7 địa điểm bỏ hoang như trong phim viễn tưởng
Những địa điểm này từng được đầu tư khổng lồ, từng được xem là những dự án ưu tiên hàng đầu của ngân sách các quốc gia… nhưng theo năm tháng, chúng bị bỏ hoang và hoàn toàn bị “thất sủng”.
1. Spomeniks – vùng Balkans
Thường thì nếu bạn thấy những công trình thế này, bạn sẽ nghĩ rằng mình vừa nhìn những công trình trên một hành tinh xa xôi nào đó, hay là trái đất trong tương lai. Nhưng có thể, đó chỉ là một Spomenik.
Được chính phủ Nam Tư (cũ) xây dựng để tưởng nhớ đến những hy sinh của đất nước này trong Chiến tranh thế giới thứ 2, mỗi Spomenik là một tượng đài với những hình thù đậm chất viễn tưởng với kích thích cực kì to lớn, và số lượng của chúng lên tới hàng nghìn.
Tuy nhiên, khi đất nước Nam Tư tan rã vào nhưng năm đầu thập niên 90, chúng dần bị chìm vào quên lãng.
2. Nhà máy Energomash – Nga
Thoạt nhìn, đây giống như là một cảnh trong phim Star Wars. Nhưng thực ra, đó là ảnh chụp bên trong nhà máy Energomash, gần Moscow. Rất nhiều công trình bỏ hoang từ thời Liên Xô đã tạo ra các địa điểm khám phá cho giới ưa khám phá của Nga. Hiện nay, rất nhiều người đang tìm cách đột nhập vào các khu vực bỏ hoang, hay thậm chí là các nhà máy vẫn còn hoạt động, để thỏa mãn đam mê của mình.
3. Buzludzha Monument – Bulgaria
Một kiến trúc kì lạ, giống như một chiếc đĩa bay bên cạnh một cây cột với ngôi sao khổng lồ. Liệu đó có phải là bằng chứng về người ngoài hành tinh?
Video đang HOT
Nhưng không, đó là tượng đài Buzludzha tại Bulgaria. Nó được thiết kế để kỉ niệm một cuộc gặp gỡ lịch sử của những người Bulgari theo chủ nghĩa xã hội vào năm 1891, trên một ngọn núi biệt lập. Và tượng đài này được xây dựng vào năm 1981, ngay chính tại ngọn núi nơi diễn ra cuộc gặp gỡ đó. Chỉ 10 năm sau, chủ nghĩa xã hội tại các nước Đông Âu sụp đổ, và tượng đài này bị bỏ hoang từ đó.
4. Siêu thủy phi cơ – Nga
Thêm một công trình nữa của các kĩ sư Liên Xô. Với hình dáng tương tự những con tàu vũ trụ trong bộ phim Star Trek, những người đam mê phim viễn tưởng sẽ dễ dàng liên hệ tới một vụ hạ cánh khẩn cấp của tàu vũ trụ tương lai đến Trái đất.
5. Nhà máy điện hạt nhân Hartsville – Tennessee, Mỹ
Tám lối đi đối xứng gặp nhau ở trung tâm, cùng với những thứ kì lạ màu xanh ở khắp nơi, đây là một cảnh tượng mà bạn không muốn gặp nếu như đang ở trong một trò chơi điện tử, vì đó là khi những thứ tồi tệ sẽ xảy ra.
Đây chính là mặt trong tháp làm mát của nhà máy điện hạt nhân Hartsville, nơi được đầu tư hàng tỉ USD trước khi dự án bị hết ngân sách và bị hủy bỏ trước khi nhà máy có cơ hội hoạt động. Ngày nay, tháp làm lạnh này ngủ yên trong quên lãng, mời gọi những người đam mê khám phá đến với nó. Và nỗi lo về phóng xạ hoàn toàn không tồn tại, vì các lò phản ứng chưa bao giờ được kích hoạt.
