7 đồ uống được mệnh danh là “thần dược” giảm huyết áp, đẹp da, giải nhiệt trong mùa hè
Nếu dùng thuốc hạ huyết áp hay bị tác dụng phụ, chị em hãy thử ngay 7 loại đồ uống vừa ngon lại còn đại bổ cho sức khỏe lẫn da dẻ ai cũng thích này.
Càng lớn tuổi, mọi người đều có nguy cơ mắc chứng cao huyết áp – một tình trạng sức khỏe phổ biến khi lượng máu gây áp lực lên thành động mạch. Nếu không điều trị sớm, bệnh có thể dẫn đến đột quỵ, suy tim, nhồi máu cơ tim… và gây tử vong đột ngột.
Tuy có thể sử dụng thuốc để điều trị nhưng cao huyết áp vẫn cải thiện được thông qua chế độ ăn uống. Một số loại nước uống quen thuộc không những làm dịu huyết áp mà còn cải thiện làn da, vóc dáng lẫn giải nhiệt cực tốt trong mùa hè. Theo chuyên trang về sức khỏe HealthAmbition, sau đây là 7 loại đồ uống ai cũng nên dùng thường xuyên:
1. Nước lọc
Hãy bắt đầu từ loại đồ uống đơn giản nhất mà nhà nào cũng có – nước lọc. Bởi nước chiếm tới 85% hàm lượng chất lỏng trong máu nên khi không uống đủ nước, máu sẽ đặc hơn và làm giảm lưu lượng máu gây cao huyết áp.
Nước lọc là thứ mà ai cũng phải uống hàng ngày để duy trì sự sống lẫn hoạt động của cơ thể.
Ngoài ra, uống đủ nước còn là cách để đào thải chất độc trong máu, giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, trẻ trung và cung cấp đầy đủ độ ẩm cho da. Hãy cố gắng duy trì đều đặn 2 lít nước mỗi ngày (khoảng 8 ly) là tốt nhất.
2. Nước dừa
Nước dừa được công nhận là thức uống tốt nhất để hạ huyết áp do hàm lượng kali cao giúp ức chế natri trong cơ thể. Theo Tạp chí Y học Tây Ấn công bố nghiên cứu vào năm 2005, những bệnh nhân cao huyết áp sau khi uống nước dừa đã giảm bệnh rõ rệt chỉ sau 2 tuần sử dụng.
3. Nước ép củ cải
Củ cải có chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cực cao cùng vitamin A, E, carotene giúp phụ nữ luôn trẻ lâu và đẹp da hơn trông thấy. Ngoài ra, củ cải còn chứa nhiều axit phenolic – một nitrat vô cơ được chuyển đổi thành oxit nitric khi đi vào cơ thể, giúp làm dịu và giãn nở mạch máu.
Nước ép củ cải đỏ hay củ cải trắng gì cũng đều tốt không kém cạnh gì nhau, vậy nên hãy lựa chọn tùy theo khẩu vị chị em nhé.
Video đang HOT
Theo một phân tích tổng hợp của Tạp chí Dinh dưỡng Mỹ cho thấy, uống thường xuyên nước ép củ cải là cách an toàn nhất để làm giảm huyết áp mà không cần phải sử dụng thuốc.
4. Rượu vang đỏ
Uống quá nhiều rượu vang sẽ làm tổn thương cơ quan nội tạng và tăng huyết áp, nhưng nếu bạn chỉ uống 300ml mỗi ngày sẽ rất có lợi cho sức khỏe tim mạch lẫn huyết áp.
Theo Tạp chí Y học Circulation Research, các chất flanovoid, axit phenolic và resveratrol có trong pholyphenol của rượu vang là yếu tố chính giúp hạ huyết áp trong cơ thể. Dù thế nhưng hãy cẩn thận đừng sử dụng quá nhiều, bởi rượu nói chung còn làm ức chế khả năng chống oxy hóa gây già nhanh. Hãy uống ít và có mức độ để “hưởng thụ” lợi ích của nó.
5. Nước ép lựu, việt quất và cần tây
Một trong những cách tốt nhất để mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể chính là uống nước ép từ trái cây và rau sống. Theo nhiều chuyên gia dinh dưỡng cho biết, việt quất chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp giảm huyết áp bằng cách tăng lưu lượng máu, giảm viêm và làm giãn mạch máu.
Bên cạnh đó, lựu và cần tây cũng hoạt động theo cách tương tự nhưng bổ sung thêm canxi, vitamin A và C hỗ trợ cơ thể phòng bệnh một cách hiệu quả nhất. Đối với riêng phụ nữ, bổ sung nhiều vitamin còn giúp da dẻ hồng hào và mịn màng trông thấy. Đặc biệt những người thường xuyên tập thể dục sẽ càng đẹp dáng hơn nếu thường xuyên sử dụng nước ép rau củ.
