7 điều kiêng kỵ khi ăn quả dâu tằm
Hiện đang là thời điểm quả dâu tằm vào mùa. Nhiều người sử dụng quả dâu tằm như một loại trái cây hoặc ngâm nước dâu để uống dần.
Tuy nhiên, khi sử dụng quả dâu, bạn cần ghi nhớ một số điểm sau.
Quả dâu tằm Đông y dùng với tên gọi tang thầm, thường được thu hoạch vào khoảng cuối tháng 3, đầu tháng 4 hằng năm.
Quả dâu tằm không chỉ là một loại quả được nhiều người sử dụng mà còn là vị thuốc đông y với nhiều tác dụng khác nhau.
Tác dụng của quả dâu tằm
Theo Đông y, quả dâu tằm có vị chua, ngọt, tính lạnh, quy kinh Tâm, Can và Thận, có các tác dụng bổ ích Can Thận, tư âm dưỡng huyết, thanh Can sáng mắt, giải rượu, an thần.
Tang thầm trong Đông y thường được sử dụng trong điều trị các chứng như hoa mắt chóng mặt, đau lưng mỏi gối, ù tai điếc tai, râu tóc bạc sớm, điều trị mất ngủ, táo bón kéo dài…
Nghiên cứu y học hiện đại cũng cho thấy trong quả dâu chín có chứa nhiều glucose, fructose, vitamin B1, vitamin C, anthocyanin, tanin, protid, nhiều acid hữu cơ… Nhiều hoạt chất được chiết xuất từ quả dâu tằm có những tác dụng tốt với sức khỏe như giúp chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch, tăng cường trí nhớ.
Một số lưu ý khi sử dụng quả dâu tằm
Người có thể trạng lạnh không nên ăn quả dâu tằm
Những người có thể trạng lạnh thường có những biểu hiện như người thường xuyên thấy lạnh, sợ lạnh, dễ cảm lạnh, chân tay lạnh, ăn uống kém, hay đầy bụng, khó tiêu, đại tiện phân lỏng nát…
Những người này vốn dĩ trong người đã có sẵn hàn khí quá nhiều, dương khí khuy tổn, nếu lại dùng quá nhiều dâu tằm – một loại thực phẩm có tính lạnh sẽ khiến cho hàn khí trong cơ thể càng nhiều hơn, dương khí càng bị tổn thương, các vấn đề nêu trên sẽ càng nghiêm trọng hơn.
Đặc biệt, phụ nữ có thai nếu có thể trạng lạnh tuyệt đối không ăn quả dâu tằm. Phụ nữ có thai với thể trạng lạnh nếu ăn có thể dẫn đến tiêu chảy, thậm chí sẩy thai.
Video đang HOT
Người sợ lạnh không nên ăn quả dâu tằm.
Người Tỳ Vị yếu không nên ăn dâu tằm
Người Tỳ Vị hư nhược sẽ có một số biểu hiện như chán ăn, người mệt mỏi, ăn khó tiêu, hay bị đầy bụng,chân tay không có lực, cơ bắp teo nhỏ, nhão, ngại vận động, ngại nói…
Theo Đông y những người Tỳ Vị hư nhược không nên ăn đồ ăn có tính lạnh, chính vì vậy những người này không nên ăn nhiều quả dâu tằm.
Người đại tiện phân lỏng, nát không nên ăn nhiều quả dâu tằm
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tính trạng đi ngoài phân lỏng nát. Quả dâu tằm có tác dụng nhuận tràng, chữa táo bón, những người vốn đi ngoài phân không thành khuôn nếu ăn quá nhiều quả dâu tằm có thể khiến tính trạng này trở nên nặng nề hơn.
Người bệnh đại tiện phân lỏng không nên ăn quả dâu tằm.
Không cho trẻ nhỏ ăn nhiều quả dâu tằm
Dâu tằm là một loại quả chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, tuy nhiên trẻ nhỏ lại không nên ăn nhiều loại quả này.
Trong dâu tằm có chứa nhiều chất ức chế trypsin, ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ sắt, canxi, kẽm của trẻ nhỏ. Vì vậy chỉ nên cho trẻ nhỏ ăn lượng vừa phải quả dâu tằm.
Không nên dùng chung quả dâu tằm với trứng vịt, thịt vịt
Đông y đặc biệt chú trọng những nguyên tắc trong ăn uống và dùng thuốc, những vị thuốc, món ăn kỵ nhau không nên dùng chung với nhau.
Quả dâu tằm và trứng vịt, thịt vịt là những món ăn kỵ nhau, nếu dùng chung có thể dẫn đến những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Không nên ăn cùng lúc quả dâu tằm với trứng vịt.
Không ăn quả dâu tằm còn non
Quả dâu tằm còn non có chứa xyanua, là một chất độc với cơ thể. Bên cạnh đó quả dâu tằm chưa chín còn chứa các chất gây tan máu và acid hyaluronic, khi ăn quá nhiều quả dâu tằm xanh có thể dẫn đến tình trạng viêm ruột tan máu.
Vì vậy chúng ta không nên chọn những quả chưa chín có màu xanh nhạt, hơi ngả vàng hoặc trắng, nên chọn những quả dâu tằm đã chín, đã chuyển sang màu tím sẫm, vừa cho hương vị thơm ngon hơn, vừa có lợi cho sức khỏe hơn.
