7 khám phá khảo cổ thú vị nhất năm 2023
Ngày 6/12, tạp chí của Hội Địa lý Quốc gia Mỹ (National Geographic) đã tổng hợp một số khám phá khảo cổ học mới và thú vị nhất trong năm 2023 bao gồm hai xưởng ướp xác của người Ai Cập, một thành phố cổ của người Maya, những thanh kiếm gần như được bảo quản nguyên vẹn trong một hang động ở Israel sau hàng nghìn năm và một số hiện vật khác.
Bốn thanh kiếm cổ được khai quật trong hang động ở Israel. Ảnh: AP
1. Những thanh kiếm cổ xưa trong hang động
Vào tháng sáu, Cơquan Cổ vật Israel đã công bố phát hiện liên quan đến bốn thanh kiếm cổ nằm ẩn sau các lớp thạch nhũ trong một hang động ở sa mạc Judean(Israel), phía Đông Nam thánh địa Jerusalem. Chúng có niên đại từ khoảng thế kỷ thứ nhất đến thế kỷ thứ basauCông Nguyên – thời điểm khu vực này là nơi ẩn náu của những người Do Thái nổi dậy chống lại sự cai trị của người La Mã.
Môi trường hang động luôn khô ráo đã giúp bảo quản những thanh kiếm khá tốt. Phần tay cầm và bao kiếm làm từ gỗ và da vẫn còn tồn tại đến ngày nay, mặc dù đây là những vật liệu rất dễ mục nát.
Các nhà khảo cổ tin rằng quân nổi dậy Do Thái đã cất giữ những vũ khí này ở đó trong cuộc nổi dậy Bar Kokhba, diễn ra từ năm 132 đến năm 136 sau Công nguyên, sau khi họ thu thập chúng từ chiến trường hoặc đánh cắp chúng từ các đơn vị quân đội La Mã.
2. Tượng đá mới trên Đảo Phục Sinh
Vào tháng hai, các tình nguyện viên đã phát hiện thêm một bức tượng đá hình đầu người trong một lòng hồ khô cạn trên Đảo Phục Sinh ở Thái Bình Dương, cách bờ biển Chile hơn 3.000km. Địa điểm này có khoảng 900 bức tượng đá núi lửa tương tự – thường được gọi chung là “moai” – với chiều cao lên tới 10m, thậm chí có những bức tượng cao hơn 20m. Hầu hết các bức tượng moai có niên đại từ năm 1250 đến năm 1500, và người dân địa phương coi những bức tượng này là “khuôn mặt sống” của tổ tiên họ được tôn sùng và thần thánh hóa.
Xưởng ướp xác của người Ai Cập cổ đại tại Saqqara. Ảnh:Fareed Kotb
Điều thú vị là bức tượng mới phát hiện dưới đáy hồ có kích thước nhỏ hơn đáng kể so với những moai khác trên đảo, khi nó chỉ cao 1,5m. Các nhà khoa học vẫn chưa có thêm nhiều thông tin về bức tượng này, và vai trò của nó đối với lịch sử của người Rapa Nui sống trên đảo vẫn còn là điều bí ẩn.
3. Thành phố cổ của người Maya
Tháng sáu, các nhà khảo cổ đã phát hiện thành phố cổ Ocomtún của người Maya chưa được biết đến trước đây trên bán đảo Yucatán, Mexico bằng cách áp dụng công nghệ LiDAR – công nghệ phát hiện và đo khoảng cách bằng tia laser. Công nghệ này sử dụng thiết bị trên không để quét cảnh quan bên dưới với hàng nghìn xung ánh sáng laser mỗi giây, từ đó tiết lộ các chi tiết ẩn bên dưới cây cối và những vật che phủ khác.
Ocomtún có diện tích hơn 485.000m2 với các công trình kiến trúc độc đáo như quảng trường, sân bóng, nhà ở sang trọng, bàn thờ tế lễ và những ngôi đền kim tự tháp có chiều cao lên tới hơn 24m.
