7 động tác yoga giúp bạn khỏe mạnh, trẻ trung
Khi bước vào tuổi 40, có thể bạn phải đối mặt với những vấn đề sức khỏe mà trước đây chưa từng gặp phải như đau lưng, mệt mỏi, hay quên…
Khi bước vào tuổi 40, có thể bạn phải đối mặt với những vấn đề sức khỏe mà trước đây chưa từng gặp phải như đau lưng, mệt mỏi, hay quên… Để “đối phó” với những trục trặc này, nhiều người đã tìm đến yoga.
Không giống như tập thể dục truyền thống, yoga pha trộn di chuyển và cân bằng, linh hoạt và sức mạnh với kỹ thuật thiền định như hít thở sâu. Chúng tôi xin giới thiệu một số động tác yoga giúp bạn đánh bật những lo lắng về tuổi tác và trông khỏe mạnh, trẻ trung hơn.
1. Di chuyển sự suy ngẫm
Mục đích: Làm nóng các khớp và cơ
Đứng hai chân chụm vào nhau, các ngón chân duỗi thẳng. Hít vào, dang cánh tay sang hai phía (lòng bàn tay ngửa) rồi giơ cao cho đến khi quá đầu. Thở ra và cúi người xuống cho đến khi hai bàn tay chạm xuống hai cẳng chân, hai bàn chân hoặc sàn (như hình).
Giữ tư thế này trong vòng 15 giây. Hít vào rồi đưa hai cánh tay lên trên đầu; thở ra và hạ hai cánh tay sang hai bên. Lập lại động tác ba lần.
2. Chiến binh II và góc bên
Mục đích: Tăng cường sức mạnh đôi chân, hai cánh tay và làm thon gọn bụng
A. Tư thế chiến binh II: Đứng hai chân rộng hơn vai. Thở ra và chùng gối phải vuông góc với mặt đất. Hít vào và nâng hai cánh tay sang hai bên, song song với mặt đất. Quay đầu sang phải và giữ tư thế này từ 15-30 giây (như hình).
B. Tư thế góc bên: Thở ra, đặt tay phải lên đùi phải và nâng cánh tay trái cao hơn đầu. Mắt nhìn lên trời và giữ động tác này từ 15-30 giây. Hít vào và ưỡn lưng về tư thế chiến binh II. Thở ra và duỗi thẳng chân phải. Lập lại động tác A và B sang bên trái.
3. Trồng cây
Mục đích: Cải thiện sự cân bằng, tăng cường sức mạnh cho đôi bàn chân, hai cẳng chân.
Đứng hai bàn chân chụm vào nhau, các ngón chân duỗi thẳng. Đặt gót chân phải vào đùi trái hoặc bắp chân (hoặc mặt trong mắt cá, với các ngón của bàn chân phải chạm nhẹ xuống sàn). Chắp hai tay trước ngực và nhìn thẳng phía trước.
Giữ tư thế này trong vòng 15 giây. Hít vào và đưa hai cánh tay chắp lên cao quá đầu (như hình). Giữ tư thế này từ 15-30 giây. Thở ra và trở về tư thế ban đầu. Lặp lại, giữ thăng bằng trên chân phải.
Video đang HOT
4. Tượng nhân sư
Mục đích: Cải thiện tư thế; tăng cường sức mạnh và duỗi thẳng lưng, ngực và hai cánh tay
Tư thế tượng nhân sư: Nằm sấp trên chiếu, hai chân chụm lại, duỗi thẳng, khuỷu tay để vuông góc với vai, hai cẳng tay và hai bàn tay hướng về phía trước.
Hít vào, ấn hai lòng bàn tay và cẳng tay xuống đồng thời nâng ngực và đầu lên (như hình). Giữ tư thế này từ 15-30 giây. Thở ra và thả lỏng người xuống chiếu. Lập lại động tác này 3 lần.
5. Ngồi khoanh chân
Mục đích: Cải thiện sự dẻo dai, giải phóng sự căng cứng trong xương sống và hai hông, tăng cường sức mạnh cơ cho người ngồi nhiều
Ngồi khoanh chân với hai cánh tay duỗi thẳng, các đầu ngón tay chạm xuống chiếu ở phía hai bên hông. Hít vào và nâng hai cánh tay lên trên đầu.
Thở ra và vặn nhẹ người sang phải, hạ thấp tay trái xuống mặt ngoài của đùi phải và bàn tay phải đưa ra phía sau. Quay đầu nhìn qua vai phải. Giữ tư thế này từ 15-30 giây. Trở về vị trí ban đầu và đổi bên. Với mỗi lần thở ra nên vặn người xa hơn một chút.
6. Xoay ngược hình chữ L
Mục đích: Cải thiện sự tuần hoàn máu; giảm bớt mệt mỏi, làm cho co gân hai bàn chân và cẳng chân
Đặt một hoặc hai cái gối vào sát tường. Để hông đè lên gối và hai cẳng chân tựa vào tường. Hai bàn chân nên cách nhau 18cm và thả lỏng.
Hai cánh tay tạo thành tam giác hai bên cơ thể, lòng bàn tay ngửa lên trên. Hai hông nên cao hơn ngực chút ít (nếu chưa cao hơn thì nên sử dụng một chiếc gối khác). Nhắm hai mắt và thở sâu trong vòng ít nhất 01 phút.
Chú ý: Cần bỏ qua tư thế này nếu như bạn đang hành kinh, hoặc huyết áp cao, bệnh tăng nhãn áp, hoặc bị một tổn thương ở cổ.
