7 gương mặt sát nhân kinh điển của Hollywood còn xa lạ với khán giả Việt
Xuất hiện từ thập niên 60 cho tới đầu những năm 2000, 7 nhân vật được cho kinh điển của dòng phim kinh dị này không có nhiều cơ hội được khán giả Việt biết tới rộng rãi so với các sát nhân trên màn ảnh hiện đại.
Từ cuối thập niên 60 của thế kỷ 20, dòng phim kinh dị Hollywood nở rộ với hàng loạt thành công đến từ những nhân vật kinh dị gớm ghiếc, bệnh hoạn hay ghê tởm đánh thẳng vào nỗi sợ của công chúng. Những nhân vật này nhanh chóng tạo được tiếng vang lớn và trở thành nguồn cảm hứng cho dòng phim kinh dị. Hãy cùng điểm qua những nhân vật kinh dị kinh điển của nền điện ảnh Hollywood.
1. Norman Bates trong Psycho ( Kẻ Tâm Thần, 1960)
Nhìn thế này nhưng không phải soái ca đâu nhé!
Được cho là tượng đài kinh dị, Psycho là câu chuyện về Norman Bates – một ông chủ nhà trọ có những vấn đề về tâm lý. Sự bảo bọc quá đáng trong cách nuôi dạy con của của người mẹ cay nghiệt cùng sự chiếm hữu và lệch lạc trong mối quan hệ giữa hai mẹ con đã gây ảnh hưởng lớn lên tâm lý của Norman. Sau khi giết chết mẹ và nhân tình của bà ta, Norman Bates hình thành một nhân cách khác. Dưới lốt một ông chủ nhà trọ hiền lành, hắn ta bắt đầu sát hại những cô gái xấu số bước chân vào nhà trọ của mình.
“Thi thoảng chúng ta đều hơi điên điên mà”.
Biểu cảm bệnh hoạn của tên sát nhân Norman Bates đã gây ra ám ảnh rất lớn cho người xem không kém gì những cảnh giết người man rợ trong phim. Có thể nói Alfred Hitchcock và tên sát nhân Norman Bates đã thay đổi toàn bộ bộ mặt của thể loại phim kinh dị Hollywood khi vào những năm 60 của thế kỷ trước dòng phim này vốn chỉ là sân chơi của quái vật, người sói và ma cà rồng. Tuy nhiên vì đã được ra mắt quá lâu khi nền điện ảnh Việt Nam còn mới thành hình, nên Psycho không được biết tới rộng rãi với khán giả Việt.
Cảnh phim đã trở nên kinh điển trong Psycho
2. Leatherface trong The Texas Chainsaw Massacre ( Tử Thần Vùng Texas, 1974)
Sinh ra trong một gia đình có truyền thống ăn thịt người và lấy xương người làm vật liệu xây nhà, Leatherface (Mặt da người) khiến người ta chết khiếp với ngoại hình đẫm máu và bệnh hoạn. Với chiếc mặt na được làm từ da những người xấu số, chiếc tạp dề đẫm máu cùng những cơn thèm thịt người đến điên loạn; tên xác nhân này thật sự là cơn ác mộng cho những ai phải đi qua vùng bang Texas. Mặc dù được làm từ năm 1974 với kinh phí thấp, nhưng cách tạo dựng hình ảnh nhân vật trong phim thì không thể chê vào đâu được. Tên giết người bệnh hoạn cầm cưa này cũng là một trong những hình tượng kinh dị nổi tiếng trong lịch sử điện ảnh.
Cưa cẩm con gái người ta mà “thật thà” thế này thì có chết không cơ chứ!
3. Michael Myers trong Halloween (Lễ Hội Kinh Hoàng, 1978)
Mychael Myers – sát nhân Halloween, được biết như một tên sát nhân tâm thần phân liệt trong nền điện ảnh Mỹ. Hắn trở thành sát thủ lần đầu tiên khi chỉ mới 6 tuổi và sau đó bị đưa vào bệnh viện tâm thần. Nhiều năm sau, Michael Myers trốn thoát được, hắn lầm lũi lê bước khắp nơi đi săn lùng cô em gái Laurie Strode. Với chiếc mặt nạ da màu trắng không chút cảm xúc, Michael Myers giết tất cả những người hắn gặp bằng một con dao bếp. Halloween và cơn ác mộng mang tên Michael Myer đã trở thành những tượng đài kinh điển không thể thiếu cho mùa lễ hội này.
