7 điều không nên nói khi lần đầu gặp mẹ anh ấy
Giống như bạn, bất cứ cô gái nào cũng cảm thấy áp lực trong lần đầu tiên gặp gỡ mẹ chồng tương lai.
Bất cứ cô gái nào cũng cảm thấy áp lực trong lần đầu tiên gặp gỡ mẹ chồng tương lai. (Ảnh: ITN).
Tuy nhiên, tất cả những gì bạn cần làm chỉ là hít một hơi thật sâu và nhớ điều này: Mẹ của anh ấy cũng là một phụ nữ bình thường. Họ yêu quý con mình, vì vậy rất có thể họ sẽ yêu quý bạn.
Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nghiên cứu Gia đình (Hoa Kỳ), việc gặp gỡ mẹ của bạn đời tương lai có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về cách đối tác của bạn cư xử với tư cách là vợ/chồng hoặc cha mẹ sau này và cho biết họ sẽ có những nguồn lực vật chất nào để nuôi dạy con cái sau này.
Vì vậy, sau cuộc gặp này, áp lực về cuộc hôn nhân của bạn sẽ được giảm đi rất nhiều. Tuy nhiên, để buổi gặp mặt diễn ra tốt đẹp, bạn cần nhớ 7 nguyên tắc dưới đây.
Đừng để lại những ấn tượng không tốt
Đây là quy tắc đầu tiên và quan trọng nhất trong lần chạm mặt đầu tiên của bạn và mẹ anh ấy. Nếu như nấu ăn không phải là sở trường của bạn thì đừng cố gây ấn tượng với mẹ chồng tương lai bằng cách nói rằng: “Dạ, cháu rất thích nấu ăn”.
Nói ra câu này không khác nào bạn tự rơi vào cái bẫy của chính mình. Khi bạn không thích hoặc thậm chí không biết nấu ăn, hãy luôn nhớ, ấn tượng sai lầm có thể tạo ra rất nhiều vấn đề rắc rối về sau.
Đừng bắt đầu cuộc trò chuyện bằng những câu chuyện tiêu cực
Khi trò chuyện với mẹ chồng tương lai, bạn không nên đặt ra những câu hỏi về quá trình bà ấy nuôi dạy con cái. (Ảnh: ITN).
Video đang HOT
Bạn gặp anh ấy lần đầu tiên và ngay lập tức bị cuốn hút bởi anh ấy. Tuy nhiên, vẫn có một số điều ở anh ấy hoặc một số thói quen mà bạn không thích. Dù đó là gì đi nữa, đừng bắt đầu cuộc trò chuyện với mẹ anh ấy bằng câu: “Con trai bác có thói quen xấu” hoặc; “Cháu nghĩ anh ấy hút thuốc quá nhiều, có lẽ bác nên làm gì đó để khuyên nhủ anh ấy bỏ thuốc…”.
Ngoài ra, khi trò chuyện với mẹ chồng tương lai, bạn cũng không nên đặt ra những câu hỏi về quá trình bà ấy nuôi dạy con cái.
Thực tế, không người mẹ nào muốn nghe góp ý hay chia sẻ quá trình nuôi dạy của mình với bất kỳ ai. Nếu mắc phải lỗi này, bạn chắc chắn sẽ cảm nhận được cơn thịnh nộ của bà ấy.
Không chia sẻ những chi tiết thân mật
Nếu bạn xác định mình đang chuẩn bị bước vào một cuộc hôn nhân vì tình yêu, thì hãy hạn chế chia sẻ những chi tiết thân mật về mối quan hệ của bạn.
Thổ lộ với mẹ chồng tương lai rằng con trai bà ấy thành thạo như thế nào khi ở bên bạn là một trong số những điều mà bất kỳ người mẹ nào cũng sẽ không hài lòng. Vì vậy, hãy giữ những điều đó cho riêng mình mà thôi.
