7 điều cơ bản bạn ‘phải biết’ về chứng đột quỵ
Đột quỵ đứng hàng thứ tư trong số những nguyên nhân gây tử vong và là nguyên nhân chính gây tàn tật ở người lớn…
Đột quỵ (hay tai biến mạch máu não) đứng hàng thứ tư trong số những nguyên nhân gây tử vong và là nguyên nhân chính gây tàn tật ở người lớn. Vì thế, bạn cần phải trang bị một số hiểu biết nhất định về đột quỵ để bảo vệ mình và người thân. Dưới đây là 7 điều bạn cần phải biết về chứng đột quỵ:
1. Phân loại đột quỵ
Đầu tiên bạn cần biết phân biệt các loại đột quỵ. Đột quỵ phân chia thành 2 loại: Xuất huyết não (vỡ mạch máu não làm cho máu trong lòng mạch thoát ra ngoài, tràn vào trong gây phá huỷ và chèn ép mô não) và Nhồi máu não (tắc nghẽn mạch máu não làm ngừng trệ dòng máu lên nuôi não phía sau chỗ tắc. Dù được gây ra bởi những nguyên nhân khác nhau nhưng kết quả cuối cùng sẽ là tổn thương não gây hậu quả nghiêm trọng.
2. Dấu hiệu cảnh báo
Nhận biết các dấu hiệu cảnh báo của đột quỵ là cực kỳ quan trong bởi nó có thể gây tử vong nếu không xử lý kịp thời. Hãy để ý các dấu hiệu của đột quỵ ở khuôn mặt, cánh tay, giọng nói… Trong cơn đột quỵ, một người có thể đột ngột thấy tê cứng, không cử động hoặc không nói được, thị lực giảm sút, tim đập nhanh… Nếu vậy thì bạn hãy nhanh chóng gọi cấp cứu để được hỗ trợ hoặc đến bệnh viện ngay lập tức.
Đột quỵ đứng hàng thứ tư trong số những nguyên nhân gây tử vong và là nguyên nhân chính gây tàn tật ở người lớn… Ảnh minh họa
Video đang HOT
3. Triệu chứng ở phụ nữ
Bên cạnh những dấu hiệu cảnh báo mà chúng tôi đã đề cập thì phụ nữ cũng thường có thêm các triệu chứng đặc trưng để nhận biết đột quỵ như: Đau mặt hoặc chân, bị nấc, buồn nôn, cảm thấy mệt, đau ngực, khó khở, hồi hộp… Tất cả các triệu chứng này đều đến rất đột ngột. Xem xét những dấu hiệu này ở những người phụ nữ đang trong trạng thái bình thường thì xuất hiện các triệu chứng mà do phải do tác động của yếu tố bên ngoài.
4. TIA – thiếu máu não cục bộ
TIA (Transient Ischemic Attacks) là tình trạng thiếu máu não cục bộ tạm thời mà bạn cần biết. Nó còn được xem như là yếu tố dự báo những cơn đột quỵ trong tương lai. Các triệu chứng của TIA gần giống với triệu chứng của thiếu máu não cục bộ nhưng chúng không dẫn đến tổn thương hay khuyết tật vĩnh viễn. Trên thực tế, sự tắc nghẽn này chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn, không gây hại lập tức nhưng bạn không được chủ quan vì chúng thường kéo theo một cơn đột quỵ lớn về sau.
Ảnh minh họa
5. Điều trị và phục hồi cơ bản
Đối với đột quỵ gây ra bởi cục máu đông thì các bác sĩ có thể chỉ định dùng Activase (thuốc tiêu huyết khối) trong vòng 3 giờ đồng hồ đầu tiên để phá vỡ các cục máu đông. Đó là lý do tại sao bạn cần phải phát hiện đột quỵ càng sớm càng tốt. Sau khi cơn đột quỵ được điều trị, bệnh nhân sẽ bắt đầu quá trình phục hồi với vật lý trị liệu và những liệu pháp chuyên môn do bác sĩ hướng dẫn.
6. Phòng ngừa
80% cơn đột quỵ có thể được ngăn ngừa – đây quả là một thông tin tuyệt vời. Thật may mắn khi phòng ngừa đột quỵ không quá khó khăn để thực hiện. Điều quan trọng là bạn cần thay đổi lối sống. Bỏ hút thuốc, hạn chế uống rượu, giữ mức cholesterol và huyết áp của bạn trong một phạm vi tương đối an toàn, tập thể dục thường xuyên, ăn uống theo chế độ ít muối và chất béo cũng góp phần làm giảm thiểu nguy cơ đột quỵ.