4. Jason Voorhees trong Friday the 13th (Thứ Sáu Ngày 13, 1980)
Với mục đích trả thù cho cái chết của người mẹ yêu quý, Jason Voorhees là một cỗ máy giết người thầm lặng không ai có thể ngăn cản được. Đứng vững trong ngôi đền huyền thoại của làng phim kinh dị với kỉ lục giết chết gần 300 mạng người, hắn chính là kẻ giết người kinh khủng nhất trên màn ảnh nhỏ. Thậm chí, tên sát nhân này còn đáng sợ hơn khi các nhà sản xuất dường như dẹp bỏ luôn yếu tố logic, biến Jason thành một tên sát nhân bất tử bất khả chiến bại. Cho đến bây giờ nhân vật Jason với chiếc mặt nạ hockey (khúc côn cầu) đục lỗ đã ngả màu vẫn khiến người xem phải lạnh sống lưng vì những màn giết người đầy kinh hoàng trong bóng đêm của hắn.
Khúc côn cầu không phải là môn thể thao phổ biến tại Việt Nam, nên dễ hiểu tại sao Michael xa lạ với người Việt đến thế.
5. Freddy Krueger trong A Nightmare on Elm Street (Ác Mộng Trên Phố Elm, 1984)
Trong suốt nhiều năm, hình tượng kẻ sát nhân bí ẩn nhất màn ảnh – Freddy Krueger luôn được bình chọn là một trong những nhân vật phản diện gây khiếp đảm nhất lịch sử. Với bộ móng vuốt sắt, chiếc mũ phớt đỏ cùng khuôn mặt đầy vết bỏng, Freddy len lỏi vào các giấc mơ và giết chết họ đang chìm sâu trong cơn ngủ mê và hoàn toàn bất lực. Những đứa trẻ Phố Elm không còn dám chợp mắt khi đêm về, bởi khi Freddy lấy mạng ai đó trong giấc mơ, ngoài đời thực họ cũng sẽ chịu một cái chết thảm khốc.
6. Hanibal Lecter trong Silence of the Lambs (Sự Im Lặng Của Bầy Cừu, 1991)
Có tên trong danh sách 100 nhân vật vĩ đại nhất 20 năm cuối thế kỷ 20, Hanibal Lecter là một bác sĩ tâm thần lẫy lừng với vẻ bề ngoài lịch lãm và tri thức. Vẻ bề ngoài đạo mạo và đáng kính ấy chính là lớp vỏ bọc che đậy hoàn hảo cho kẻ giết và ăn thịt người hàng loạt bên trong. Tự cho mình là hiện thân của Chúa cùng với trí tuệ hơn người, khả năng điều khiển tâm trí; Hanibal xem nạn nhân là những con cừu non run rẩy và việc giết chóc, ăn thịt họ chỉ để phục vụ giải trí không hơn không kém. Ánh mắt lạnh lùng cùng sắc mặt không thay đổi khi giết người của Hanibal chính là lý do khiến hắn ta trở thành một trong những nhân vật kinh dị kinh điển nhất.
Hannibal Lecter thì được khán giả Việt biết đến rộng rãi hơn vì được ra mắt vào thập niên 90.
7. Ghostface trong Scream (Tiếng Thét, 1996)
Trên thực tế, phía sau chiếc mặt nạ Ghostface trong loạt phim Scream là nhiều nhân vật với những động cơ giết người khác nhau. Nhưng chiếc mặt nạ của Ghostface và áo choàng đen là thứ duy nhất những tên sát nhân chọn để đeo trước khi cắt cô nạn nhân. Bộ phim tạo được tiếng vang lớn đến mức, sau khi Scream được phát hành, mặt nạ Ghostface lập tức có mặt trong các cửa hàng bán đồ hóa trang và trở thành một biểu tượng không thể thiếu trong mùa Halloween.
Đánh thẳng vào những nỗi sợ sâu kín nhất trong mỗi con người, những nhân vật kinh dị trên để lại những dấu ấn riêng khó có thể phai nhòa trong tâm trí khán giả, trở thành các huyền thoại kinh điển và là nguồn cảm hứng cho những vai phản diện của nền điện ảnh Hollywood.
Mặc dù vậy, những cái tên huyền thoại này lại không quen mặt với khán giả Việt vì nhiều lý do. Có thể kể đến như vấn đề về thời gian ra mắt đã quá xa xôi hay chỉ đơn giản là do sự trỗi dậy mạnh mẽ trong những năm gần đây của hàng loạt nhưng nhân vật kinh dị mới mẻ được quảng bá rầm rộ như Valak, Pennywise, Annabelle… Thế nhưng 7 cơn ác mộng kinh điển này vẫn là những cây đa cây đề của dòng phim kinh dị sau này đã truyền cảm hứng cho nhiều tác phẩm hiện đại. Phải nói rằng điện ảnh kinh dị ngày nay phải “xách dép” mà học hỏi độ mẫu mực của những kẻ sát nhân ở trên.