6. Pyestock – Anh
Với vẻ ngoài giống như một thứ vũ khí khủng khiếp sắp khai hỏa mà bạn phải vô hiệu hóa, đây là khoang thử nghiệm số 3, tức khoang thử nghiệm động cơ phản lực thuộc tổ hợp nhà máy tua-bin khí quốc gia của Anh, hay còn gọi là Pyestock. Đây là nơi mà nhân vật Q trong loạt phim về điệp viên 007 sẽ làm, nếu Q là nhân vật thực tế. Tổ hợp này được xây dựng năm 1949 và bị bỏ hoang vào năm 2000.
7. Trạm nghe lén Teufelsberg – Berlin, Đức
Sau chiến tranh thế giới thứ 2, thành phố Berlin tràn ngập các mảnh vụn và gạch đá từ các công trình bị phá hủy. Để có thể bắt đầu việc tái thiết cơ sở hạ tầng, quân Đồng minh đã tập hợp toàn bộ lượng gạch vụn đó và chất đống chúng thành ngọn đồi Teufelsberg. Khi hoàn thành, ngọn đồi cao khoảng 125m và chứa gần 75 triệu mét khối gạch vụn, kim loại và các mảnh vụn từ khắp thành phố. Nó trở thành điểm cao nhất tại Berlin.
Trên đỉnh đồi, Cục an ninh nội địa Mỹ (NSA) cho xây dựng một trạm nghe lén Liên Xô trong thời gian diễn ra Chiến tranh lạnh. Nhờ lợi thế về độ cao mà đỉnh đồi này là vị trí hoàn hảo cho trạm nghe lén của Mỹ. Tuy nhiên, sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, nó đã bị bỏ hoang. Cho đến nay, không ai biết được những hoạt động nào đã từng diễn ra ở đó, vì tất cả vẫn là thông tin tuyệt mật.
Theo Dantri
Triều Tiên có hệ thống phòng không nào để "nghênh" Mỹ?
Để đối phó với máy bay ném bom tàng hình B-2, chiến đấu cơ tàng hình F-22 Raptor, máy bay ném bom B-52 của Mỹ bay lượn trên bán đảo Triều Tiên, Bình Nhưỡng có những hệ thống phòng không nào trong trường hợp Chiến tranh Triều Tiên bước vào "hiệp 2"?
Triều Tiên được cho là một trong những nước có mạng lưới phòng không dày đặc nhất trái đất. Nhưng chúng hầu hết là những tên lửa và radar do Liên Xô thiết kế những năm 1950, 60, 70. Đây là những lại vũ khí quân đội Mỹ đã tìm cách đánh bại trong nhiều thập niên qua, bằng việc kết hợp làm nhiễu radar, tên lửa chống radar và công nghệ tàng hình.
Trên thực tế B-2 và F-22 được thiết kế vào những năm 1980 và 1990, đặc biệt nhằm lấn lướt những hệ thống phòng không trên và chiếc máy bay "cổ" B-52 cũng chỉ đơn giản bắn tên lửa hành trình AGM-86 nhắm vào Triều Tiên, vượt qua tầm với của hệ thống phòng thủ của nước này.
Dưới đây là các tên lửa trong hệ thống phòng không Triều Tiên sở hữu, từng được cho là đã hạ được chiến đấu cơ Mỹ trong các cuộc xung đột khắp toàn cầu từ năm 1990. Tất cả các hệ thống đều "gốc gác" Liên Xô, một số được phát triển hoàn toàn ở Liên Xô và một số khác được phép sản xuất ở Triều Tiên. (Đó là chưa kể đến những radar, súng phòng không và một số tên lửa vác vai cũ Triều Tiên đang sở hữu).