6. Sữa ít béo hoặc không béo
Kali, canxi là 2 trong số những chất dinh dưỡng trong sữa ít hoặc không béo, có tác dụng bổ sung vitamin D và thúc đẩy huyết áp khỏe mạnh. Theo một nghiên cứu trên Tạp chi Dinh dưỡng Anh cho biết, sữa chứa đầy đủ chất béo còn chứa lượng lớn axit palmitic ngăn chặn cơ thể phát tín hiệu giúp thư giãn mạch máu, do đó làm tăng huyết áp.
7. Các loại trà
Hầu như các loại trà đều giúp làm giảm huyết áp rất tốt, chẳng hạn như trà xanh, trà olong hay trà đen… Trà chứa chất chống oxy hóa giúp làm giảm nếp nhăn và hạ huyết áp nhanh chóng, đặc biệt trà olong được chứng minh là giảm huyết áp đến 46% chỉ với 2 cốc rưỡi mỗi ngày. Còn trà đen không chỉ giúp giảm 10% huyết áp vào ban đêm, mà còn hạn chế sự dao động của huyết áp trong suốt cả ngày.
8 dấu hiệu thầm lặng của thiếu vitamin K
Vitamin K1 đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu, trong khi K2 quan trọng hơn đối với sức khỏe của xương, điều hòa sự phát triển của tế bào và ngăn ngừa vôi hóa động mạch.
Theo một nghiên cứu trên Nutrients, có tới 31% số người trưởng thành bị thiếu vitamin K.
Để tránh điều này, hãy ăn thực phẩm giàu vitamin K1, bao gồm rau xanh, bông cải xanh, edamame (đậu lông Nhật), bí ngô và nước ép lựu. Cũng bao gồm các loại thực phẩm giàu vitamin K2, bao gồm thịt gà ác, gan ngỗng, gan bò, bơ và phô mai (từ bò ăn cỏ), lòng đỏ trứng và thịt lợn nếu bạn biết thức ăn của con vật được bổ sung vitamin K tổng hợp.
Vitamin K cũng được tìm thấy trong một số loại thực phẩm lên men như phô mai già cứng và natto, một loại thực phẩm Nhật làm từ đậu nành lên men. Bạn có thể nhận được đủ vitamin K bằng cách uống một ly sinh tố vani, salad xà lách bông cải xanh tốt, hoặc cho sức khỏe, hoặc ăn gan xào hành tây.
Vitamin K là một loại vitamin tan trong dầu, vì vậy nó dễ hấp thu nhất trong bữa ăn có chứa chất béo. Phụ nữ từ 19 tuổi trở lên cần 90mcg vitamin K mỗi ngày và nam giới từ 19 tuổi trở lên cần 120mcg mỗi ngày.
Hầu hết mọi người đều nhận được đủ vitamin K hàng ngày, theo Viện Y tế Quốc gia (NIH). Nhưng bạn có thể bị thiếu vitamin K, tùy thuộc vào những gì bạn ăn. Dưới đây là 9 dấu hiệu hàng đầu của thiếu vitamin K.
Triệu chứng thiếu vitamin K
Những dấu hiệu này có thể có nhiều ý nghĩa, nhưng khi có một vài dấu hiệu kết hợp với nhau thì bạn nên nói chuyện với bác sĩ về khả năng bị thiếu vitamin K.
Vết đứt không cầm máu hoặc bạn bị chảy máu quá nhiều
Khi vết thương không cầm máu nhanh chóng, bạn có thể mất một lượng máu nguy hiểm và nguy cơ tử vong do chấn thương tăng lên, theo báo cáo của Đại học Florida. Dấu hiệu cảnh báo có thể bao gồm kinh nguyệt nhiều, chảy máu cam, máu trong nước tiểu hoặc phân và chảy máu chân răng. Vitamin K hoạt động đồng bộ với một enzyme cần thiết cho quá trình tổng hợp prothrombin, một loại protein liên quan đến quá trình đông máu.
Xương bị yếu
Vitamin K có thể đóng vai trò trong sức khỏe xương - một số nghiên cứu đã liên hệ giữ việc nhận được lượng vitamin K lớn hơn với mật độ khoáng xương cao hơn và nguy cơ gãy cổ xương đùi thấp hơn, theo NIH. Thiếu hụt xảy ra khi cơ thể không có đủ vitamin K để hỗ trợ tối ưu các chức năng như sức khỏe của xương và tim.
