7 điều cần lưu ý khi đi du lịch để tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm
Ngộ độc thực phẩm là một trong những vấn đề sức khỏe có thể gặp phải vào mỗi dịp du lịch. Với những trường hợp nhẹ thì sẽ gây nôn nao, khó chịu ở vùng bụng, còn trường hợp nặng mà không đưa tới bệnh viện sớm có khả năng gây ảnh hưởng tới tính mạng.
Dưới đây là một vài lưu ý bạn cần nhớ khi đi du lịch để phòng tránh nguy cơ gặp phải tình trạng ngộ độc thực phẩm.
Không nên thử những món quá độc và lạ
Tình trạng ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra khi bạn thử những món quá độc hay quá lạ. Đặc biệt là những món tươi sống, ăn trực tiếp mà chưa qua chế biến hoặc một số món từ côn trùng, rau sống… Bởi bạn sẽ không thể biết rõ được đây có phải là những loại thực phẩm sạch hay không vì chúng còn tiềm ẩn nguy cơ nhiễm giun, sán rất độc hại.
Giữ đôi tay của mình luôn sạch sẽ
Đừng bỏ qua chuyện rửa tay thường xuyên trong mỗi chuyến du lịch và nên nhớ rửa bằng xà phòng diệt khuẩn bạn nhé! Đôi tay của bạn có thể tiếp xúc với rất nhiều vật lây truyền các chất gây bệnh nên nếu vô tình chạm tay lên mắt, mũi hay miệng cũng có thể làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Vì vậy, hãy nhớ rửa tay cả trước và sau khi ăn để bảo vệ sức khỏe của mình tốt hơn trong suốt chuyến đi.
Mang theo những loại thuốc hỗ trợ
Thuốc hạ sốt, thuốc chữa tiêu chảy, dung dịch bù nước… đều là những thứ “không thể không mang” trong vali đi chơi xa. Khi cảm thấy bụng của mình không ổn, hãy đọc kỹ chỉ định dùng thuốc in trên bao bì và thực hiện đúng theo chỉ định. Trong trường hợp không khả quan hơn thì nên nhanh chóng tới các cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra sức khỏe.
Cẩn trọng với những món ăn đường phố
Video đang HOT
Các hàng quán, xe đẩy bán đồ ăn trên phố thường rất bắt mắt và hấp dẫn với vô vàn món ăn nóng hổi, mát lạnh. Tuy nhiên, chúng lại không đảm bảo yếu tố an toàn vệ sinh thực phẩm và đôi khi còn là hàng tồn lưu cữu từ nhiều ngày trước. Do đó, nếu cứ vô tư ăn uống ở đây sẽ dễ gây đau bụng, khó tiêu, ngộ độc thực phẩm…
Ở những nơi nắng nóng, bụi khói từ môi trường vây quanh thì thức ăn đường phố còn có thể nhiễm vi sinh vật gây ngộ độc rất cao. Vì vậy, tốt nhất thì bạn không nên ăn những món đường phố quá nhiều để bảo vệ sức khỏe đường tiêu hóa của mình.
Hạn chế uống nước đá
Khi đến những vùng đất xa xôi thì bạn nên chú ý tìm mua các loại nước khoáng, nước đóng chai có thương hiệu để sử dụng. Đừng uống trực tiếp từ vòi vì bạn sẽ không biết rõ nguồn nước của nó có đảm bảo an toàn hay không. Đồng thời, bạn cũng nên hạn chế uống nước đá vì nó sẽ gây co bóp dạ dày và dễ dẫn đến nguy cơ ngộ độc thực phẩm rất cao.
Chú ý cơ địa dị ứng
Với những người có cơ địa dễ bị dị ứng hoặc có bệnh lý cần kiêng một số món đặc biệt thì tốt nhất nên mang sẵn thuốc kháng dị ứng trước khi quyết định ăn bất kỳ một món gì lạ. Bởi bạn có thể gặp phải tình trạng sốc phản vệ do những loại thức ăn lạ gây ra. Vì vậy, hãy bảo vệ sức khỏe của mình bằng cách chú ý hơn tới những triệu chứng dị ứng mà mình có thể gặp phải trong suốt cả chuyến đi.
