7 kiểu rối loạn giấc ngủ rất nguy hiểm
Rối loạn giấc ngủ không những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mà còn có thể chính là nguyên nhân khiến bạn không thể tăng cân hoặc giảm cân.
Ai cũng cần được ngủ ngon giấc vào ban đêm thế nhưng có một số rắc rối trong khi ngủ lại có thể là những nguyên nhân khiến bạn có một giấc ngủ không chất lượng.
1. Nghiến răng khi ngủ
Nguyên nhân thực sự của thói quen này vẫn chưa được làm sáng tỏ một cách rõ ràng nhưng các nhà nghiên cứu tin rằng stress, căng thẳng, ức chế sự tức giận… đều có thể gây ra vấn đề này.
Nghiến răng khi ngủ có thể là do căng thẳng, stress
Nghiên răng khi ngủ mặc dù không nghiêm trọng, nhưng nếu diễn ra trong một thời gian dài thì nó có thể dẫn đến hủy hoại hàm răng và gây ra các bệnh răng miệng. Nếu gặp phải vấn đề này, bạn cần đi khám nha khoa sớm.
2. Ngưng thở khi ngủ
Ngưng thở khi ngủ là một tình trạng nghiêm trọng, đe dọa tính mạng và là một dạng rối loạn giấc ngủ rất phổ biến. Hiện tượng này xảy ra là do sự tắc nghẽn đường hô hấp trên. Điều này có thể dẫn đến gián đoạn trong giấc ngủ của bạn, khiến bạn thức giấc mỗi giờ.
Nếu thường xuyên bị ngưng thở khi ngủ, bạn có thể bị kiệt sức, kích thích và làm giảm năng suất làm việc trong ngày. Các triệu chứng phổ biến của chứng ngưng thở khi ngủ là ngáy ngủ, tạm dừng trong hơi thở hoặc thở hổn hển trong khi ngủ và thức dậy mệt mỏi dù bạn đã ngủ rất lâu.
Video đang HOT
Kê cao gối khi ngủ là một biện pháp có thể giúp bạn hạn chế tình trạng ngưng thở khi ngủ.
3. Mộng du
Mộng du khá vô hại, nhưng nó có thể gây nguy hiểm cho bạn nếu bạn đi xe hoặc làm những việc ảnh hưởng đến tính mạng. Nhiều người mộng du nhưng lại không hề nhớ rằng mình đã đi lang thang. Mộng du khi ngủ thường do các vấn đề cơ bản sau đây gây ra: co giật, ngủ ngưng thở hoặc rối loạn nhịp tim.
4. Đi tiểu thường xuyên khi ngủ
Thức dậy giữa đêm để đi tiểu là tình trạng mà rất nhiều người gặp phải, nhất là với những người già. Khi chúng ta có tuổi, cơ thể chúng ta không có khả năng giữ chất lỏng trong thời gian dài, do đó thường xuyên phải dậy đi tiểu. Điều này khiến cho bạn thường xuyên mất ngủ.
Nếu bạn thức dậy đi tiểu khá thường xuyên thì hãy đến gặp bác sĩ
Phương pháp tốt nhất để đối phó với vấn đề này là đi tiểu thường xuyên khi thức. Nếu bạn thức dậy khá thường xuyên thì hãy đến gặp bác sĩ vì đi tiểu thường xuyên có thể khiến bàng quang hoạt động quá mức hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu.
Bạn cũng có thể điều trị rối loạn giấc ngủ này bằng cách tránh uống nhiều chất lỏng trong ba giờ trước khi đi ngủ, giảm việc tiêu thụ trà và cà phê và tránh các thức ăn có nhiều nước như súp cho bữa ăn tối.
5. Ngáy ngủ
Ngáy ngủ có thể gây ra rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng cho người bệnh cũng như người ngủ bên cạnh. Ngáy là sự rung động của hệ thống hô hấp và âm thanh, đây là do khi hít thở trong khi ngủ, luồng không khí bị chặn dẫn tới ngáy. Trong một số trường hợp, tiếng ngáy có thể nhỏ nhưng nhiều trường hợp khác tiếng ngáy có thể rất to.
Ngáy trong khi ngủ có thể là một dấu hiệu, hoặc báo động đầu tiên của chứng ngưng thở khi ngủ (OSA). Cách duy nhất để giảm bớt vấn đề này là bạn cần giảm cân, thay đổi tư thế ngủ, tránh rượu và thuốc an thần khác.
