7 kịch bản tăm tối khi con người lên sao Hỏa
Tỷ phú Mỹ Elon Musk nuôi ước mơ đưa con người lên sao Hỏa, nhưng vẫn chần chừ, vì có quá nhiều nguy hiểm tiềm ẩn khó phòng tránh.
“Khả năng tử vong rất cao. Vẫn chưa có giải pháp nào triệt để”, Elon Musk, đại gia công nghệ Mỹ thừa nhận trong cuộc họp công bố kế hoạch SpaceX nhằm thuộc địa hóa hành tinh Đỏ.
Cũng như chinh phục Nam cực, người đầu tiên đặt chân lên sao Hỏa sẽ đối mặt với nhiều kịch bản khó lường, và đó có thể sẽ là cái giả phải trả khi cố gắng khám phá và chinh phục các môi trường khắc nghiệt. Chris McKay, một nhà khoa học tại trung tâm nghiên cứu NASA tóm gọn lại với 7 khả năng sau:
Nổ tên lửa trước khi rời khỏi Trái đất
Musk dự định sẽ gắn tàu vũ trụ với một tên lửa cỡ đại, lớn nhất từ trước tới giờ. Vận hành tên lửa bao gồm kiểm soát các vụ nổ, và dù bao nhiêu thử nghiệm an toàn được thực hiện đi nữa thì vẫn có khả năng mất kiểm soát. Lượng nguyên liệu có thể sẽ bắt lửa và nổ tung toàn bộ.
Trước kia NASA từng có 2 vụ tai nạn làm chết 14 người (Tàu Chanllenger và Columbia) với tỷ lệ tử vong 1.6. Còn SpaceX sử dụng những công nghệ mới chưa được kiểm tra nên con số này chắc chắn sẽ cao hơn nhiều.
Nhiễm phóng xạ từ mặt trời
Bầu khí quyển Trái Đất bảo vệ con người khỏi phóng xạ mặt trời, nên khi vào không gian chắc chắn các nhà du hành sẽ bị “phơi” trước nguồn năng lượng độc hại, gấp 15 lần nhà máy điện hạt nhân. Họ có thể tìm cách ngăn ngừa những tia này, nhưng bão mặt trời thì không, do chúng xảy ra rất ngẫu nhiên. Tại sao Hỏa, họ cũng sẽ chịu tác động của bức xạ thường xuyên hơn.
Video đang HOT
Hạ cánh lỗi
Kịch bản “như phim” là tàu vũ trụ gặp trục trặc khi hạ cánh hoàn toàn khả thi. Theo kế hoạch tàu của Musk di chuyển với vận tốc 100.000km/h và dùng hệ thống tên lửa siêu thanh nhằm giảm tốc, hạ cánh. Ma sát trên sao Hỏa khác với trái đất nên việc hạ cánh rất khó khăn, điển hình là tàu Curiosity chỉ nặng 1 tấn đã phải “vật vã” mãi mới yên vị. Tàu của Musk nặng 450 tấn, nên tỷ lệ thất bại khá cao.
Trọng lực thấp làm “hỏng người”
Trọng lực sao Hỏa chỉ bằng khoảng 3.8% trên Trái Đất, khiến xương giòn đi vì bị hụt canxi, cơ teo lại, gây chứng mất ngủ.
Chết ngạt
Trên hành tinh Đỏ đương nhiên không có đồ ăn, thức uống và quan trọng nhất là oxi. Nước có thể mang theo, oxi có thể tổng hợp nhưng nguy hiểm thực sự đó là tai nạn. Bộ đồ phi hành gia hay trại tạm trú có thể bị rò rỉ gây hụt không khí. Chỉ cần một chút bụi lọt vào khi bão cát càn quét, con người sẽ tử vong ngay lập tức.
Từ trước tới giờ, Musk mới chỉ đưa ra các kế hoạch về cải tạo đất đai khí hậu thay vì tập trung vào việc cần thiết đó là phải sống sót trước.