Những người đang dùng thuốc hạ đường huyết cần lưu ý khi ăn quả dâu tằm
Dâu tằm là loại quả có thể dùng trong những trường hợp tăng đường huyết, giúp giảm đường huyết, hỗ trợ điều trị đái tháo đường, tuy nhiên nếu dùng quá nhiều quả dâu tằm hoặc dùng chung với các thuốc hạ đường huyết khác, quả dâu tằm có thể dẫn đến tính trạng hạ đường huyết rất nguy hiểm.
Ba nắm rau mỗi ngày giúp người phụ nữ chữa bệnh không cần thuốc
Chỉ sau một năm, chỉ số đường huyết của người phụ nữ giảm mạnh nhờ thói quen ăn rau đều đặn.
Bệnh tiểu đường là bệnh mạn tính xảy ra khi tuyến tụy không sản xuất đủ insulin hoặc không sử dụng hiệu quả lượng insulin - hormone điều hòa lượng đường trong máu. Tăng đường huyết là hậu quả phổ biến của bệnh tiểu đường và theo thời gian dẫn đến tổn thương nghiêm trọng cho cơ thể, đặc biệt là dây thần kinh và mạch máu.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), năm 2014, có 8,5% người trưởng thành từ 18 tuổi trở lên mắc bệnh tiểu đường. Năm 2019, bệnh tiểu đường là nguyên nhân trực tiếp gây ra 1,5 triệu ca tử vong trên toàn cầu.
Dù bệnh có tính chất nguy hiểm nhưng lại có thể giảm mức độ gây hại nhờ thay đổi thói quen sinh hoạt. Chuyên gia dinh dưỡng Li Wanping (Trung Quốc) chia sẻ về một bệnh nhân nhanh chóng giảm được đường huyết nhờ một thói quen trong ăn uống.
Chế độ ăn nhiều rau xanh tốt cho người bệnh tiểu đường. Ảnh: Ugaoo
Tác dụng của ba nắm rau mỗi ngày
Theo Chinatimes, người phụ nữ 70 tuổi mắc bệnh tiểu đường đã kiểm soát được mức đường huyết chỉ sau một năm. Khi hỏi kỹ, chuyên gia Li Wanping được biết bệnh nhân thường xuyên ăn ba nắm rau mỗi ngày. Ăn thực vật thường xuyên có thể làm giảm sự biến động của lượng đường trong máu và tăng cảm giác no, giảm lượng tinh bột hấp thụ vào. Ngay cả khi không mắc bệnh tiểu đường, bạn cũng nên ăn đủ rau để ngăn ngừa các bệnh mạn tính và duy trì sức khỏe.
Chuyên gia dinh dưỡng Li Wanping cho biết bệnh nhân rất vui vẻ khi chỉ số đường trong máu được cải thiện rõ rệt. Trước đây, chỉ số HbA1c của bệnh nhân là 8%, hiện chỉ còn 6% đến 6,5%. Chỉ số HbA1c cho thấy mức đường huyết trung bình của một người trong 2-3 tháng, dưới 5,7% là bình thường, từ 5,7% tới 6,4% là tiền đái tháo đường, trên 6,4% là đái tháo đường.
Điều khiến chuyên gia Li Wanping ngạc nhiên là bệnh nhân có thể kiên trì ăn nhiều rau mỗi ngày trong suốt một năm, không phải ai cũng làm được như vậy.
Ngoài ra, bác sĩ nội tiết Li Chenyu đề cập rằng trong bữa cơm, bạn nên ăn rau đầu tiên vì rau giàu chất xơ, phải mất thời gian để hấp thụ, do đó tránh được tình trạng lượng đường trong máu tăng đột biến trong thời gian ngắn. Ngoài ra, ăn rau trước còn có thể tăng cường sức khỏe đường ruột, tăng cảm giác no, giảm tổng lượng calo nạp, tốt cho việc giảm cân.
Chiếc đĩa minh họa chế độ ăn lành mạnh. Ảnh: Senicessm
Các cách giảm đường huyết khác
Theo thời gian, lượng đường trong máu cao có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, lâu dài. Các triệu chứng bao gồm cảm thấy rất mệt mỏi, dễ khát nước, nhìn mờ, thường xuyên đi tiểu.
Các bác sĩ có thể đưa ra những giải pháp để giảm đường huyết như sau:
Tích cực vận động: Tập thể dục thường xuyên có thể giữ lượng đường trong máu của bạn ở mức ổn định.
Uống thuốc theo hướng dẫn: Nếu lượng đường trong máu của bạn luôn ở mức cao, bác sĩ có thể thay đổi lượng thuốc bạn dùng hoặc thời điểm uống.
Điều chỉnh chế độ ăn uống: Mỗi bữa, bạn có thể tính lượng thức ăn theo đĩa như sau: Một nửa đĩa là các loại rau không chứa tinh bột, chẳng hạn như xà lách, bông cải xanh, súp lơ, bắp cải và cà rốt. Một phần tư đĩa là protein nạc như thịt gà, đậu, đậu phụ hoặc trứng. Phần tư còn lại là carb như ngũ cốc, rau có tinh bột (khoai tây), gạo, mì, sữa chua. Bạn nhớ chọn nước lọc hoặc đồ uống ít calo như trà đá không đường.
Cách dùng măng tre làm thuốc Măng tre không chỉ là thực phẩm mà còn được sử dụng làm thuốc từ lâu đời, hỗ trợ điều trị tăng huyết áp, đau đầu, mất ngủ... Đặc điểm và công dụng của măng tre Măng tre là chồi non của một số cây thuộc họ tre (Bambusaceae). Chỉ dùng măng cây tre già hay tre mỡ. Măng tre hình nón, phủ...