7 “không” khi tắm vào mùa đông
Nhiều bạn có thói quen ngày nào cũng tắm, dù trong mùa đông lạnh giá. Tuy nhiên, thói quen này có thể khiến cơ thể bị nhiễm lạnh, ảnh hưởng đến sức khỏe.
1. Không nhất thiết ngày nào cũng phải tắm
Nhiều bạn có thói quen ngày nào cũng tắm, dù trong mùa đông lạnh giá. Tuy nhiên, việc tắm thường xuyên làm mất chất dầu bài tiết trên bề mặt da và các vi khuẩn bảo vệ ký sinh trên da, qua đó, có thể làm tổn thương lớp biểu bì của da, gây mẩn ngứa, sức đề kháng của da yếu đi, từ đó dễ gây ra các bệnh về da.
Ngoài ra, việc tắm thường xuyên trong tiết trời giá lạnh như mùa đông sẽ khiến chúng ta dễ bị nhiễm lạnh.
Theo lời khuyên của bác sĩ, chúng ta chỉ nên tắm 2 – 3 ngày một lần vào mùa đông. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý vệ sinh những vùng dễ bị vi khuẩn bám lại như vùng kín, cánh tay, nách hàng ngày để đảm bảo không bị bệnh ngoài da.
2. Không tắm ngay sau khi ăn
Sau khi ăn xong, cơ thể cần tập trung một lượng máu tới hệ tiêu hóa. Dù mùa đông hay mùa hè, nếu chúng ta đi tắm ngay lập tức, có thể ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, gây ra các bệnh về đường tiêu hóa dạ dày, tá tràng, thậm chí có thể dẫn đến biến chứng tim mạch.
Vì vậy, chúng ta không nên tắm ngay sau khi ăn xong. Thời gian tắm tốt nhất là 1 hoặc 2 tiếng sau khi ăn.
Không nên tắm ngay sau khi ăn. Ảnh minh họa.
Video đang HOT
3. Không nên tắm đêm
Vào mùa đông, đặc biệt vào ban đêm, nhiệt độ rất thấp khiến các mạch máu trong cơ thể co lại, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu. Vì vậy, tắm vào thời gian này rất nguy hiểm, có thể khiến bạn bị cảm lạnh, thậm chí gây tử vong. Đặc biệt là với người già, người mắc bệnh cao huyết áp, tai biến, người vừa uống rượu hoặc mới ốm dậy, tuyệt đối tránh tắm vào thời điểm này.
4. Không tắm quá lâu
Tắm quá lâu khiến da dễ bị mất nước, cơ thể mệt mỏi, dễ gây ra tình trạng thiếu máu ở tim, thiếu dưỡng khí và gây co rút mạch, dẫn tới tụ máu, nhịp tim thất thường, thậm chí là đột tử.
Thời gian tắm trung bình khoảng 10 đến 15 phút là hợp lý và trong khi tắm, chúng ta nên kỳ cọ nhanh tay.
5. Tắm nước quá nóng
Tắm nước quá nóng sẽ phá vỡ chất dầu trên bề mặt da, gây nở lỗ chân lông, giản huyết quản, làm tăng thêm độ khô cho da.
Ngoài ra, tắm nước quá nóng còn có thể gây sức ép lớn cho tim, bởi vì huyết quản da toàn thân phình to rõ rệt gây thiếu máu và dưỡng khí cho tim.
6. Không xông hơi với người mắc bệnh mãn tính
Mặc dù việc tắm xông hơi mang đến những lợi ích nhất định cho sức khỏe nhưng đối với những người bệnh mãn tính như cao huyết áp, bệnh tim mạch hay đã từng có tiền sử bị đột quỵ thì không nên tắm xông hơi vì nó có thể khiến cho chỉ số huyết áp tăng vọt, nhịp tim đập nhanh và gây nên những biến chứng khôn lường thậm chí là đột tử ngay trong khi tắm.
7. Không tắm khi cơ thể mệt mỏi
Nhiều người cho rằng, tắm khi cơ thể đang mệt mỏi sẽ giúp bạn lấy lại tinh thần sảng khoái và tỉnh táo hơn. Tuy nhiên, việc làm này hoàn toàn sai lầm bởi khi mệt mỏi khả năng tuần hoàn máu và lưu thông khí huyết giảm mạnh.
Khi bạn tắm vào lúc này, đặc biệt tắm nước lạnh, có thể khiến bạn mệt mỏi hơn và dễ bị cảm lạnh, choáng, thậm chí dễ gây ra tử vong.
Hơn nữa, bạn không nên tắm xà phòng khi cơ thể mệt mỏi bởi lúc đó xà phòng chứa kiềm mạnh. Nếu xâm nhập vào da sẽ càng làm bạn mệt mỏi hơn.
Vì vậy, tốt hơn hết bạn nên nghỉ ngơi để lấy lại sức rồi mới đi tắm.
Theo Doisongphapluat
Mẹo hay trị ngay cước chân tay mùa lạnh
Tránh cơ thể bất động thời gian lâu, như ngồi lâu, đứng lâu, phải hoạt động thích hợp để xúc tiến tuần hoàn máu, giảm bớt phát sinh bệnh cước.
Cước chân, tay là chứng bệnh ngoài da tổn thương tính cục bộ rất dễ gặp. Tổn thương thường phát sinh ở vành tai, tay, chân và chót mũi v.v... Cục bộ phát đỏ, tím, sưng, ngứa đau, có khi nổi lên mụn nước, lở loét, kết vảy. Nếu không có nhiễm trùng, trời ấm áp sẽ tự khỏi, nhưng mùa đông năm tới lại dễ tái phát.
Mẹo hay trị ngay cước chân tay mùa lạnh.
Giữ ấm
Mùa đông cần chú ý giữ ấm và khô ráo các bộ phận tay chân, mặt, tai v.v... đây là những bộ phận dễ sinh bệnh cước. Thoa chút vaseline vào các bộ phận đó để giảm bớt da tản nhiệt, cũng có tác dụng giữ ấm, phòng ngừa phát cước.
Tránh ngồi lâu hoặc không vận động
Tránh cơ thể bất động thời gian lâu, như ngồi lâu, đứng lâu, phải hoạt động thích hợp để xúc tiến tuần hoàn máu, giảm bớt phát sinh bệnh cước.
Tập thể dục
Phòng ngừa bệnh cước, nên kiên trì tập luyện thể dục, tăng cường khả năng chịu lạnh, thường ngày nên rửa mặt và tay chân bằng nước lạnh.
Không nên gãi
Khi bị cước bạn sẽ có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, khi ấy bạn không nên gãy vì càng gãi bạn sẽ càng thấy ngứa và lúc đó da sẽ bị tổn thương dễ gây viêm nhiễm.
Trong trường hợp này chỉ nên xoa bóp nhẹ nhàng để tranh nguy cơ bị trầy xa, xước da.
Lưu ý:
Nếu tình trạng cước tay chân của bạn không có dấu hiệu thuyên giảm bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ da liễu để được thăm khám và có hướng điều trị tích cực, kịp thời.
Theo Khoevadep
Lý do mỗi ngày bạn nên ăn một trái cam Cam vốn được biết đến là loại quả chứa nhiều vitamin C, giúp tăng khả năng miễn dịch, đẹp da, mượt tóc, tốt cho bệnh tim. Hiện nay các nhà nghiên cứu còn phát hiện thêm một số công dụng mới của cam. Ngừa sỏi thận Nhiều nghiên cứu cho thấy, khi phụ nữ uống từ đến 1 lít nước cam, bưởi hoặc...