6. Rối loạn hành vi tình dục khi ngủ
Rối loạn hành vi tình dục khi ngủ (sexsomnia) là một tình huống trong đó một người sẽ có các hành vi tình dục trong khi vẫn còn đang ngủ. Các triệu chứng của sexsomnia bao gồm âu yếm, giao hợp, thủ dâm và tình dục bằng miệng…
Những người bị rối loạn hành vi tình dục khi ngủ cũng thường không nhớ mình đã làm gì khi đã tỉnh dậy. Sexsomnia cũng là một triệu chứng xảy ra trong các rối loạn giấc ngủ khác như ngưng thở khi ngủ và sợ hãi về đêm. Kiểu rối loạn giấc ngủ này chủ yếu là do thể chất căng thẳng, uống quá nhiều rượu… Vì vậy, để giảm nguy cơ rối loạn giấc ngủ này, bạn nên tránh căng thẳng, không uống nhiều rượu trước khi ngủ và tránh để những chuyện tình dục ám ảnh mình quá nhiều.
7. Mất ngủ
Những người bị chứng mất ngủ hoặc có khó khăn trong việc bắt đầu giấc ngủ, thường cũng được coi là bị rối loạn giấc ngủ. Đây là một kiểu rối loạn giấc ngủ rất phổ biến và có thể gặp ở bất kì độ tuổi nào.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến mất ngủ, chẳng hạn như: rối loạn tâm trạng, nội tiết, căng thẳng, bị bệnh… Mất ngủ có thể tác động xấu đến sự chú ý, tâm trạng và tập trung của bạn. Thay đổi lối sống và các phương pháp điều trị tâm lý có thể giúp bạn điều trị tình trạng này.
Theo T. Liên (Tri thức trẻ)
Những người có nguy cơ ngưng thở khi ngủ
Một nghiên cứu của Thụy Điển gần đây theo dõi giấc ngủ của 400 phụ nữ trong độ tuổi từ 20-70 cho thấy có đến 50% phụ nữ có hiện tượng ngưng thở khi ngủ, họ ngừng thở trong hơn 10 giây, ít nhất 5 lần một giờ trong khi ngủ.
Cân nặng quá mức
Trong nghiên cứu Thụy Điển, ngưng thở khi ngủ xảy ra ở 84% những người béo phì, trong đó 20% trường hợp bị bệnh nghiêm trọng. Bởi việc dư thừa mô mỡ ở quanh cổ có thể chặn đường thở, do đó béo phì có yếu tố nguy cơ rõ ràng cho các rối loạn giấc ngủ. Ngưng thở khi ngủ cũng có thể dẫn đến tăng cân, mệt mỏi vào ban ngày, ăn quá nhiều và ngại tập thể dục.
Những người có cân nặng quá mức dễ bị ngưng thở khi ngủ. (Ảnh minh họa)
Cao huyết áp
Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy mối quan hệ giữa huyết áp cao và ngưng thở khi ngủ: có 80% những người bị tăng huyết áp bị rối loạn giấc ngủ. Bởi sự suy giảm nồng độ oxy có thể gây ra thay đổi trong các mạch máu.
Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy mối quan hệ giữa huyết áp cao và ngưng thở khi ngủ. (Ảnh minh họa)
Tuổi tác
Ở phụ nữ, rối loạn giấc ngủ thường xảy ra sau khi mãn kinh bởi theo các chuyên gia nó có liên quan đến biến động nội tiết tố.
Họng bị tắc nghẽn. Bất kể tuổi tác và trọng lượng cơ thể, những người có cổ lớn hay nhỏ, bệnh mũi hoặc xoang, hoặc bất kỳ yếu tố nào khác làm đường thở tắc nghẽn dễ mắc chứng ngưng thở khi ngủ.
Theo Gia Bảo (An ninh thủ đô)
10 rối loạn giấc ngủ kỳ lạ nhất Đối với không ít người, giấc ngủ trở thành nỗi ám ảnh bởi những rối loạn kỳ lạ với đủ các cấp độ. Dưới đây là 10 rối loạn giấc ngủ kỳ lạ nhất: 10. Mộng du Ở những người mắc rối loạn này, họ thường hành động kì lạ khi đang ngủ (chẳng hạn đột ngột chạy ra ngoài, ngồi bật dậy...