7 lao động bàng hoàng trở về từ Angola
Sau hơn ba tháng sống khổ cực ở Angola, lao động trong môi trường khắc nghiệt mà không được nhận một đồng lương, nhiêu lúc phải nhịn đói, các lao đông Thanh Hóa đã thở phào khi trở vê quê nhà an toàn.
Những ngày khôn khô bên xứ người
Được sự môi giới của ông Nguyễn Văn Hà ở thôn Thắng Phúc, xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa, nhiều hộ dân tại xã Ngư Lộc đã tin tưởng đóng số tiền 136.500.000 đông để được sang Angola làm việc với mức lương hứa hẹn là 800 USD/tháng trở lên.
Các lao động vừa từ Angola trở về.
Sau khi đã nôp đủ tiên cho ông Hà, các lao đông được đưa ra sân bay Nội Bài (Hà Nôi) làm thủ tục xuất cảnh sang Angola vào ngày 1/2/2013. Theo như ông Hà nói thì khi sang tới sân bay, các lao đông sẽ được đón về công ty làm việc. Tuy nhiên thực tê khi các lao đông sang tới sân bay nước bạn đã không được ai đến đón, cũng không có công ăn việc làm như lời ông Hà hứa hẹn.
Anh Tô Văn Cường, môt lao đông vừa “từ cõi chêt trở vê” cho biết: “Khi chúng tôi xuống sân bay không có người nào của công ty như ông Hà nói ra đón. Chỉ có một người đến và đưa cho chúng tôi mỗi người một tờ giấy nói ký vào, đây là giấy thông hành khi cơ quan chức năng kiểm tra thì đưa ra. Tờ giấy toàn bằng tiếng nước ngoài nên chúng tôi không hiểu gì, nhưng vì sợ bị kiểm tra nên đã ký vào. Xong người đó bỏ đi để chúng tôi lại”.
Video đang HOT
Anh Tô Văn Cường đang trình bày sự việc.
Quá lo lắng, các lao đông đã gọi điên vê Viêt Nam cho ông Hà, yêu cầu can thiệp. Sau đó, các lao động này được đưa về một công trường xây dựng làm việc với chê đô tiên lương, đãi ngô hoàn toàn khác xa lời hứa hẹn. Họ đã phải sống “vật vờ” ở đây trong một thời gian dài.
Công việc vât vả, khắc nghiệt, ăn uống thiêu thôn nhưng các lao đông không được nhận đồng lương nào. Anh Tô Văn Cường cho biết: “Mỗi tháng anh em mỗi người chỉ được nhận một khoản tiền nhỏ mà chủ lao động đưa cho làm tiền ăn và mua vật dụng sinh hoạt, ngoài ra chúng tôi không hề nhận được đồng lương nào nữa. Anh em phải làm việc cực nhọc mà không được ăn uống đầy đủ, làm từ sáng đến 3 giờ chiều mới được ăn cơm trưa. Cơm ăn thì không đủ no, gạo dùng để nấu cơm là loại gạo hư bị ẩm mốc, mối mọt. Có những ngày chúng tôi phải nhịn đói, chỗ ở thì chỉ là ngôi nhà hoang, anh em lại phải thường xuyên đối mặt với nạn cướp bóc trấn lột, bị cướp hết tiền cũng như đồ ăn, có khi bị đe dọa đến tính mạng…”.
Sau nhiều ngày chịu đựng, các lao động gọi điện về cho ông Hà yêu câu ông này phải đưa họ về nước.
Tiền mất tật mang
Vào ngày 20/5/2013, trong số những lao động được ông Hà đưa qua Angola, có 7 người là anh Tô Văn Mãi, Tô Văn Cường, Tô Văn Phúc, Phạm Văn Hòa, Mai Văn Huần, Triệu Văn Tuấn và Nguyễn Văn Ngãi đã được ông Hà mua vé máy bay đưa về nước.
Anh Tô Văn Phúc do một thời gian sống vất vả nơi xứ người nên trong chuyên bay trở vê, anh đã phải cấp cứu hai lần, xuống sân bay Nôi Bài anh tiếp tục phải cấp cứu tại Bệnh viện Giao thông vận tải (Hà Nội). Đến nay anh Phúc vẫn phải thường xuyên nhập bệnh viện do bị các cơn sốt rét hành hạ.