Các nhà nghiên cứu cho rằng thành phố Ocomtún là một trung tâm dân cư đông đúc từ khoảng năm 250 sau Công nguyên cho đến lúc nó bị bỏ hoang, khi nền văn minh Maya sụp đổ trong giai đoạn từ năm 900 đến năm 1000 sau Công nguyên [có thể là do hạn hán hoặc xung đột nội bộ].
4. Ngôi đền ngập nước tại Ý
Các nhà khảo cổ người Ý đã phát hiện tàn tích dưới nước của một ngôi đền 2.000 năm tuổi ở cảng Puteoli, gần thành phố Naples vào tháng tám. Ngôi đền này do người người Nabatean cổ đại xây dựng. Họ là những thương nhân di chuyển trên sa mạc, chuyên cung cấp các hàng hóa xa xỉ từ phương Đông cho người La Mã.
Những viên đá quý bị thất lạc trong nhà tắm La Mã. Ảnh: Anna giecco
Ngôi đền đã bị nhấn chìm do hoạt động của núi lửa Vesuvius trong khu vực. Tàn tích còn sót lại bao gồm một bàn thờ các vị thần của người Nabatean. Dòng chữ Latinh khắc trên một phiến đá cẩm thạch ở ngôi đền kể lại rằng: “Zaidu và Abdelge đã dâng cúng hai con lạc đà cho vị thần Dushara” – một nghi lễ cúng bái có thể dùng để cầu xin tài lộc trong các cuộc đàm phán thương mại, hoặc cầu nguyện cho một chuyến đi biển với đầy rủi ro.
5. Xưởng ướp xác của người Ai Cập
Tập tục ướp xác của người Ai Cập đã có từ năm 2600 trước Công nguyên. Vào tháng năm, các nhà khảo cổ Ai Cậpđã phát hiện thêm hai xưởng ướp xác tại khu nghĩa địa Saqqara gần tàn tích của thành phố cổ Memphis, cách thủ đô Cairo vài km về phía Nam.Các xưởng ướp xác này có niên đại vào Vương triều thứ 30 của Ai Cập (từ năm 380 đến năm 345 trước Công nguyên) và thời kỳ Ptolemaic (từ năm 305 đến năm 30 trước Công nguyên) – một giai đoạn khá muộn trong lịch sử Ai Cập cổ đại.
Trong đó, một xưởng ướp xác có những chiếc giường bằng đá dùng để chuẩn bị thi thể con người. Xưởng ướp xác còn lại có những chiếc giường nhỏ hơn dùng để ướp xác động vật.
6. Đá quý trong nhà tắm La Mã
Tháng sáu, các nhà khảo cổ đã phát hiện hàng chục viên đá quý mã não, ngọc thạch anh, thạch anh tím và carnelian trong tàn tích của hệ thống thoát nước cổ xưa tại các nhà tắm công cộng ở thành phố Carlisle, phía Bắc nước Anhvào thế kỷ thứ ba và thứ tư, khi vùng đất này bị người La Mã chiếm đóng.
Một số viên đá quý được chạm khắc hình ảnh của các vị thần La Mã (chẳng hạn như Apollo, Venus và Mars), trong khi một số khác chạm khắc hình ảnh động vật như thỏ và chim.
Các nhà nghiên cứu tin rằng những người La Mã giàu có đã đeo đồ trang sức trong lúc đi tắm, và các viên đá quý đã vô tình rơi xuống cống khi khung kim loại của chúng bị nới lỏng do độ ẩm và sức nóng của bồn tắm.
7. Xác tàu đắm ở Biển Đông
Vào tháng tư, các chuyên gia thám hiểm người Úcthông báo đã tìm thấyxác tàu Montevideo Maru ở độ sâu hơn 4.000m trên Biển Đông, ngoài khơi bờ biển phía Tây Bắc đảo Luzon của Philippines. Đây là một tàu vận tải của Nhật Bản bị chìm năm 1942 với hơn một nghìn tù binh chiến tranh của quân Đồng minh trên tàu, trong đó có 850 quân nhân từ lãnh thổ New Guinea trước đây của Úc.