Ngộ độc
Đất sao Hỏa chứa nhiều muối Perchlorate, chất làm nhiên liệu tên lửa và cũng rất độc với tuyến giáp của con người. Tiếp xúc với đất không gây hại nhưng nước, hay cây trồng từ nó tuyệt đối không thể sử dụng, chưa kể có thể tồn tại một loài sinh vật nào đó.
Chết vì đồng nghiệp
Điều này có thể gây ngạc nhiên với người ngoài giới khoa học: Một trong những nhiệm vụ hàng đầu khi chuẩn bị vào không gian của NASA đó là mọi thành viên phải cố gắng sống hòa hợp với nhau. Hồi năm 1994, dự án Biosphere II đã phải hủy giữa chừng vì mâu thuẫn nặng nề. Ở môi trường khắc nghiệt như sao Hỏa, con người càng cần phải đoàn kết và làm việc ăn ý nếu không những điều tồi tệ sẽ xảy đến, kể cả cái chết.
Theo Danviet
Hành trình chinh phục sao Hỏa có thể bị hoãn vì phát hiện này
Các nhà khoa học cho rằng chuyến đi tới sao Hỏa nguy hiểm hơn chúng ta tưởng.
Theo kế hoạch của NASA, loài người đang gấp rút chuẩn bị những gì cần thiết để phục vụ cho hành trình chinh phục sao Hỏa - dự kiến sẽ thành công vào năm 2040.
Hành trình này chắc chắn sẽ rất nguy hiểm, vì ngay cả việc sinh sống trong môi trường vô trọng lực đã có những tác hại nhất định lên cơ thể. Tuy nhiên, kế hoạch chinh phục sao Hỏa có thể sẽ phải kéo dài hơn một chút, khi mới đây các nhà khoa học đã phát hiện ra một tác hại khác do du hành vũ trụ đem lại.
Theo thí nghiệm của các nhà khoa học thuộc ĐH Colorado (Mỹ), những con chuột trở về sau 2 tuần sinh sống ngoài vũ trụ đang có những dấu hiệu tổn thương gan. "Chúng ta chưa có nghiên cứu nào cung cấp đủ thông tin về tác hại của việc du hành vũ trụ đến gan" - giáo sư Karen Jonscher - chủ nhiệm nghiên cứu cho biết.
Trước đó, những nhà du hành vũ trụ sau khi trở về thường mắc chứng tiểu đường, nhưng thường hồi phục rất nhanh. Nhưng với phát hiện mới này, các khoa học gia cho rằng đó có thể là trở ngại cho hành trình khám phá sao Hỏa của chúng ta.
Vì sao? Vì quá trình tổn thương gan ở chuột cũng gần tương tự như ở người. Và chúng mới chỉ ở vũ trụ có 13,5 ngày. Trong khi đó, hành trình đến sao Hỏa dự kiến phải mất ít nhất 1 năm.
Cụ thể hơn, nhóm nghiên cứu của giáo sư Jonscher nhận ra rằng du hành vũ trụ khiến lượng mỡ trong gan chuột tăng lên. Thông thường, phải mất hàng năm trời với một chế độ ăn "tàn phá cơ thể", chuột mới bị gan nhiễm mỡ.
Theo Jonscher: "Nếu chuột bị xơ gan và nhiễm mỡ chỉ trong 13,5 ngày, thì điều gì sẽ xảy đến với con người trong 1 năm? Đây là câu hỏi chưa thể trả lời ngay được".
Các nghiên cứu sâu hơn sẽ cần được thực hiện để trả lời câu hỏi này. Nhưng ban đầu, Jonscher cho rằng có thể căng thẳng trong hành trình đã khiến gan của chuột bị tổn thương.
Theo trí thức trẻ
Theo_2Sao
Hóa thạch 3,7 tỉ năm tuổi báo hiệu sự sống trên sao Hỏa Một hóa thạch lâu đời nhất thế giới, có niên đại 3,7 tỷ năm và mới được tìm thấy, có thể là chỉ dấu sự sống tồn tại trên sao Hỏa. Các tảng đá hóa thạch 3,7 tỷ năm tuổi được tìm thấy ở dải băng Isua, phía tây nam Greenland Các nhà khoa học vừa phát hiện bằng chứng vật chất lâu...