SA-2 Guideline: SA-2 nổi tiếng đã bắn hạ máy bay do thám U-2 của Gary Powers trên bầu trời Nga vào năm 1960 và hàng chục máy bay khác của Mỹ trong Chiến tranh chống Mỹ tại Việt Nam. Triều Tiên có tới 1.950 tên lửa loại này. Mặc dù cũ, nhưng những chiếc SA-2 của Iraq đã tìm cách bắn hạ được một chiếc máy bay F-14A và một chiếc F-15E Strike Eagle của hải quân Mỹ trong chiến tranh vùng Vịnh năm 1991. SA-2 được quân đội nhiều nước sở hữu trong Chiến tranh Lạnh và có tầm xa khoảng 45km, độ cao tối đa trên 8.000m. Nhưng thậm chí với những phiên bản cải tiến, tên lửa loại này cũng không quá hiệu quả đối với máy bay Mỹ.
SA-6 Gainful: Các nguồn tin chưa được kiểm chứng cho biết Triều Tiên sở hữu các tên lửa loại này, nhưng không rõ số lượng. SA-6 đôi khi còn có biệt danh là "ba ngón thần chết" bởi chúng có 3 tên lửa được đặc cạnh nhau trên một bệ phóng. SA-6 cũng là thiết kế cũ có từ những năm 1960 (được đưa vào phục vụ từ những năm 1970), có thể dễ dàng đánh bại bằng hệ thống làm nhiễu sóng cùng tên lửa hiện đại. Tuy nhiên, SA-6 đã từng bắn hạ một chiếc F-16 của không quân Mỹ trên bầu trời Iraq năm 1991 và một chiếc F-16 khác ở Bosnia vào năm 1996. Tuy nhiên, một số nguồn tin cho biết trong cuộc không chiến Kosovo năm 1999, lực lượng Nam Tư đã bắn 477 quả SA-6 mà không hạ được bất kỳ chiếc máy bay nào.
SA-3 Goa : Đây là một loại tên lửa khác do Liên Xô thiết kế từ những năm 1960, có thể bắn hạ một số chiến đấu cơ hiện đại của Mỹ. Triều Tiên được cho là có tới 32 hệ thống tên lửa loại này ở ít nhất 6 địa điểm, được đặt ở các hầm bê tông để bảo toàn cho tên lửa và radar của chúng. Một hệ thống SA-3 đã bắn hạ một chiếc F-16 của Mỹ ở Iraq vào năm 1991. Trong cuộc chiến Kosovo, một hệ thống SA-3 của Nam Tư đã làm nên lịch sử khi chỉ tiêu diệt được 1 chiếc chiến đấu cơ tàng hình F-117 Night Hawk của Mỹ khi cửa thả bom của chiếc máy bay mở, khiến cho trạng thái tàng hình của máy bay không còn. Cuối năm đó, một hệ thống SA-3 khác đã bắn hạ 1 chiếc F-16 của Mỹ trên bầu trời Serbia.
SA-13 Gopher: Đây là hệ thống tên lửa phát hiện nhiệt, di động, tầm thấp, được thiết kế vào những năm 1970, nhằm bảo vệ các lực lượng mặt đất của Liên Xô khỏi các cuộc hỗ trợ sát mặt đất của máy bay phương Tây. SA-13 đã bắn hạ 2 máy bay A-10 Warthog của không quân Mỹ trong cuộc chiến Vùng Vịnh năm 1991. Và có nhiều nguồn tin chưa được chứng thực cho biết Triều Tiên sở hữu loại tên lửa này. Do máy bay A-10 bay ở tầm thấp và chậm khi "săn" mục tiêu dưới mặt đất, vì vậy SA-13 chính là "sát thủ" đối trọng với chúng. (SA-13 được cho là đã tiêu diệt tổng cộng 27 máy bay liên quân trong cuộc chiến Vùng Vịnh, bắn hạ 14 chiếc máy bay kiểu cũ trong chiến tranh chống Mỹ ở Việt Nam).
