7 lí do khiến lượng kinh nguyệt của bạn ít hơn so với bình thường
Kinh nguyệt ra ít có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang mang thai nhưng nó cũng có thể là dấu hiệu của những điều bất thường khác.
Hầu hết phụ nữ rất hay phàn nàn về sự khó chịu trong thời kỳ kinh nguyệt của mình. Họ thấy mệt mỏi, kiệt sức khi phải chịu những cơn đau lưng kéo dài, những cơn đau bụng âm ỉ, thậm chí là cảm giác thấy rất mất vệ sinh khi kinh nguyệt ra quá nhiều. Vì vậy, khi kinh nguyệt đột nhiên ra ít hơn bình thường, điều này có thể làm bạn thấy thoải mái hơn nhưng nó lại là dấu hiệu của một điều gì đó bất thường đang xảy ra trong cơ thể bạn.
Tiến sĩ Lina Akopians, chuyên gia về nội tiết sinh sản tại trung tâm sinh sản ở phía Nam California, nói rằng lượng kinh nguyệt thay đổi có thể liên quan tới các vấn đề về hormone hay cấu trúc.
Dưới đây là 7 lý do có thể giải thích tại sao kinh nguyệt ra ít hơn bình thường:
1. Có thể bạn đang mang thai
Một số phụ nữ không nhận ra mình đang mang thai bởi vì họ không chú ý thấy bụng đang tròn ra. Hơn nữa, theo những kinh nghiệm mà họ được biết thì họ vẫn đang có kinh nguyệt nên việc họ có thai là điều không thể. Thực tế là họ đã có những quan niệm sai lầm.
Bác sĩ Janet Choi, giám đốc y khoa ở New York cho biết: “Mặc dù hầu hết phụ nữ sẽ bị ngừng kinh nguyệt khi họ thụ thai nhưng một số người vẫn có thể có”. Trên thực tế, bác sĩ Janet đã có những bệnh nhân đang mang thai nhưng họ vẫn ra ngoài uống rượu vì họ vẫn thấy có kinh nguyệt và họ không biết rằng mình đã thực sự có thai.
“Kinh nguyệt ra ít hoặc có màu đen cũng có thể là trường hợp của việc có thai ngoài tử cung, điều này có thể rất nguy hiểm. Khi bạn còn nghi ngờ về mọi thứ, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức để có những lời khuyên tốt nhất cho sức khỏe của bạn”, bác sĩ Janet nói.
2. Có thể bạn đang tăng hoặc giảm cân
Video đang HOT
Các hóa học trong cơ thể của bạn thực sự là khá phức tạp, và khi bạn bị giảm hay tăng quá nhiều cân. Điều này có thể khiến cơ thể bạn bị rối loạn.
Một trong những dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang trong trường hợp này đó là kinh nguyệt của bạn ra ít hơn hoặc ngày ra ngắn hơn so với bình thường. Bác sĩ Choi lưu ý rằng: “Cơ thể bạn cần phải cân bằng giữa protein, carbohydrate, chất béo và vitamin nếu bạn muốn kinh nguyệt đều đặn”.
3. Bạn bị căng thẳng quá mức
Mặc dù những điều khó chịu thường ngày như việc cãi vã hoặc chuẩn bị bài thuyết trình ở công ty không đủ để khiến hormone rối loạn nhưng bác sĩ Choi nói rằng sự mất mát đi người thân trong gia đình có thể lại là tác nhân khiến bạn bị căng thẳng quá mức.
Bác sĩ Choi còn chỉ ra rằng tập thể dục quá mức cũng có thể ảnh hưởng tới chu kì kinh nguyệt của bạn do việc này khiến cơ thể bạn bị căng thẳng về mặt thể chất.
4. Bạn bắt đầu mãn kinh
Đừng lo lắng – điều này không có nghĩa là bạn già cả! Nhưng khi một bệnh nhân đề cập đến việc bắt đầu giảm được chi phí dành để mua băng vệ sinh thì điều đầu tiên mà bác sĩ Choi chú ý đến chính là vấn đề về tuổi tác.
Bác sĩ nói: “Mãn kinh có thể là vấn đề liên quan tới lượng kinh nguyệt thất thường nhưng lão hóa cũng làm cho chu kỳ kinh nguyệt thay đổi”.
5. Bạn bị hẹp tử cung
Đây là một vấn đề hiếm gặp nhưng cũng không hề thoải mái chút nào, Bác sĩ Choi nói: “Khi cổ tử cung bị thu hẹp hoặc đóng hoàn toàn thì có nghĩa là máu kinh nguyệt bị mắc kẹt trong tử cung hoặc chỉ có thể chảy ra từ từ. Nếu bạn bị chuột rút chân thì bạn hãy đi gặp bác sĩ để trao đổi vấn đề ngay lập tức”.
6. Bạn có sẹo ở tử cung
Hầu hết phụ nữ đã trải qua phương pháp nạo phá thai thì đều hồi phục mà không có bất kì biến chứng nào nhưng đôi khi ở một vài trường hợp cá biệt thì phương pháp nạo phá thai sẽ để lại sẹo nghiêm trọng làm cho thành tử cung dính vào nhau, gây ra hội chứng Asherman.