Theo Trí Thức Trẻ
"Lăn Đến Bên Em": Tình yêu chân thành bắt đầu từ một lời nói dối
Ra mắt giữa những bom tấn mùa hè liên tiếp, câu chuyện tình yêu "Lăn Đến Bên Em" (tựa Pháp: "Tout le monde debout", tựa Anh: "Rolling to You") giản dị nhưng rất đỗi tinh tế và đầy sức sống sẽ khiến bạn phải "rớt tim" vài lần vì không thể chịu nổi độ dễ thương của các nhân vật.
Honoré de Balzac có câu "L'amour est la poésie des sens" tạm dịch là "tình yêu là bài thơ của những xúc cảm". Nếu như thế thì câu chuyện tình của ông chú Jocelyn trong phim tình cảm Rolling to You ("Lăn" Đến Bên Em, tựa Pháp Tout le monde debout) là một lá thơ tình ngọt ngào với đầy tiếng cười tinh tế.
Trailer "Rolling to You" ("Lăn" Đến Bên Em)
Chuyện kể rằng, Jocelyn (vào vai bởi Franck Dubosc, đồng thời là đạo diễn phim) là một doanh nhân thành đạt, một tay chơi có tiếng hay tán tỉnh mấy cô em trẻ trung và có sở thích nói dối không biết ngượng mồm. Một ngày, ông chú này nhận được tin mẹ qua đời và đến... nhầm đám tang, sau đó tạt về ngôi nhà cũ của mẹ để hồi tưởng kỷ niệm.
Thế rồi trong lúc đang ngồi trên xe lăn của bà thì cô hàng xóm xinh đẹp Julie (Caroline Anglade) xuất hiện. Julie lầm tưởng Jocelyn là người khuyết tật (khi đang ngồi lên xe của mẹ ông) nên đã giới thiệu ngay mình là người chuyên chăm sóc cho người bệnh và ngỏ ý muốn giúp đỡ. "Choáng" vì vẻ hấp dẫn của cô nàng, Jocelyn quyết định nói dối mình bị liệt và được Julie giới thiệu cho chị gái của mình là Florence (Alexandra Lamy), một người phải ngồi xe lăn thực sự.
Đã trót đâm lao thì phải theo lao, nói dối thì dối cho trót, Jocelyn tiếp tục giả bệnh để gặp gỡ Florence và dần dần có tình cảm với người phụ nữ phóng khoáng, xinh đẹp này. Tuy nhiên thời gian trôi đi thì ông phải đối mặt với cái giá của những câu dối trá cửa miệng: liệu phải làm gì khi Florence phát hiện ra sự thật bởi rõ ràng Jocelyn không thể ngồi xe lăn mãi mãi, ông bán giày thể thao cho cả giày của Uma Thurman trong Kill Bill cơ mà!
Tình yêu chân thành bắt đầu bằng câu nói dối
Cả bộ phim nói cho cùng là câu chuyện của những lời nói dối, mỗi người đều giữ cho mình một bí mật mà lo sợ rằng nếu nói ra, tình yêu mà họ xây đắp sẽ vỡ tan. Thế nhưng không vì thế mà câu chuyện tình trong "Lăn" Đến Bên Em trở nên giả tạo, bởi những câu dối lừa đó chỉ là vỏ bọc của tình cảm thực sự cứ lớn lên từng ngày trong lòng của Jocelyn và Florence. Khi chúng đủ lớn thì cái vỏ bọc dối trá không giữ nổi nữa, đó là lúc cả hai đối diện với sự thật.
Jocelyn không nói dối Florence vì muốn cưa cẩm cô. Ban đầu ông chú này không lỡ nói thật vì tin rằng sẽ bị mắng là "dại gái" mà dám trêu đùa trên sự khiếm khuyết của người khác. Thế nhưng càng ở bên Florence, Jocelyn càng cảm thấy quyến luyến. Ông bị thu hút bởi sự độc lập, mạnh mẽ của cô, ở cái cách cô sống và rực rỡ như một đóa hoa dù phải đối mặt với nhiều khó khăn. Florence cho Jocelyn cái cảm giác được làm chính mình, thứ mà những lời nói dối bạt mạng để cưa cẩm đám đàn bà con gái trẻ không thể khỏa lấp.
Đổi lại, Florence từ lâu đã tìm kiếm "một người nhìn chị như nhìn một người phụ nữ", bởi trước đó cô đã gặp nhiều ánh mắt thương hại, từng bị phụ tình bởi một anh lính cứu hỏa hám gái ngực khủng, từng mất niềm tin vào tình yêu và rồi lại khao khát được yêu. Cô yêu sự lãng mạn và sôi nổi của Jocelyn, yêu cái cách ông vụng về điều khiển chiếc xe lăn đụng tới đụng lui chỉ để thơm nhẹ lên má nàng một cái, sự xuất hiện đầy bất ngờ và lãng mạn tại Praha hay bữa tiệc tối... Florence không ngại mở lòng để đón nhận Jocelyn, bởi cô đủ bản lĩnh để chấp nhận cái giá của những lời nói dối chỉ để được yêu thêm lần nữa.