Con tàu đang hướng đến đảo Hải Nam của Trung Quốc [lúc đó bị Nhật Bản chiếm đóng] thì tàu ngầm USSSturgeoncủa Mỹ phát hiện. Do không biết tàu Nhật Bản đang chở tù binh của quân Đồng minh nên USSSturgeon đã đánh chìm nó bằng ngư lôi.Không ai trong số các tù binh sống sót và vụ chìm tàu là thảm họa hàng hải tồi tệ nhất trong lịch sử nước Úc.
Kinh ngạc thanh kiếm đồng 3.000 năm vẫn gần như còn bóng loáng
Thanh kiếm có niên đại vào cuối thế kỷ 14 trước Công nguyên, thời đại đồ đồng giữa, được tìm thấy trong một ngôi mộ có 3 bộ hài cốt.
Trang Insider cho biết thanh kiếm đồng tám cạnh được cho là ra đời từ cuối thế kỷ 14 trước Công nguyên trong thời đại đồ đồng.
Các nhà khảo cổ đã khai quật được một thanh kiếm làm bằng đồng hơn 3.000 năm tuổi tại một địa điểm mai táng ở Đức và lưỡi kiếm "gần như vẫn sáng bóng".
Nó được phát hiện vào tuần trước trong cuộc khai quật ở thành phố Noerdlingen thuộc bang Bavaria của Đức, theo một tuyên bố từ Văn phòng Bảo tồn Di tích bang Bavaria.
Thanh kiếm vẫn sáng bóng bên trong ngôi mộ 3.000 năm tuổi. Ảnh: Văn phòng Bảo tồn Di tích Bang Bavarian.
Theo thông cáo từ Văn phòng Bảo tồn Di tích Bang Bavarian, thanh kiếm được chôn trong một ngôi mộ chứa hài cốt của ba người, một người đàn ông, một phụ nữ và một thiếu niên.
Thanh kiếm được bảo quản tốt đến mức nó vẫn còn sáng loáng với chuôi hình bát giác được làm hoàn toàn bằng đồng.
Thanh kiếm vẫn sáng loáng
"Thanh kiếm và ngôi mộ vẫn cần được kiểm tra để các nhà khảo cổ học của chúng tôi có thể phân loại chính xác hơn phát hiện này", hãng tin AP dẫn lời giáo sư Mathias Pfeil, người đứng đầu văn phòng.
"Nhưng chúng tôi có thể nói rằng tình trạng thanh kiếm tốt một cách kinh ngạc. Một phát hiện như thế này là rất hiếm", ông Pfeil cho biết.
Thanh kiếm có chuôi hình bát giác bằng đồng. Ảnh: Văn phòng Bảo tồn Di tích Bang Bavarian.
Văn phòng cho biết thanh kiếm được lấy ra từ một ngôi mộ ba người chứa hài cốt của một người đàn ông, một người phụ nữ và một thiếu niên.
Theo các quan chức, mỗi bộ hài cốt đều được kèm theo đồ tùy táng bằng đồng. Không rõ liệu ba cá nhân có liên quan đến nhau hay không.
Văn phòng cho biết, việc tìm thấy kiếm từ thời đại đồ đồng là rất hiếm. Đôi khi, những thanh kiếm này đến từ những ngôi mộ được khai quật một cách có chủ đích vào thế kỷ 19. Thời đại đồ đồng kéo dài khoảng từ khoảng năm 3300 đến năm 1200 trước Công nguyên.
Đào mộ cổ, choáng váng với báu vật 3.500 năm vẫn tỏa sáng Một ngôi mộ cổ chứa 3 thi hài từ thế kỷ thứ XIV trước Công Nguyên gây bất ngờ với một báu vật vô song tiết lộ công nghệ đi trước thời đại từng hiện diện ở vùng đất thuộc nước Đức ngày nay. Theo Live Science, báu vật đó là một thanh kiếm tỏa sáng một cách không thể tin nổi sau...