7 loại bánh ăn vặt vừa ngon vừa bổ lại giúp giảm nghén cho bà bầu
Những loại bánh bổ dưỡng, ít đường sẽ giúp mẹ bầu thỏa mãn cơm thèm ăn vặt mà không lo tăng cân quá mức hay nguy cơ tiểu đường thai kỳ.
Trong thời gian mang thai, mẹ bầu nào cũng có những thời điểm đói bất chợt giữa các bữa chính. Đây là khi mẹ rất thèm ăn vặt nhưng lại e ngại vì lời khuyến cáo không nên ăn nhiều bánh kẹo ngọt khi mang thai sẽ làm tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ. Trên thực tế, không phải loại bánh kẹo nào cũng không tốt cho mẹ bầu. Mẹ hãy thử tham khảo những món bánh ăn vặt được làm từ nguyên liệu có lợi cho sức khỏe của bà bầu và thai nhi dưới đây.
1. Bánh cracker (bánh quy giòn)
Bánh cracker giòn tan, mặn mặn là giải pháp giảm nghén hữu hiệu cho mẹ bầu trong những tháng đầu thai kỳ. Nhai vài chiếc bán giữa giờ cơm sẽ giúp mẹ bầu đỡ lạt miệng, đắng miệng và buồn nôn. Tuy nhiên, để chọn một loại bánh cracker thích hợp cho bà bầu, mẹ nên chú ý thành phần dinh dưỡng trong bánh. Nên tránh xa những loại bánh nhiều đường, muối và các chất phụ gia bảo quản.
2. Bánh cookie (bánh bích quy)
Thành phần của bánh cookie thường gồm bột mì, bơ, sữa, vừng, chocolate, mứt hóa quả… Đây là những loại nguyên liệu giàu dinh dưỡng, nhanh chóng bổ sung năng lượng và thỏa mãn cơn thèm ăn cho mẹ bầu. Tuy vậy, mẹ bầu lưu ý chỉ nên ăn lượng bánh vừa phải để tránh tình trạng đầy bụng và dư chất béo cũng như lượng đường, dễ dẫn đến tăng cân, béo phì, tiểu đường thai kỳ.
3. Bánh mì ngũ cốc nguyên hạt
Mỗi ngày mẹ bầu có thể bổ sung thêm vài lát bánh mỳ làm từ ngũ cốc nguyên hạt trong bữa phụ của mình. Thay vì bánh mỳ làm từ bột mì trắng, bánh mỳ ngũ cốc nguyên hạt giàu chất xơ và các loại vitamin A, B sẽ cung cấp một lượng carbohydrate đáng kể, giúp giảm cảm giác đói bụng thường xuất hiện ở giai đoạn cuối thai kỳ. Thành phần giàu chất xơ và các vitamin cũng giúp mẹ đối phó với chứng táo bón thai kỳ, giảm buồn nôn trong giai đoạn đầu.
Video đang HOT
4. Bánh quế
Không chứa nhiều tinh bột, bánh quế có thể được ăn kèm với nhiều loại trái cây giúp bổ sung chất xơ, vitamin cần thiết cho cơ thể của mẹ và bé khi mang thai. Chị em nên lựa chọn những loại bánh quế với thành phần lượng đường ít, để đảm bảo mức đường trong máu luôn ở trạng thái ổn định.
5. Bánh waffle
Những chiếc bánh nướng thơm ngon này khá mỏng manh và không chứa nhiều tinh bột. Ngoài ra, mẹ có thể ăn kèm với rất nhiều loại trái cây để giúp tăng lượng chất xơ và vitamin cho cơ thể. Một ít mật ong để tạo hương vị cũng không phải là vấn đề lớn. Tuy nhiên, mẹ vẫn nên giới hạn số lượng bánh vừa phải để không làm tăng đường huyết.
6. Bánh bao
Không chỉ các loại bánh “Tây” mà mẹ bầu cũng có thể lựa chọn loại bánh ăn vặt đậm chất Việt như bánh bao. Bánh bao ăn khi còn nóng giúp giảm nguy cơ nhiễm khuẩn, không có quá nhiều bột ở lớp bên ngoài, một chiếc bánh bao nhân mặn cỡ nhỏ sẽ là bạn đồng hành lý tưởng cho mẹ bầu trong các bữa phụ. Ngược lại, đối với các loại bánh bao nhân ngọt, mẹ nên hạn chế ăn so với nhân mặn vì đồ ngọt thường khiến mẹ nhanh no mà cũng rất mau đói trở lại. Ngoài ra, những thức ăn chứa nhiều đường cũng làm tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ.
7. Bánh bò
Món ăn truyền thống này cũng là lựa chọn khá hợp lý cho các mẹ bầu. Tuy nhiên, do thành phần của món bánh bò thường chứa nhiều bột gạo, mẹ nên ăn một miếng cỡ vừa, không nên nuông chiều bản thân vì có thể làm tăng lượng đường huyết, nhất là với những mẹ có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ. Nếu mẹ đang mê mẩn món bánh bò chan nước cốt dừa thì lại càng nên giới hạn khẩu phần ăn, vì nước cốt dừa cung cấp nhiều chất béo.