7. Nằm tựa tam giác
Mục đích: Giảm bớt mệt mỏi, xoa dịu những khó chịu của hành kinh.
Ngồi trên chiếu, hạ thấp hai đầu gối để hai gót chân chạm vào nhau và mỗi đầu gối đè lên một cái gối, đặt một cái gối khác phía sau xương cụt khoảng 3cm. Sử dụng hai bàn tay để hỗ trợ cơ thể nằm xuống nhưng đầu vẫn ở trên gối.
Hai cánh tay tạo thành hình tam giác sang hai phía, lòng bàn tay hướng lên trên (như hình). Nhắm hai mắt và thở sâu trong ít nhất một phút.
Theo giaoducthoidai.vn
5 phút tập luyện động tác này mỗi ngày sẽ giảm gù lưng hiệu quả
Chỉ cần bỏ ra thời gian ngắn để tập những động tác này, tình trạng lưng gù của bạn sẽ cải thiện đáng kể.
Thường xuyên tập động tác chống gù giúp lưng luôn thẳng - Ảnh: Internet
Một trong những vấn đề nổi cộm nhất chính là bị gù lưng do ngồi sai cách trong thời gian dài, dẫn đến đau lưng, đau vai gáy nghiêm trọng. Dưới đây là những động tác đơn giản, giúp hạn chế phần nào tác hại của việc ngồi nhiều, hơn nữa lại giúp dân văn phòng chống gù lưng, giữ dáng chuẩn:
Tư thế cái cung
Mỗi ngày thực hiện tư thế cái cung khoảng 5 phút. Chỉ sau khoảng 2 tuần bạn sẽ thấy sự thay đổi rõ rệt trong dáng lưng của bản thân. Đây là tư thế đòi hỏi sự dẻo dai và linh hoạt của các nhóm cơ vùng lưng. Tư thế không chỉ cải thiện chứng gù lưng một cách hiệu quả mà còn mang lại cho người tập nhiều tác dụng khác như: chữa đau thắt lưng, tập luyện cơ bụng săn chắc,...
Tư thế cây cầu
Đây là một trong những bài tập yoga giúp phần lưng trở nên dẻo dai, chống gù. Bên cạnh đó, nếu tập luyện với tư thế này thường xuyên tình trạng đau bụng kinh và những vấn đề về tuyến giáp cũng sẽ được giải quyết.
Bạn nằm ngửa xuống thảm tập rồi co đầu gối lại, để lòng bàn chân chạm đất, 2 tay thả lỏng theo cơ thể.
Từ từ dùng sức nâng hông lên cao, giữ tư thế này trong khoảng 5 giây rồi hạ người xuống tư thế ban đầu.
Thực hiện động tác 20 lần trong mỗi buổi tập.
Tư thế rắn hổ mang
Không chỉ có tác dụng giảm đau lưng, chống gù lưng và ngăn ngừa các bệnh về cột sống, bài tập yoga với tư thế rắn hổ mang còn giúp người tập giảm căng thẳng, mệt mỏi và giảm cân hiệu quả, an toàn.
Trước tiên, bạn nằm sấp xuống thảm rồi đặt 2 tay trước ngực, úp lòng bàn tay xuống. Tiếp đến, bạn từ từ dùng lực ở tay nâng phần trên của cơ thể lên, lưng uốn cong, mặt ngước lên trần nhà.
Hít thở thật đều, giữ tư thế này trong khoảng 15 - 20 giây, sau đó trở lại tư thế ban đầu.
Lời khuyên để lưng luôn thẳng
Phương pháp hít thở
Ít ai có thể ngờ rằng, việc duy trì một phương pháp hít thở đúng cũng có thể giúp chúng ta có được dáng đứng thẳng. Mấu chốt ở chỗ, bạn cần sử dụng cơ hoành để thực hiện việc hít vào và thở ra. Phương pháp này không những giúp cho quá trình hô hấp diễn ra hiệu quả hơn mà đồng thời nó còn tác động và dần dần điều chỉnh cột sống về tư thế chuẩn.
Giữ cột sống thẳng mọi lúc mọi nơi
Nên nhớ, không chỉ lúc làm việc mà ngay cả khi nằm hay lái xe. Chúng ta cũng cần để ý đến tư thế của mình. Điều quan trọng là, bạn phải giữ cho lưng của mình luôn thẳng. Cụ thể: không nên đặt ví ở túi sau vì lúc ngồi phần mông kéo theo cột sống sẽ bị lệch hay lúc nằm nghiêng, cố gắng giữ hai đầu gối bằng nhau... Ngoài ra, việc lựa chọn những loại đệm, chăn và gối tốt cho sức khỏe cũng là điều quan trọng không kém.
Tư thế ngồi đúng
Khi ngồi trên ghế tựa nghỉ ngơi, hãy giữ lưng ở một góc 135 độ, đây là tư thế giúp cột sống giảm thiểu tối đa sức nén của trọng lượng cơ thể, đảm bảo cho sự thư giãn hiệu quả nhất.
Hà Anh (t/h)
Theo motthegioi.vn
Mách nhỏ 7 bài tập yoga giúp giảm căng thẳng, làm sáng da Thực tế cho thấy, phụ nữ không chỉ trẻ hơn mà làn da của họ cũng trở nên tươi sáng hơn qua sự vận động trao đổi thể chất, trí não và tâm linh của môn tập yoga. Cuộc sống và công việc là nguyên nhân chính gây căng thẳng, tạo gánh nặng không nhỏ đối với sức khỏe. Những người phải đối...