7 dấu hiệu cho thấy bạn có thể mắc ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung gây tử vong cao ở phụ nữ. Tuy nhiên, nếu nhận biết sớm được các dấu hiệu của ung thư cổ tử cung, bệnh có thể chữa khỏi ở giai đoạn đầu.
Ung thư cổ tử cung đứng thứ 3 trong nhóm bệnh ung thư gây tử vong cao nhất ở nữ giới, sau ung thư vú và ung thư buồng trứng.Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, ước tính có khoảng 12.340 trường hợp ung thư cổ tử cung ở Mỹ mỗi nămTrong đó có khoảng 4.000 phụ nữ chết bởi căn bệnh này vì không kịp thời phát hiện những triệu chứng bệnh ở giai đoạn đầu và điều trị kịp thời. Bệnh có thể chữa được nếu như được phát hiện sớm vào giai đoạn đầu. Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết ung thư cổ tử cung mà chị em cần biết:
Ung thư cổ tử cung có thể gây hiện tượng chảy máu bất thường âm đạo (Ảnh: Trí Thức Trẻ)
Một trong những dấu hiệu cảnh báo phổ biến nhất của ung thư cổ tử cung là chảy máu âm đạo bất thường (chảy máu âm đạo ở những ngày không phải chu kì kinh nguyệt). Tuy nhiên, mức độ chảy máu có thể khác nhau với mỗi người phụ nữ, có người chảy máu nhiều nhưng cũng có người chảy máu ít. Điểm chung là tất cả đều không rõ nguyên nhân tại sao chảy máu. Nếu bạn cũng bị chảy máu âm đạo bất thường như vậy thì hãy cảnh giác và đi khám để nhận được sự chuẩn đoán sớm nhất.
Dịch âm đạo bất thường
Khi thấy dịch âm đạo tiết ra nhiều hơn mức bình thường kèm với màu sắc lạ như: màu vàng, màu xanh mủ hoặc lẫn máu,… và có mùi hôi khó chịu, rất có thể đây là dấu hiệu của bệnh ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, những bệnh lý khác ở vùng kín như: viêm nhiễm âm đạo, viêm voi trứng, ung thư buồng trứng,… cũng có thể gây ra những dấu hiệu bất thường ở âm đạo. Do đó, khi thấy dấu hiệu bất thường này bạn phải đi khám phụ khoa để có thể xác định được nguyên nhân chính xác nhất.
Không thoải mái hoặc đau rát khi quan hệ
Đau đớn khi quan hệ có thể là một dấu hiệu cho thấy nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, một trong số đó là ung thư cổ tử cung. Bởi vì ung thư cổ tử cung thường không có biểu hiện, cơn đau khi quan hệ có thể là dấu hiệu cho thấy ung thư đang lan rộng đến các mô xung quanh.
Đau lưng dưới, đau vùng xương chậu
Đau lưng và đau vùng chậu thường xuyên là dấu hiệu của ung thư cổ tử cung (Ảnh minh họa)
Đau vùng xương chậu và đau mỏi lưng thường xuyên là một trong những dấu hiệu khả nghi nhất của bệnh ung thư cổ tử cung. Các cơn đau có thể từ âm ỉ đến buốt, tập trung ở một vị trí ở vùng xương hông sau đó khuếch tán dần hoặc có thể xuất hiện cùng lúc ở bất kỳ khu vực nào ở xương hông. Nếu cơn đau chỉ mới gần đây và bạn đang không trong kỳ kinh nguyệt thì có thể đó chính là dấu hiệu của ung thư cổ tử cung.
Video đang HOT
Khi mắc ung thư cổ tử cung, lượng hồng cầu trong cơ bị suy giảm do lượng bạch cầu phát triển để đẩy lùi bệnh nên cơ thể sẽ xuất hiện tình trạng thiếu máu. Điều này khiến bạn thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng và sức sống.
Chu kì kinh nguyệt thất thường
Khi cổ tử cung bị kích thích do ung thư cổ tử cung, nó sẽ tác động đến quá trình phát triển và rụng trứng. Lúc này sự cân bằng hormone cũng bị thay đổi. Kết quả là chu kì kinh nguyệt của bạn không được bình thường như trước đây. Bạn có thể bị trễ kinh, kinh nguyệt kéo dài hoặc máu kinh nguyệt có màu đen sẫm… Do đó, chị em không được bỏ qua dấu hiệu khác thường này.