Đừng bao giờ nói về người yêu cũ của bạn
Cho dù mẹ chồng tương lai của bạn có thẳng thắn, đáng yêu, ngọt ngào hay ngây thơ đến đâu, bạn cũng đừng bao giờ kể cho bà ấy nghe về những mối tình trong quá khứ của mình.
Đây là một điều mà chỉ người bạn đời của bạn nên biết (trong trường hợp bạn không thể giấu). Bạn chắc chắn không muốn mẹ chồng tương lai trở nên cáu giận trước mặt mọi người. Vì vậy, chuyện xảy ra với người yêu cũ của bạn phải là một bí mật được bảo vệ cẩn thận.
Đừng bao giờ chia sẻ bí mật gia đình bạn
Đừng bao giờ chia sẻ chuyện riêng trong gia đình của bạn với mẹ chồng tương lai ngay cả khi bà ấy biết rất rõ về gia đình bạn hoặc là một số thành viên họ hàng xa trong gia đình bạn.
Đừng tranh cãi với mẹ chồng tương lai
Nếu bạn không đồng ý với bà ấy về một số vấn đề nhất định, thay vì tranh cãi với bà ấy ngay lần gặp đầu tiên, bạn chỉ cần cố gắng phớt lờ chủ đề đó hoặc nói một cách lịch sự rằng “Ồ, có thể bác nói đúng, nhưng cháu có quan điểm khác về vấn đề này”. Tất nhiên, bạn không nên đưa ra quan điểm của mình trừ khi được hỏi.
Đừng nói ngay về kế hoạch tương lai của bạn
Nếu bạn không có kế hoạch ở cùng nhà chồng sau khi kết hôn thì trước tiên hãy nói chuyện với chồng tương lai của bạn về điều này và nắm được ý định của anh ấy.
Đừng nói thẳng về kế hoạch tương lai của bạn với mẹ anh ấy. Thay vào đó, hãy để anh ấy làm công việc này theo cách riêng của anh ấy.
Vô tình nghe bà dặn cháu không được nhắc đến ông bà ngoại, tôi thầm thấy may mắn vì có mẹ chồng tốt
Nghe cuộc trò chuyện của hai bà cháu, tôi bật khóc nức nở, nhưng phải cố gắng kìm nén để không phát ra thành tiếng.
Mệt mỏi lê thân về tới nhà, vừa bước vào cửa tôi đã vô tình thấy mẹ chồng đang thì thầm chuyện gì đó với đứa con trai 7 tuổi của tôi trong phòng ngủ. Không nén nổi tò mò, tôi đứng ngoài cửa nghe thử. Hóa ra, mẹ chồng đang nhắc con trai tôi không nhắc đến ông bà ngoại trước mặt tôi.
- Bà dặn, con đừng nhắc tới ông bà ngoại trước mặt mẹ nhé. Mẹ sẽ buồn lắm đấy. Ông bà ngoại của con đã qua đời rồi. Người đã mất thì không thể quay lại, nên từ nay về sau con không thể gặp ông bà ngoại được nữa.
Mẹ con tuy mất đi 2 người yêu thương, nhưng vẫn còn ông bà nội và bố mà đúng không? Ông bà sẽ yêu thương mẹ con thay phần ông bà ngoại luôn. Mà bà nghe nói, người sau khi mất sẽ biến thành sao trên trời. Mặc dù con không thể gặp hay nói chuyện với ông bà nữa nhưng mỗi lần nhớ ông bà ngoại, con có thể nhìn lên trời nói là ông bà có thể nghe thấy đấy.
Mẹ chồng nói với giọng điệu rất dịu dàng và tự nhiên khiến tôi đứng ngoài cửa không khỏi xúc động rơi nước mắt.
Đứng ngoài cửa nghe cuộc trò chuyện của hai bà cháu, tôi xúc động rơi nước mắt. (Ảnh minh họa)
Bố mẹ tôi mới qua đời cách đây không lâu vì tai nạn giao thông. Một lúc mất đi hai người thân yêu nhất khiến tôi đau đớn, gục ngã. Người mất cũng đã mất, người ở lại vẫn phải sống tiếp, biết là vậy nhưng tôi vẫn không thể gượng dậy nổi sau cú sốc này.