Các lao động cũng như các gia đình có con em sang Angola tại buổi hòa giải do của UBND xã Ngư Lộc tổ chức giữa hai bên liên quan.
Trường hợp của anh Phúc còn may mắn hơn anh Bùi Thanh Xuân, con ông Bùi Anh Tái. Được về nước sớm hơn so với các lao động trên nhưng gần một tháng qua anh Xuân phải thường xuyên nằm viện để cấp cứu do các cơn sốt rét liên tiếp hành hạ. Gặp chúng tôi ông Tái cho biết: “Từ hôm cháu về đến giờ gia đình tôi phải đưa cháu đi cấp cứu ở bệnh viện, bị tiêm nhiều nên giờ cháu bị liệt mất một chân trái”.
Các lao động trên đã có đơn kêu cứu gửi đến UBND xã Ngư Lộc nhờ giải quyết. UBND xã Ngư Lộc đã mời các lao động cùng ông Hà lên viết bản tường trình sự việc và đứng ra hòa giải giữa hai bên, tuy nhiên không có kết quả. Ông Hà một mực cho rằng mình không hề liên quan đến việc các lao động không có việc làm tại Angola và cho rằng đây là hợp đồng người lao động ký với công ty, ông Hà chỉ là người tư vấn đưa lao động đi Angola và chịu trách nhiệm bồi thường 50 triệu đồng. Tuy nhiên các lao động không đồng ý mức bồi thường trên.
Theo Dantri
Nhiều lao động sống vật vờ tại Angola
Theo sự môi giới của Nguyễn Văn Hà (trú tại thôn Thắng Phúc, xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa), nhiềugia đình đã nộp cho Hà tổng số tiền 136,5 triệu đồng/trường hợp, để đổi lại việc con họ được đưa sang Angola làm việc trong thời gian 3 năm với mức lương 800USD/tháng. Song sự thật vô cùng phũ phàng, ngay khi người lao động đặt chân xuống sân bay Luanda (Angola), họ mới phát hiện ra đây chỉ là trò lừa đảo.
Ông Tô Văn Hiến - có con trai Tô Văn Cường được ông Hà đưa sang Angola - đang đứng ngồi không yên. Ảnh: Anh Tuấn
Tin lời đường mật
Ông Tô Văn Bún (trú thôn Nam Vượng, xã Ngư Lộc) kể: Ngày 15.5.2012, ông Nguyễn Văn Hà đến gia đình ông cũng như nhiều gia đình khác tư vấn về thị trườngxuất khẩu lao động sang Angola. Ông Hà "nổ": "Sang Angola, NLĐ sẽ được ký kết hợp đồng với Cty có uy tín. Con em họ sẽ làm việc và hưởng mức lương 800USD/người/tháng. Ngoài ra, NLĐ còn được hỗ trợ các khoản bảo hiểm tai nạn LĐ, tài trợ chỗ ăn ở, đi lại, tài trợ tiền vé máy bay về nước khi hết hạn hợp đồng...".
Nhiều gia đình đã đi vay tiền nộp cho ông Hà để lấy một tờ giấy biên nhận với lý do "tạm nhận thủ tục, hồ sơ và tiền phí xuất cảnh". Vì đa phần NLĐ vùng biển không có tay nghề ngoài kinh nghiệm đánh bắt hải sản trên biển, nên mọi người thắc mắc sang Angola làm công việc gì? Ông Hà nói, sang đó có nhiều việc phổ thông không cần phải có tay nghề. Song thực tế, ông Hà vẫn thu thêm mỗi người 500.000 đồng để đi mua chứng chỉ nghề.
Sau khi nhận số tiền đặt cọc lần đầu 20 triệu đồng, ông Hà đưa họ ra Hà Nội để đến Chi nhánh Cty CP XNK tổng hợp II có trụ sở tại 66 Lạc Trung, Q.Hai Bà Trưng, Hà Nội (Cty XNKTH II) ký kết hợp đồng tư vấn LĐ đi làm việc tại Angola. Trong hợp đồng nêu: "Bên Cty XNKTH II tư vấn trung thực về thị trường Angola như cuộc sống, công việc, lương bổng, thủ tục giấy tờ, chế độ làm việc. Trong quá trình làm việc, nếu NLĐ phát sinh mâu thuẫn với chủ sử dụng LĐ hoặc xảy ra rủi ro, Cty XNKTH II sẽ hỗ trợ tối đa tư vấn pháp luật, liên hệ với chủ sử dụng LĐ bảo vệ quyền lợi cho NLĐ".