Có vấn đề về tim
Khi mức vitamin K thấp, canxi có thể lắng đọng trong các mô mềm như động mạch, thay vì xương. Điều này có thể không chỉ góp phần làm yếu xương; vôi hóa mạch máu là một yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành. Những người mắc bệnh thận mãn tính có nguy cơ vôi hóa mạch máu cao hơn đáng kể.
Có các triệu chứng viêm khớp
Khi nồng độ vitamin K giảm quá thấp và bạn bị thiếu vitamin K, xương và sụn của bạn có thể không nhận được tất cả các khoáng chất cần thiết. Điều này có thể dẫn đến nguy cơ thoái hóa khớp cao hơn - mặc dù nghiên cứu trong lĩnh vực này vẫn còn sơ bộ, theo một nghiên cứu đánh giá trên tạp chí Journal of Nutrition and Metabolism.
Các nguyên nhân gây thiếu vitamin K
Thuốc và các bệnh nội khoa có thể ngăn không cho cơ thể hấp thụ vitamin K cần thiết. Cảnh giác với các triệu chứng nếu một trong những điều sau đây đúng với bạn.
Bạn bị bệnh celiac hoặc rối loạn dạ dày ruột khác
Những người bị rối loạn tiêu hóa hoặc hội chứng kém hấp thu có thể gặp vấn đề về hấp thu vitamin K. Những tình trạng này bao gồm xơ nang, viêm loét đại tràng, viêm tụy mãn tính, bệnh viêm ruột, hội chứng ruột ngắn và tắc ruột. Nếu đã từng phẫu thuật, bạn cũng có nguy cơ thiếu vitamin K cao hơn. Hãy hỏi bác sĩ về nguy cơ bị thiếu vitamin K và liệu bạn có cần bổ sung vitamin K hay không.
Bạn đang dùng kháng sinh
Các kháng sinh nhóm Cephalosporin như Cefobid có thể tiêu diệt vi khuẩn trong ruột sản sinh vitamin K. Nếu sử dụng các kháng sinh này quá một vài tuần, bạn có thể muốn xem xét bổ sung vitamin K.
Bạn đang sử dụng thuốc ngăn tái hấp thu axít mật (bile acid sequestrant)
Các loại thuốc như cholestyramine và colestipol giúp giảm mức cholesterol bằng cách ngăn chặn tái hấp thu axit mật. Trong quá trình này, thuốc cũng có thể làm giảm mức độ hấp thu các vitamin tan trong dầu như vitamin K. Nếu bạn đang sử dụng thuốc ngăn tái hấp thu axít mật, hãy nói chuyện với bác sĩ về việc có cần bổ sung để tránh thiếu vitamin K hay không.
Trẻ sơ sinh có thể bị thiếu vitamin K khi sinh
Hội Nhi khoa Mỹ khuyến cáo rằng mỗi trẻ sơ sinh nên được nhận một liều duy nhất 0,5 đến 1 miligam vitamin K1 khi sinh. Điều này là do vitamin K được vận chuyển kém qua rau thai và thiếu vitamin K trong vài tuần đầu tiên sau khi sinh có thể gây ra một tình trạng gọi là chảy máu do thiếu vitamin K (VKBD). Trẻ sơ sinh có nguy cơ mắc VKBD cao hơn vì kho dự trữ vitamin K rất thấp khi sinh, nồng độ vitamin K thấp trong sữa mẹ và đường tiêu hóa của trẻ sơ sinh chưa có những vi khuẩn đường ruột sản sinh vitamin K. Nếu VKDB xuất hiện dưới dạng chảy máu trong hộp sọ, nó có thể đe dọa tính mạng.
Xét nghiệm phát hiện thiếu vitamin K
Có thể kiểm tra mức vitamin K thông qua xét nghiệm máu. Các xét nghiệm máu có thể đánh giá tỷ lệ % protein phụ thuộc vitamin K chưa hoạt hóa. Tỷ lệ cao hơn là một dấu hiệu tiềm năng cho thấy tình trạng vitamin K thấp, vì vitamin K là cần thiết để carboxylate, hoặc hoạt hóa, các protein này.
Cồn cào ruột: Nguyên nhân không đơn thuần chỉ do cơn đói Thỉnh thoảng bạn sẽ gặp những cơn cồn cào ruột sau khi ăn quá nhiều đồ chua hay khi đói. Tuy nhiên, cồn cào ruột có thể là nguyên nhân của một số bệnh lý đường tiêu hoá cần chú ý. 1. Các nguyên nhân gây ra hiện tượng cồn cào ruột Đói bụng Cơn đói thường có dấu hiệu là cồn cào...