Giữ bình tĩnh khi bị ngộ độc
Trong trường hợp bị ngộ độc thực phẩm, đừng quá hoảng loạn mà nên bình tĩnh xử lý. Trước tiên, bạn nên uống dung dịch điện giải để bù nước cho cơ thể. Sau đó, hãy tới ngay các cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ kiểm tra và tìm cách khắc phục triệt để giúp cho chuyến đi chơi được trọn vẹn hơn.
Theo Helino
9 vấn đề sức khỏe có thể xảy ra khi nắng nóng 40 độ C
Điều kiện thời tiết quá nóng kéo dài sẽ phá hủy hệ thống làm mát tự nhiên của cơ thể, dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Cháy nắng: Các lớp da bị tổn thương do tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời. Các triệu chứng của cháy nắng bao gồm da bị đỏ, có thể nóng lên khi chạm vào và đau đớn, phồng rộp, sốt. Ảnh: Healthcare.
Ung thư da: Đây là dạng ung thư phổ biến nhất trên thế giới. Hơn một triệu người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư da mỗi năm. Nếu được phát hiện sớm, ung thư da có thể điều trị dễ dàng. Ung thư da phổ biến hơn ở những người người thường xuyên đi dưới ánh nắng mặt trời hoặc bị cháy nắng. Ảnh: Lifespan.
Mất nước: Nắng nóng khiến cơ thể phải tiết mồ hôi nhiều. Nếu bạn không bù đắp lượng chất lỏng đã mất kịp thời, cơ thể sẽ bị mất nước. Triệu chứng dễ nhận thấy là khô miệng, khô mắt, đau đầu, màu nước tiểu đậm, chóng mặt... Ảnh: Sahealth.
Kiệt sức: Đây là dạng sốc nhẹ do hoạt động vất vả trong nắng nóng. Các triệu chứng bao gồm đổ mồ hôi nhiều, nhợt nhạt, mạch đập nhanh, mệt mỏi, buồn nôn hoặc nôn mửa. Ảnh: Familydoctor.
Sốc nhiệt: Đây là tình trạng y tế nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng. Trong cơn say nắng, nhiệt độ cơ thể tăng lên. Giống như sốt, nhiệt độ cơ thể cực cao có thể dẫn đến tổn thương vĩnh viễn. Một số dấu hiệu sốc nhiệt bao gồm thở dốc và nhanh, đổ mồ hôi, mạch đập nhanh. Ảnh: Ascension.
Ngộ độc thực phẩm: Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) ước tính có 76 triệu người bị ngộ độc thực phẩm vào mùa hè mỗi năm. Đây là thời điểm cho những buổi dã ngoại, vui chơi ngoài trời và đi du lịch. Và nhiệt độ quá nóng mùa hè có thể khiến thức ăn bị ôi, thiu, nhiễm vi khuẩn. Ảnh: Uniondailytimes.
Tổn thương mắt: Tia UV trong ánh nắng mặt trời có thể làm tổn thương đôi mắt của bạn. Tia UV có thể làm hỏng võng mạc, tăng nguy cơ mắc đục thủy tinh thể. Nếu bạn ra ngoài, hãy đeo kính râm có thể lọc được 100% tia UV. Ảnh: Health.
Làm trầm trọng tình trạng dị ứng và hen suyễn: Khi nhiệt độ tăng cao, carbon dioxide trong không khí cũng làm tăng mức độ phấn hoa. Tất cả điều này gây ra hắt hơi và sổ mũi nhiều hơn cho những người bị dị ứng và hen suyễn. Ảnh: Theconversation.
Gây ô nhiễm không khí: Theo Business Insider, vào những ngày nắng nóng, nhiệt từ mặt trời khiến các chất ô nhiễm phản ứng với khí trong khí quyển tạo thành ozone. Càng nóng, ô nhiễm ozone càng được giải phóng ra nhiều. Một nghiên cứu năm 2008 cho thấy với mỗi độ C tăng lên, ô nhiễm tầng ozone có thể hại chết thêm 22.000 người trên khắp thế giới do bệnh hô hấp, hen suyễn và khí phế thũng. Ảnh: Reuters.
Theo Zing
Nỗi lo từ bếp ăn tập thể Vấn đề an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể, trong trường học đang là chủ đề được dư luận đặc biệt quan tâm. Chỉ trong thời gian ngắn đã xảy ra nhiều vụ thực phẩm bẩn, ngộ độc thực phẩm tại các trường học và các bếp ăn tập thể của công nhân gióng lên hồi chuông cảnh báo công...