Theo Giadinh.net.vn
Các triệu chứng thường gặp trong thai kỳ
Gần đây bạn thấy cơ thể khang khác, nhanh mệt hơn, khó chịu hơn hoặc tròn trịa rõ rệt.... có thể bạn đã thụ thai thành công rồi đấy. Cùng chúng tôi tìm hiểu về các triệu chứng sớm của thai kỳ để chăm chút bản thân thật tốt cho mẹ và bé đều có thai kỳ khỏe mạnh và hạnh phúc.
1. Thèm ăn hay chán ghét một (hoặc nhiều) thức ăn:
Đó là dấu hiệu của chứng ốm nghén, thường bắt đầu từ tháng thứ 2 đến cuối tháng thứ 3 của thai kỳ. Có người ốm nghén sớm hoặc muộn hơn. Có người vừa mang thai đã nghén và hiện tượng này kéo dài cho đến khi sinh. Nghén khiến bà mẹ không ăn uống được và nôn mửa nhiều. Hiện tượng sinh lý này thường tự khỏi mà không cần điều trị. Thai phụ vẫn có thể làm giảm sự khó chịu bằng các biện pháp sau:
- Tránh không để đói nhưng đừng ăn quá no. Đói làm hạ đường máu và khiến thai phụ dễ nôn mửa hơn. Nên ăn từ khi sáng sớm và lúc nào cũng nên ăn hoặc ngậm lặt vặt một thứ gì đó. Khi có cảm giác rất thèm thứ đồ ăn nào, cũng không nên ăn nhiều một lần, chỉ nên ăn từng tí một, chia làm nhiều lần.
- Tránh dùng thức ăn khó tiêu, ăn nhiều rau sạch và trái cây tươi.
- Nên chia 3 bữa chính thành 6-7 lần ăn. Điều này giúp thai phụ dễ tiêu hóa, không có cảm giác no hơi, chán ăn.
Nếu thai phụ nôn mửa quá nhiều thi khuyên thai phụ nên đến các trung tâm y tế khám và sẽ được các bác sỹ cho những lời khuyên
2. Rối loạn tiêu hóa:
Trong suốt thai kỳ, người phụ nữ thường bị táo bón, ăn không tiêu, dễ tiêu chảy. Nên dự phòng bằng cách ăn nhiều rau xanh, trái cây, giữ vệ sinh thực phẩm.
3. Rối loạn tiết niệu:
Vào những tháng cuối của thai kỳ, các bà mẹ thường đi tiểu nhiều lần. Nguyên nhân là tử cung lớn lên, chèn ép bàng quang. Đồng thời, dưới tác dụng của chất nội tiết thai nghén, nước tiểu được bài tiết nhiều hơn. Gần đến ngày sinh, thai nhi (nhất là phần đầu) sẽ lọt vào tiểu khung của người mẹ, chèn ép vào bàng quang khiến người mẹ cảm thấy buồn đi tiểu nhiều trong ngày.
4. Tăng cân:
Trong 3 tháng đầu tiên, do nghén nên thai phụ có thể không tăng cân. Sau 3 tháng, do đã hết nghén, thai phụ ăn uống bình thường, cơ thể thích hợp dần với việc mang thai nên thai phụ bắt đầu tăng cân. Lượng tăng cân trung bình cho toàn bộ thai kỳ là 9- 12 kg. Nếu tăng cân ít, thai nhi có thể bị suy dinh dưỡng, nhẹ cân; người mẹ không dự trữ đủ năng lượng cho bản thân khi sinh và không đủ sữa cho con bú. Nhưng nếu tăng cân quá nhiều, sản phụ sẽ khó sinh và dễ bị béo phì sau khi sinh hoặc tiểu đường thai nghén cho mẹ và bé...
5. Cảm cúm:
Khi có thai, người mẹ phải tránh tiếp xúc với những người bị cảm cúm. Nếu mắc bệnh, nên đi khám ngay, không tự ý dùng thuốc kẻo gây nguy hiểm cho thai nhi.
6. Những thay đổi bất thường:
Ra máu âm đạo, ra nước (có thể do vỡ ối), ra nhiều khí hư ngứa rát, có mùi chua; nhiễm nấm, đau bụng... Khi có các hiện tượng trên, thai phụ cũng cần đến bệnh viện kiểm tra ngay.
Về việc giao hợp, nên nhẹ nhàng và ít thường xuyên hơn. Không nên giao hợp vào tháng cuối thai kỳ để tránh vỡ ối non, nhiễm trùng. Đối với bà mẹ có tiền căn sẩy thai, cần tránh giao hợp trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
Theo Webtretho.com
4 chiến lược dành cho bà bầu đi làm mà có thể bạn chưa biết Bạn nhận ra mình mang thai vào lúc sự nghiệp thăng hoa nhất hay đang thực hiện những kế hoạch lớn lao. Điều này có thể gây ra ít nhiều phiền toái nhưng bạn đừng vội lo lắng vì vẫn có những chiến lược hữu ích dành cho bà bầu đi làm chắc chắn sẽ hữu ích với bạn Hầu hết phụ nữ...