Ảnh minh họa
7. Ai cũng có thể bị đột quỵ
Một trong những sai lầm hoang đường nhất về đột quỵ chính là chứng bệnh này chỉ xảy ra đối với người già. Trên thực tế, bất cứ người nào, mọi lứa tuổi đều có thể bị đột quỵ – thậm chí là trẻ sơ sinh! Bên cạnh việc thông tin này khiến bạn ngạc nhiên thì hãy xem xét tầm quan trọng của việc phòng ngừa và phát hiện đột quỵ để có thể bảo vệ mình và người thân được kỹ lưỡng hơn.
Theo Trí Thức Trẻ
Hỏi và đáp về bệnh tai biến mạch máu não
Câu hỏi: Sau khi bị tai biến mạch máu não cách đây 2 năm, mẹ tôi có các biểu hiện nói chậm, dễ xúc động, đi lại khó khăn... Đến nay, nhờ sử dụng Nattospes, sức khỏe của mẹ tôi đã cải thiện. Tuy nhiên, mẹ tôi bị cả bệnh đái tháo đường. Xin hỏi, Nattospes có gây phản ứng với các thuốc chữa đái tháo đường không? (Nguyễn Anh Tuấn, Hà Nội).
Trả lời: Phần lớn bệnh nhân sau tai biến thường nói ngọng, nói chậm, gặp khó khăn trong vận động... và dần dần phục hồi nếu được điều trị đúng cách. Mẹ của bạn đã bị tai biến lần 1, nên điều quan trọng là hạn chế và ngăn chặn nguy cơ tai biến lần 2. Mặt khác, mẹ bạn mắc đái tháo đường - là yếu tố dẫn tới tai biến. Vì vậy, mẹ bạn cần duy trì chỉ số đường huyết lúc đói dưới 7 mmol/lít và thực hiện chế độ dinh dưỡng phù hợp.
Về sản phẩm Nattospes mẹ bạn đang dùng, bạn hoàn toàn yên tâm là sản phẩm này không phản ứng với các loại thuốc điều trị đái tháo đường. Nattospes là sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, không gây tác dụng phụ, giúp kiểm soát các nguyên nhân gây tai biến, trong đó có đái tháo đường, hỗ trợ điều trị, ngăn chặn tai biến mạch máu não tái phát và phục hồi di chứng mà mẹ bạn đang bị.
Ảnh minh họa
Câu hỏi: Bố tôi bị tai biến mạch máu não do nhồi máu não và phải chịu một số di chứng như: nói ngọng, tay cử động khó, không đi lại được,... Xin hỏi, bố tôi cần chữa trị như thế nào cho hiệu quả? Bố tôi dùng Nattospes có được không? (Trần Thị Thu Hà - Thái Nguyên).
Trả lời: Bố bạn bị tắc mạch máu não (nhồi máu não) với tác nhân chính gây bệnh là cục máu đông. Đối với trường hợp bị hẹp mạch máu, tắc mạch máu, có hai phương pháp điều trị hiện nay là mổ bóc tách hoặc nong và đặt stent. Phương pháp đặt stent là hướng điều trị tốt nhưng chi phí cao nên ít bệnh nhân có điều kiện thực hiện. Về điều trị nội khoa, bệnh nhân tai biến thường được dùng thuốc chống kết tập tiểu cầu, thuốc chống đông máu, thuốc ổn định huyết áp... nhưng có thể gây một số tác dụng phụ và biến chứng nguy hiểm nên cần bác sĩ theo dõi chặt chẽ.
Để cải thiện di chứng và ngăn chặn tái phát, bố bạn nên dùng bổ sung thực phẩm chức năng Nattospes với liều 2 viên/ lần, ngày uống 2-3 lần. Sản phẩm đã được nghiên cứu tại bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Trung ương Quân đội 108, bệnh viện Quân y 103 và đều cho kết quả tốt trên bệnh nhân tai biến mạch máu não, giúp cải thiện ý thức, phục hồi di chứng, phòng bệnh tái phát, không gây tác dụng phụ, rất phù hợp với trường hợp của bố bạn.
Điện thoại tư vấn: 04.37757066 / 08.39770707
Truy cập trang web: http://dotquynao.vn để biết thêm thông tin.
Theo TPO
5 thực phẩm ăn khuya giúp ngủ ngon hơn Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Yamaguchi (Nhật Bản) đã phát hiện ra rằng một bữa ăn nhẹ giàu carbohydrate vào buổi tối có thể thiết lập lại đồng hồ sinh học, từ đó giúp bạn ngủ ngon hơn. Theo nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện ra rằng insulin có ảnh hưởng đến gen PER2 điều tiết giấc ngủ ở...