Diễn xuất ấn tượng từ dàn kép chính phụ
Alexandra Lamy giống như một mặt trời nhỏ trong Tout le monde debout vậy. Ở nữ diễn viên này có một vẻ đẹp rực rỡ và kiên định mà mỗi lần nàng Florence cười, ta như cảm thấy được sưởi ấm bằng tia nắng mùa hè. Nhân vật của Lamy là mẫu phụ nữ vươn lên khỏi nghịch cảnh, tự tin vào tài năng của bản thân và chú tâm vào những gì mình có thể đóng góp cho xã hội. Nhìn cách Florence chơi tennis hay tham gia vào dàn nhạc giao hưởng, người ta phải thốt lên: "Ai mà không yêu nổi cô gái này cơ chứ!". Cách Alexandra Lamy điều khiển chiếc xe lăn và hòa nhịp vào nhân vật cũng khiến khán giả bị thuyết phục tới mức nhiều người tự hỏi liệu có phải cô cũng là diễn viên khuyết tật ở ngoài đời hay không.
Vào vai Jocelyn là Franck Dubosc, nam diễn viên kiêm đạo diễn. "Lăn" Đến Bên Em là phim đầu tay của Franck, thật tuyệt vời khi được thấy tài năng của ngôi sao này ở cả hai mảng chỉ đạo và diễn xuất trong cùng một tác phẩm. Cách mà Jocelyn lặng lẽ cảm thương người mẹ giữa những di vật bà để lại, cùng với chi tiết Florence thổ lộ với em gái về bí mật cô vẫn đem theo là hai cảnh phim đem đến chiều sâu cho bộ phim vốn khá dí dỏm này. Franck khiến người xem đi từ tiếng cười đến nước mắt chỉ sau một nốt nhạc, với sự tinh tế và những đoạn hội thoại chỉn chu đến mức có thể cắt ra đóng quyển trở thành bí kíp tán tỉnh của người Pháp luôn được.
Màn ra mắt ấn tượng của Franck Dubosc trên cương vị một đạo diễn phim
Tuyến nhân vật phụ bao gồm cô chị gái Julie cũng được nữ diễn viên Caroline Anglade chứng tỏ mình không chỉ là bánh bèo khêu gợi không biết suy nghĩ, mà là một cô em gái biết quan tâm đến người khác. Cô trợ lý giám đốc hơi ngốc nghếch Mary của Jocelyn do Elsa Zylberstein là một cô nàng khiến người xem cười bò với những màn phá đám dễ thương. Đội của Jocelyn ngoài Mary còn có Max (Gérard Darmon), một ông bạn bác sĩ vong niên với những lời khuyên chẳng đâu vào đâu nhưng bù lại thì rất nhiệt tình. Cùng nhau, họ đã tạo nên những tình huống dở khóc dở cười khi đám bạn của Jocelyn cố gắng đưa ông chú này ra khỏi mớ rắc rối mà chính anh chui vào.
Khai thác đề tài khá nặng nề như hình ảnh của người khuyết tật trên màn ảnh, thế nhưng "Lăn" Đến Bên Em là một câu chuyện tình nhẹ nhàng, ngọt ngào đến độ bạn có thể chết chìm trong khung cảnh lãng mạn của châu Âu từ đầu đến cuối phim. Không có sự xuất hiện của dàn ngôi sao, không có cảnh quay dồn nén lấy nước mắt, không có bi kịch, không có một kinh phí khủng để đầu tư, không có sự xuất hiện của siêu anh hùng hay sự kiện nào tầm cỡ, bộ phim chỉ là một lát cắt giữa những con người khuyết thiếu đã tìm được nhau để khiến nhau trọn vẹn.
Lăn Đến Bên Em (Rolling To You) được ra mắt từ ngày 11/5/2018 và hiện đang được chiếu tại các rạp trên toàn quốc.
Theo Trí Thức Trẻ
Vĩnh biệt Margot Kidder - Nàng Lois Lane của "Superman" ra đi ở tuổi 69 Nữ diễn viên Margot Kidder không chỉ được biết đến với vai nữ phóng viên Lois Lane tình nồng của Superman Christopher Reeve mà ngoài màn ảnh còn là một nhà hoạt động tích cực trong việc giúp đỡ những người có vấn đề về sức khoẻ tâm lý. Nữ diễn viên Margot Kidder người từng thủ vai nàng thơ Lois Lane của...