt nhưng nó lại thuộc dòng thực vật nhà kính, bởi nó rất khó phát triển ở môi trường bên ngoài, đặc biệt là những nơi lạnh và nhiệt độ thay đổi. Ornata chỉ phát triển trong môi trường ẩm ướt, ấm, và có điều kiện về ánh sáng. Rất khó để có thể tìm được một nơi như thế trong ngôi nhà của bạn.
4. Húng quế
Húng quế là loại cây gia vị cực quen thuộc của người Việt và trồng cũng không khó khăn, tuy nhiên bạn cần lưu ý là chậu cây gia vị có mùi thơm đặc biệt này sẽ chết nhanh chóng trước khi bạn kịp làm món salad với nó, đó là do bạn để nó không đúng vị trí. Loại thảo mộc này cần phải được để dưới ánh nắng trực tiếp ít nhất 6 giờ mỗi ngày, kể cả đó là ngày trời nhiều mây và u ám.
5. Cây tai voi
Tai voi có tên khoa học là Alocasia macrorrhiza; cây thuộc họ Môn Ráy (Araceae). Tai voi có một số tên gọi khác là: tai voi khổng lồ; cây khoai môn khổng lồ hay cây Giant Taro, cây bạc hà tai voi;…
Đây là một trong những cây cảnh thuộc giống thực vật háo nước nhất. Có thể sẽ phải dùng đến chiếc bấc thấm và hút nước như thế này để giữ cho cây luôn đủ nước nếu bạn muốn có nó trong ngôi nhà của mình.
6. Cây chuối cảnh
Cây chuối cảnh có tên khoa học là Ravenala madagascariensis, là loài cây đặc hữu của Madagascar, thuộc họ Thiên Điểu. Nó không có liên quan đến họ Chuối, cũng không phải là họ Cọ.
Loài cây nhiệt đới này chỉ sống và phát triển tốt trong điều kiện độ ẩm trên 50% và có ánh sáng mặt trời trực tiếp 12 giờ mỗi ngày. Nếu bạn đảm bảo là ngôi nhà của bạn luôn như vậy thì hãy trồng nhé vì đây thực sự là một loại cây rất đẹp.
7. Cây dương xỉ
Dương xỉ là một loại cây rừng lọc không khí rất tốt, có lá rất mỏng manh, không dung nạp, hấp thu ánh sáng trực tiếp, do đó nó sẽ chết nếu tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng. Ngoài ra, sự sống của loài này duy trì được là nhờ có nước. Bạn sẽ phải để ý và kiểm tra nó liên tục nếu đã lựa chọn trồng nó trong ngôi nhà của mình. Tốt nhất bạn nên để dương xỉ ở nhà tắm, nơi có thể ẩm ướt quanh năm.
5 vị trí vàng đặt cây cảnh, phúc lộc đủ đầy
Nếu chọn đúng cây phong thủy hợp mệnh đặt tại vị trí cát không chỉ giúp bạn đón nhận nhiều luồng sinh khí dưỡng thân mà còn mang lại thịnh vượng - phát lộc.
Sau đây là 5 vị trí vàng mà phong thủy Phùng Gia khuyên các bạn nên đặt cây:
Cây cảnh trong phòng bếp
Cho dù là không gian nhà bếp tương đối nhỏ, nhưng nên trồng ít nhất một chậu cây trong nhà bếp. Tỉ lệ cây trồng trong nhà bếp chỉ sau phòng khách.
Lý do là bởi có một số thành viên trong gia đình thường xuyên có mặt trong nhà bếp, hơn nữa, nhiệt độ môi trường trong nhà cũng rất hợp với đa số thực vật phong thủy. Ngoài ra, thông thường các nhà bếp đều được trang trí bằng màu trắng hoặc màu nhạt.
Màu sắc phong phú của thực vật phong thủy có thể làm mềm mại những đường nét thô ráp trong không gian nhà bếp, đưa vào nhà bếp một luồng sinh khí mới, thể hiện được sự tinh tế vừa mềm mại, vừa cứng cáp.
Cây cảnh trên bàn làm việc
Từ xưa tới nay, cây xanh luôn mang lại không khí trong lành, cảm giác thoải mái má mẻ tại nơi có nhiều cây xanh.
Bên cạnh mang lại không gian trong lành thì cây cảnh còn có ý nghĩa điều hòa âm dương, tạo nên bầu không khí trong lành thân thiện.
Việc kết hợp cây cảnh với bể cá mini sẽ tạo cho bạn được nguồn năng lượng mạnh mẽ đương đầu với mọi công việc.
Cây cảnh tại phòng khách
Hoa cây cảnh nội thất giúp cho không gian trở nên hài hòa, cân đối, mang lại vẻ đẹp tự nhiên cho không gian sống, giúp cho con người thấy được sự gần gũi với thiên nhiên, tính cách sẽ trở nên ôn hòa hơn.
Về mặt tinh thần, cây cảnh phong thủy còn giúp cho con người giảm bớt căng thẳng sau những giờ làm việc, học tập mệt mỏi, duy trì sức khỏe.
Cây cảnh tại cầu thang hay chân cầu thang
Việc đặt cây xanh ở cầu thang trong nhà sẽ giúp khu vực này trở nên thông thoáng, rộng rãi hơn, tạo điều kiện tốt nhất để lưu thông nguồn khí vận.
Không những tạo cảm giác gần gũi thiên nhiên mà nó còn đem lại sự sinh động và may mắn cho gia chủ.
Cây cảnh tại ban công
Không chỉ chọn cây để trang trí ban công, cây trồng ban công còn có tác dụng hoá giải sát khí. Bởi theo phong thuỷ, hướng ban công nhìn ra môi trường xung quanh thường không được tốt.
Ví dụ như trước cửa có góc nhọn chỉ vào nhà, đường đâm thẳng vào nhà, hoặc nhà đối diện với miếu, bệnh viện,... Lúc này, cây trồng ở khu vực ban công sẽ giúp hoá giải, trấn áp những khí xấu không có lợi cho gia chủ.
Đặc biệt, một số cây trồng còn có thể giúp làm tăng khí tốt, mang lại may mắn, bình an cho gia chủ. Bạn có thể tham khảo một số mẫu cây cảnh đẹp, phù hợp khu vực ban công dưới đây:
Ngoài việc dùng cây xanh để cải thiện khí trường thì các vật pháp phong thủy lại có năng lượng mạnh mẽ hơn cả. Bát Tụ Bảo có công năng mạnh mẽ trong việc bảo vệ người sở hữu được hưng thịnh, sức khỏe cũng như trường thọ, phát tài phát lộc.
4 cây phong thủy không cần chăm vẫn sống tốt, quanh năm lúc nào cũng xanh Thiết mộc lan là loài cây có tốc độ phát triển khá chậm, kết hợp với hình dáng độc đáo nên rất thích hợp để trồng trong chậu và sử dụng làm cây cảnh. Cây thiết mộc lan Cây thiết mộc lan hay còn gọi là cây phát tài hoặc cây phất dụ thơm. Hoa của loài cây này có màu trắng và...