Nếu kinh nguyệt ra ít đáng kể so với thời gian trước khi bạn tiến hành thủ thuật thì đây là một vấn đề đáng để lưu tâm. Việc bạn cần phẫu thuật để loại bỏ các mô sẹo.
7. Bạn bị mất quá nhiều máu trong và sau khi sinh
Theo bác sĩ Janet, đây là một tình trạng rất hiếm. Mất nhiều máu sẽ làm mất đi dưỡng khí oxy, điều này có thể làm tổn hại đến tuyến yên và gây ra một chứng bệnh gọi là hội chứng Sheehan. Điều này sẽ dẫn tới cơ thể bạn bị giảm đáng kể lượng hormone sản sinh ra tuyến tiền liệt, bao gồm cả những hormone kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Chính vì vậy mà có lẽ bạn sẽ cần sử dụng tới liệu pháp thay thế hormone.
Nếu thấy lượng kinh nguyệt ra ít hơn bình thường chưa tới mức báo động thì bạn cũng đừng nên bỏ qua những dấu hiệu thay đổi. Bạn cần theo dõi chu kỳ của bạn trong một vài tháng và nếu nó không trở lại bình thường thì bạn hãy hẹn gặp bác sĩ phụ khoa để thăm khám kịp thời.
Theo Thảo Thảo/Trí thức trẻ (Ttvn.vn)
Herpes sinh dục tái phát điều trị như thế nào
Tôi năm nay 29 tuổi, bị mụn nước và nóng rát vùng kín, tái đi tái lại nhiều lần, đi khám bác sĩ chẩn đoán là Herpes sinh dục. Vậy xin hỏi, triệu chứng và cách điều trị bệnh trên như thế nào để khoải tái phát?
(L. N. L. - An Giang)
Bệnh Herpes sinh dục được mô tả lần đầu tiên vào năm 1736 bởi bác sĩ người Pháp tên là John Astruc, bệnh do vi-rút herpes simplex gây nên, có 2 týp vi-rút đó là herpes simplex 1 và herpes simplex 2; vi-rút herpes simplex 1 lây truyền qua đường miệng, qua nước bọt hay gặp ở trẻ em; vi-rút herpes simplex 2 lây truyền chủ yếu qua quan hệ tình dục và ngày nay chúng được xem là tác nhân gây ra các loét sinh dục tái phát.
Herpes sinh dục tái phát điều trị như thế nào. (Ảnh minh họa: Internet)
Về triệu chứng, bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: týp vi-rút, giới tính, tình trạng miễn dịch cơ thể và tuổi tác nữa. Bệnh khởi phát khi nhiễm lần đầu, với biểu hiện triệu chứng mà người bệnh thường gặp, như mệt mỏi, sốt nhẹ, đau đầu, có thể có rối loạn tiểu tiện, sau đó xuất hiện vùng tổn thương khởi đầu bằng cảm giác khó chịu, nóng rát, sau 24 - 48 giờ thì xuất hiện mụn nước, mọc thành chùm trên nền hồng ban, mụn nước vỡ nhanh và để lại vết chợt tròn, đau rát; đối với nữ vị trí thường gặp nhất là ở vùng niêm mạc âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, tiết dịch trong, có khi có mủ; đối với nam vị trí thường gặp là thân dương vật và rãnh quy đầu; bệnh có thể kéo dài 1 đến 2 tuần. Tuy nhiên, Herpes rất dễ tái phát, sau giai đoạn sơ nhiễm, vi-rút herpes simplex, khu trú tiềm tàng ở hạch sau của tủy sống, khi có điều kiện tái hoạt và gây bệnh, thể tái hoạt này thường ít thấy mụn nước, chủ yếu các vết chợt đa cung và ít đau rát hơn giai đoạn tiên phát.
Điều trị càng sớm càng tốt, càng có hiệu quả. Thuốc kháng vi-rút dạng uống có hiệu quả cao trong điều trị cả hai thể, tiên phát cũng như tái phát và có tác dụng làm giảm sự lây truyền bệnh. Thuốc thường dùng điều trị cho herpes sinh dục tiên phát, Acyclovir 400mg uống 3 lần mỗi ngày, uống từ 7 - 10 ngày, hoặc dùng Acyclovir 200mg uống 5 lần mỗi ngày trong 7 - 10 ngày. Ngoài ra, có thể dùng Famciclovir 250mg uống 3 lần mỗi ngày trong 7 - 10 ngày hoặc Valacyclovir 1g uống 2 lần mỗi ngày trong 7 - 10 ngày; thuốc có thể điều trị kéo dài hơn 10 ngày khi các triệu chứng chưa khỏi. Đối với herpes sinh dục tái phát, thường dùng Acyclovir 400mg uống 3 lần mỗi ngày, uống trong 5 ngày, hoặc Acyclovir 800mg uống 2 lần mỗi ngày trong 5 ngày.
BS.CKI. TRẦN QUỐC LONG
Theo Suckhoedoisong.vn
Bệnh này rất phổ biến ở phụ nữ nhưng nhiều người phải sau 10 lần đi khám mới phát hiện ra Trung bình, phải mất tới 7,5 năm bác sĩ mới khẳng định một cách chính xác một người phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung. Lạc nội mạc tử cung rất khó chẩn đoán Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS), lạc nội mạc tử cung (endometriosis) được mô tả là một chứng bệnh "phổ biến". Nó ảnh hưởng khoảng...