7 giờ đồng hồ thực hiện ca mổ tim hở khó nhất từ trước đến nay
Ngày 5-1, sau 6 ngày được mổ tim hở (thay van động mạch chủ, bắc 3 cầu nối động mạch vành), bệnh nhân B.V.L., 54 tuổi, ngụ P.Thống Nhất, TP. Biên Hòa đã bình phục sức khỏe, có thể ngồi dậy, đi lại, ăn uống bình thường.
Theo như lời bệnh nhân, ông như được tái sinh, ca phẫu thuật thành công ngoài sự mong đợi của ông và gia đình.
Bác sĩ khoa Ngoại lồng ngực – tim mạch Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai kiểm tra sức khỏe cho bệnh nhân sáng ngày 5-1
Ông L kể, cách đây 2 năm, ông đi khám bệnh ở một cơ sở y tế khác, được phát hiện bị bệnh tim và lấy thuốc uống định kỳ nhưng bệnh ngày càng nặng. Tối 8-12-2020, bệnh nhân được đưa vào cấp cứu tại bệnh viện trong tình trạng ngất xỉu, nặng ngực.
TS- BS.Nguyễn Anh Dũng, Trưởng khoa Ngoại lồng ngực – Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai cho biết, khi tiếp nhận bệnh nhân, các bác sĩ phát hiện van động mạch chủ của ông L. bị hẹp rất nặng (diện tích mở van chỉ còn 0,6cm2/mức bình thường là 2,5 – 4,5cm2).
Video đang HOT
Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai sau đó đã hội chẩn với các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy, đưa ra quyết định phẫu thuật. Khi chụp động mạch vành trước mổ, bác sĩ lại tiếp tục phát hiện bệnh nhân bị hẹp 2/3 nhánh động mạch vành khá nặng. Việc bệnh nhân lớn tuổi bị cùng lúc 2 tổn thương nặng ở tim khiến nguy cơ bị đột tử rất cao.
Ngày 30-12-2020, ông L. được phẫu thuật. Trong 7 giờ đồng hồ, bệnh nhân được các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai thay van động mạch chủ để giải quyết hẹp động mạch chủ. Đồng thời, lấy 2 động mạch tự thân của bệnh nhân (động mạch ngực trong và động mạch vị mạc nối phải) để làm 3 cầu nối động mạch vành.
“Đây là ca phẫu thuật tim hở khó nhất trong số 51 ca phẫu thuật tim hở được thực hiện tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai từ trước đến nay. Trước đây, chúng tôi có thực hiện phẫu thuật bắc cầu động mạch vành (kỹ thuật đỉnh cao trong phẫu thuật tim) cho một số trường hợp, nhưng những ca đó mới chỉ thực hiện 1-2 cầu nối, còn trường hợp này thực hiện đến 3 cầu nối, yêu cầu bác sĩ thực hiện phải có trình độ cao, kỹ năng tốt, tỉ mỉ, tỉnh táo, tập trung cao độ để thực hiện chính xác cả 3 cầu nối. Rất may là diễn tiến từ lúc chuẩn bị mổ tới trong và sau mổ thuận lợi nên bệnh nhân bình phục nhanh chóng. Khoảng vài ngày tới, bệnh nhân sẽ được xuất viện” – TS-BS.Anh Dũng chia sẻ.
Đồng Nai làm chủ kỹ thuật mổ tim hở, cứu sống hàng chục bệnh nhân
Chỉ trong một thời gian ngắn, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai đã nhận chuyển giao, thực hiện thành công mổ tim hở cứu sống hàng chục bệnh nhân.
Một ca mổ tim hở thành công được thực hiện tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai - Ảnh: A LỘC
Ngày 18-12, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai đã tổ chức tổng kết chương trình chuyển giao kỹ thuật mổ tim hở từ Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM).
Trước đó, tháng 3-2018, sau khi được Bộ Y tế phê duyệt đề án mổ tim hở, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai đã triển khai và thực hiện ký hợp đồng chuyển giao kỹ thuật mổ tim hở với Bệnh viện Chợ Rẫy.
Đến nay, bệnh viện đã thực hiện mổ tim hở cho 48 bệnh nhân bị các bệnh lý như: tật tim bẩm sinh (thông liên nhĩ, thông liên thất); bệnh van tim (sửa/thay van hai lá, thay van động mạch chủ, sửa van ba lá); các phẫu thuật bắc cầu động mạch vành u nhầy nhĩ trái, bóc nội mạc động mạch cảnh... Trong đó, 19 trường hợp do tự tay các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai thực hiện.
Ông Ngô Đức Tuấn - giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai - cho biết mổ tim hở là một trong những thành công của bệnh viện, giúp cho những người bệnh bị các bệnh lý về tim mạch tại Đồng Nai được điều trị ngay tại địa phương.
Thời gian tới, bệnh viện sẽ tiếp tục đào tạo thêm nhân lực, tăng cường phát triển về lĩnh vực này. Ông Tuấn mong muốn Bệnh viện Chợ Rẫy tiếp tục hỗ trợ cho bệnh viện về các kỹ thuật cao, khó nhằm hướng tới mục tiêu nâng tầm bệnh viện.
Khen thưởng hai đơn vị có thành tích xuất sắc trong việc chuyển giao kỹ thuật mổ tim hở - Ảnh: A LỘC
PGS. Trần Quyết Tiến - phó giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy - đánh giá việc triển khai thành công kỹ thuật mổ tim hở tại một bệnh viện tỉnh không hề dễ dàng, đòi hỏi quyết tâm rất cao. Với 19 ca do các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai tự thực hiện, đây là bước ngoặt để bệnh viện phát triển thêm về lĩnh vực tim mạch phức tạp.
"Đã triển khai được mổ tim hở thì không cái gì các đồng chí không làm được nữa như ghép tim, ghép thận... Tuy nhiên, đây mới chỉ là thành công bước đầu, thành công cơ bản, cần phải tiếp tục nuôi dưỡng để phát triển hơn", PGS Trần Quyết Tiến nhấn mạnh.
Cũng theo PGS Tiến, với đội ngũ bác sĩ trẻ, có trình độ tay nghề cao và nhiệt huyết, chắc chắn trong tương lai Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai sẽ trở thành một trung tâm về ngành tim mạch nói chung và mổ tim hở nói riêng.
Dịp này, Sở Y tế Đồng Nai đã khen thưởng cho 2 tập thể và 9 cá nhân của hai bệnh viện có thành tích xuất sắc trong việc chuyển giao kỹ thuật mổ tim hở cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai.
Cơn hoảng loạn và cơn đau tim: Làm sao phân biệt? Tim bạn đột nhiên đập loạn nhịp, bạn cảm thấy khó thở và đau dữ dội ở ngực - đó là cơn đau tim hay cơn hoảng loạn? Cơn đau tim xảy ra khi động mạch vành cung cấp máu và ô xy cho tim bị ngăn chặn hoặc tắc nghẽn. Điều này hạn chế lưu lượng máu và ô xy đến các...