Sự thật phũ phàng
Có được "bảo bối" là hợp đồng tư vấn LĐ đi làm việc tại Angola, ông Hà thu trọn vẹn số tiền 136,5 triệu đồng của ít nhất 13 LĐ ở Hậu Lộc, với lời hứa đưa sang Angola làm việc cho một tập đoàn lớn. Ngày 16.1.2013, ông Hà đưa 13 LĐ ra sân bay lên đường đến "miền đất hứa". Và sự thật vô cùng phũ phàng, 13 LĐ Hậu Lộc trở nên bơ vơ ngay khi vừa đặt chân tới đất nước Angola. Họ lang thang trong tình cảnh không biết bấu víu vào đâu, nên đã mua sim thẻ điện thoại gọi về cho ông Hà yêu cầu giải quyết.
Trong số 13 NLĐ sang Angola ngày 16.1, có anh Bùi Thanh Xuân may mắn thoát khỏi vùng đất khắc nghiệt trở về nước cách đây ít ngày. Anh Xuân kể: "Khi chúng tôi đặt chân xuống sân bay, không có một đơn vị nào ra tiếp nhận. Sau đó có một người tự xưng tên Minh, quê Hà Tĩnh, đến đón về nhà cho tạm trú trên tinh thần đồng hương giúp đỡ lẫn nhau. Tiếp đó có anh Lê Xuân Dũng - PCT cộng đồng người Việt tại Angola - đến thăm và cho anh em 100USD để mọi người mua gạo sống qua ngày. Một tuần sau, anh Minh đưa mọi người đến ở trong ngôi nhà hoang và cho bì gạo".
Cũng trong tối đầu tiên, 13 LĐ ở Hậu Lộc cư ngụ trong ngôi nhà hoang, có 3 ngườiViệt Nam đi trên chiếc xe tải đến đón chúng tôi đến công trường làm việc. Anh em LĐ đến đây làm cho ông chủ tên là Hùng hơn 2 tháng. Tính ra được trên 30 công, nhưng chỉ được ứng 100USD/người. "Làm ở đây áp lực công việc lớn, không được ký kết hợp đồng, lương bổng thì không có nên chúng tôi gọi về đề xuất với anh Hà cho chuyển công trường. Sau đó, có một người của anh Hà sang Angola đưa mọi người làm cho một ông chủ da đen khác. Làm ở đây cũng không khá hơn gì. Cơm trưa ăn vào lúc 3 giờ chiều. Khi làm được gần một tháng thì ông chủ này không cho ứng tiền nên anh em phải góp tiền lại mua gạo nấu cháo ăn" - anh Xuân kể.
Hiện nay, vẫn còn hơn 10 LĐ cư trú tại Hậu Lộc đang lang thang trên đất nước Angola. Đại diện các gia đình có con em bị Nguyễn Văn Hà lừa đã làm đơn gửi đến chính quyền xã Ngư Lộc cầu cứu. Ông Nguyễn Văn Huấn - PCT UBND xã Ngư Lộc - cho biết: "Chúng tôi đã liên lạc với Cty XNKTH II tìm hướng giải quyết đưa số LĐ còn ở Angola về nước; song mọi việc chưa được giải quyết cụ thể. Hơn thế, do việc các gia đình này tự ý bắt tay với anh Hà đưa LĐ sang Angola nên tình hình diễn biến rất phức tạp".
Theo vietbao
Ngã giàn giáo, một lao động Việt tử vong tại Angola Trong lúc làm việc tại một công trình xây dựng ở Angola anh Chu Sĩ Hạnh (trú xóm 6, xã Diễn Hạnh, Diễn Châu, Nghệ An) không may bị tai nạn. Tuy được đưa đi cấp cứu ngay sau đó nhưng do bị chấn thương quá nặng anh đã tử vong. Người mẹ già cùng hai con thơ bên bàn thờ người anh...