SA-16 Gimlets: Triều Tiên được cho là sở hữu hàng trăm tên lửa phát hiện nhiệt, vác vai kiểu cũ những năm 1980 này. SA-16 giống với SA-3, được thiết kế nhằm bảo vệ binh sỹ dưới mặt đất khỏi các vụ tấn công tầm thấp. Lực lượng Iraq đã bắn hạ 3 chiếc A-10 Warthogs trong chiến tranh vùng Vịnh nhờ sử dụng Gimlet. (SA-16 đã cải tiến thành SA-24 Grinch, một trong những hệ thống tên lửa đất đối không vác vai đáng gờm nhất)
Cuối cùng, dưới đây là vài hệ thống tên lửa Triều Tiên có thể, hoặc không thể bắn hạ được máy bay Mỹ, nhưng vẫn rất đáng chú ý.
The SA-4 Ganef: Hệ thống tên lửa di động trông "gớm ghiếc" này có từ những năm 1960, được thiết kế nhằm bắn hạ các máy bay ném bom bay ở tầm cao. SA-4 có tầm xa khoảng 54km và có thể đạt độ cao khoảng 24.000m. Tuy nhiên, hầu hết những nước sở hữu loại tên lửa này đã cho nó "về hưu" và hiện chỉ còn vài nước cộng hòa Liên Xô cũ và có thể là Triều Tiên còn sử dụng.
SA-5 Gammon: Triều Tiên có thể có tới 40 hệ thống có thiết kế cũ này. Hệ thống tên lửa SA-5 được thiết kế nhằm bắn máy bay ném bom tầm cao, với tầm xa rất lớn. SA-5 được "trình làng" vào giữa những năm 1960 và phần lớn là một hệ thống được cố định, có nghĩa là rất khó để giấu chiến đấu cơ Mỹ được trang bị các tên lửa chống radar, dù Triều Tiên được cho là giấu các bệ tên lửa này trong hầm bê tông. Hệ thống cố định này khiến máy bay tấn công dễ dàng có thể tránh được hỏa lực của nó. Song một trong những điểm mạnh của SA-5 là hệ thống có thể được gắn với nhiều loại radar, nâng cao được khả năng tìm mục tiêu của nó. Tuy nhiên, cũng cần nhấn mạnh rằng, cả Syria và Libya đều triển khai loại tên lửa này, nhưng không giúp được nhiều cho ông Muammar al-Qaddafi chống lại chiến dịch không quân của NATO năm 2011, và chúng không cản được Israel phá hủy một cơ sở hạt nhân Syria năm 2007.
SA-17 Gadfly: Đây là hệ thống có biệt danh "4 ngón tay thần chết" bởi, nó có 4 tên lửa đặt cạnh nhau trên bệ phóng. Người Triều Tiên có thể có hàng trăm tên lửa loại này (mặc dù thông tin chưa được xác nhận và một số cho rằng họ không có tên lửa nào loại này). Tên lửa do Liên Xô phát triển vào những năm 1970 và phần lớn được "ra trận" vào những năm 1980. SA-17 được cho là có tầm xa khoảng 30km và độ cao gần 14.000m. Cả bệ phóng và hệ thống radar của nó đều di động, nghĩa là có thể tránh được máy bay ném bom của kẻ thù. Hệ thống SA-17 được rất nhiều nước sử dụng như Trung Quốc, Ấn Độ và Iran. Gruzia cũng có thể đã bắn hạ nhiều máy bay chiến đấu của Nga, trong đó có máy bay ném bom/do thám chiến lược TU-22M, bằng SA-17 trong cuộc chiến ngắn năm 2008. Trong khi đó, hồi tháng 1 năm nay, Israel đã thu giữ một đoàn xe chở SA-17 bị cho là được chuyển cho Hezbollah.
Theo Dantri
Bán ma túy để lấy tiền điều trị... ung thư vú Ngày 18/9, TAND quận Ninh Kiều (TP.Cần Thơ) đưa ra xét xử và tuyên phạt bị cáo Đồng Thị Hà (SN 1961, ngụ phường Thới Bình, quận Ninh Kiều) 9 năm tù về tội "mua bán trái phép chất ma túy". Theo cáo trạng, khoảng 8h20' ngày 4/4/2012, lực lượng trinh sát Phòng CSĐT tội phạm về ma túy Công an TP Cần...