Để tôi sớm ngày nguôi ngoai nỗi đau mất đi người thân, chồng thường xuyên đưa cả gia đình ra ngoài dạo chơi. Anh và bố mẹ chồng cũng giấu luôn ảnh và di vật của bố mẹ để tránh tôi thấy vật lại nhớ người. Họ cũng hạn chế nhắc về nhà ngoại trước mặt tôi luôn.
Khoảng 1 tháng sau khi bố mẹ qua đời, tôi mới sốc lại được tinh thần và đi làm trở lại. Nhưng nỗi đau mất người thân thật khó nguôi ngoai. Tránh để cả nhà lo lắng, buồn theo, tôi luôn gượng cười, cố tỏ ra là mình ổn.
Tuy nhiên, con trai hồn nhiên lại thỉnh thoảng hỏi về ông bà ngoại. Những lúc đó, nước mắt tôi cứ chực trào. Có lẽ vì vậy mà mẹ chồng đã dặn riêng con trai tôi như thế.
Trước những lời dặn dò của bà nội, con trai tôi hồn nhiên hỏi lại:
- Thế khi cháu lớn lên thì bà cũng qua đời luôn ạ?
- Bà sẽ sống để chờ cháu nội của bà lấy vợ nữa chứ.
Mẹ chồng dặn dò cháu nội với giọng điệu rất dịu dàng và tự nhiên khiến tôi nghẹn ngào. (Ảnh minh họa)
Câu nói này của mẹ chồng khiến tôi bật khóc nức nở, nhưng phải cố gắng kìm nén để không phát ra thành tiếng, tránh làm phiền tới hai bà cháu ở trong phòng.
Tôi đã làm dâu của mẹ hơn 10 năm rồi. Còn nhớ mấy năm đầu về làm dâu, mãi mà tôi chưa có tin vui, họ hàng làng xóm ai cũng xì xào, bàn tán, nói tôi là "cau điếc". Mỗi lần như thế, mẹ chồng đều đứng ra bênh vực rồi động viên con dâu:
- Y học giờ tiến bộ lắm, nếu không thể sinh thường thì làm thụ tinh nhân tạo. Nếu không được nữa cũng chẳng sao, mẹ chỉ cần hai vợ chồng con yêu thương nhau, sống hạnh phúc là đủ rồi.
Sau đó, vợ chồng tôi làm thụ tinh nhân tạo mới có được đứa con này.
Biết con dâu và con trai đi làm mệt nhọc, mẹ chồng luôn chủ động giúp đỡ chúng tôi. Khi cháu còn nhỏ, mẹ luôn thức đêm trông con hộ tôi. Khi cháu đến tuổi đến trường, sáng nào bà cũng vào phòng sớm để gọi cháu dậy và đưa cháu đi học đúng giờ. Mặc cho thời tiết rét buốt, mẹ đều không quản ngại vất vả.
Mẹ chồng luôn coi tôi như con gái, luôn để ý tới tâm trạng và suy nghĩ của tôi. Nay lại nghe bà dặn dò cháu như thế, tôi vừa buồn vừa cảm thấy may mắn. Buồn vì vô tình nhớ về bố mẹ đã khuất của mình, thấy may mắn vì có một người mẹ chồng tốt.
Tôi muốn ly hôn vì chồng bắt báo cáo chi tiêu hàng ngày Tôi cảm thấy rất áp lực và mệt mỏi khi chồng là người quá tính toán chuyện tiền nong trong gia đình. Tôi là cô gái có ngoại hình được đánh giá khả ái nhưng lại lận đận trong tình duyên. Năm 28 tuổi, vì bị gia đình giục cưới quá nhiều, tôi nhắm mắt lấy một anh 35 tuổi. Chúng tôi không...