Bất kỳ sự thay đổi trong thói quen tiểu tiện, chẳng hạn như rò rỉ nước tiểu khi hắt hơi hoặc vận động mạnh, có máu trong nước tiểu, đau khi đi tiểu… đều có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư cổ tử cung. Trong trường hợp này, nếu đúng do ung thư cổ tử cung gây ra thì chứng tỏ các tế bào ung thư đã lan đến các bộ phận khác trong cơ thể.
Hỏi đáp về ung thư cổ tử cung khi mang thai
Ung thư cổ tử cung khi mang thai là một dạng ung thư hiếm gặp, ước tính chỉ xảy ra với khoảng 3% số ca tử cung được chẩn đoán khi mang thai.
Trong thai kỳ, nếu mẹ bầu thường xuyên ra máu bất thường, các bác sĩ sản khoa có thể đề nghị mẹ bầu làm xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung (Pap smear). Điều này giúp các bác sĩ xác định xem bạn có đang gặp vấn đề về ung thư cổ tử cung khi mang thai hay không.
Nếu bị chẩn đoán mắc ung thư cổ tử cung trong thai kỳ có thể khiến mẹ bầu rơi vào căng thẳng, lo lắng cực độ. Lúc này, phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào các triệu chứng của bệnh, kích thước khối u, tình trạng sức khỏe, giai đoạn mang thai... Trong bài viết này, Hello Bacsi mời bạn cùng đi tìm lời đáp cho các câu hỏi xoay quanh tình trạng ung thư cổ tử cung khi mang thai.
1. Ung thư cổ tử cung là bệnh gì?
Cổ tử cung là một phần trong cơ quan sinh dục nữ, tiếp nối giữa âm đạo và thân tử cung. Tình trạng ung thư cổ tử cung là một bệnh lý ác tính của biểu mô lát (biểu mô vảy) hoặc biểu mô tuyến cổ tử cung.
Bệnh ung thư cổ tử cung khởi phát khi các tế bào trong bộ phận này phát triển, nhân lên một cách nhanh chóng vượt qua mức kiểm soát của cơ thể. Các tế bào mới này phát triển quá nhanh, tạo ra khối u trong cổ tử cung, gây xâm lấn các khu vực xung quanh.
Các chuyên gia sức khỏe cho rằng, để các tế bào chuyển từ giai đoạn tiền ung thư sang ung thư cần khoảng thời gian khá dài lên đến vài năm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các tế bào ung thư này có thể nhân lên cực kỳ nhanh ở một giai đoạn nào đó chỉ trong vòng một năm.
2. Dấu hiệu ung thư cổ tử cung khi mang thai là gì?
Tình trạng ung thư cổ tử cung ở giai đoạn sớm thường không có bất kỳ triệu chứng cảnh báo nào. Nếu bị ung thư cổ tư cung khi mang thai, mẹ bầu sẽ gặp các tình trạng như chảy máu âm đạo, đau vùng chậu, đau khi quan hệ ở giai đoạn bệnh tiến triển muộn.
3. Những xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung khi mang thai là gì?
Nếu nghi ngờ bạn bị ung thư cổ tử cung khi mang thai, đầu tiên, bác sĩ sẽ chỉ định bạn tiến hành xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung. Để có thể lấy mẫu tế bào mang đi phết, bác sĩ sẽ dùng một dụng cụ gọi là mỏ vịt để quan sát các khu vực bên trong cổ tử cung. Sau đó, bác sĩ sẽ dùng bàn chải mềm hoặc que gỗ để lấy tế bào cổ tử cung đem đi thử nghiệm.
Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định mẹ bầu thực hiện xét nghiệm tìm virus HPV (Human Papillomavirus) - virus gây u nhú ở người. Đây được xem là xét nghiệm quan trọng trong công tác phòng ngừa bệnh ung thư cổ tử cung. Bởi lẽ, tình trạng nhiễm HPV kéo dài được biết là nguyên nhân dẫn đến ung thư cổ tử cung.
Tùy vào kết quả của hai xét nghiệm trên mà bác sĩ sẽ chỉ định bạn làm các xét nghiệm chẩn đoán như: soi cổ tử cung, bấm sinh thiết cổ tử cung, nạo kênh cổ tử cung nhằm giải phẫu mẫu bệnh phẩm.
Trong trường hợp các xét nghiệm chỉ ra rằng mẹ bầu bị ung thư cổ tử cung, bác sĩ sẽ chỉ định các hình thức xét nghiệm thêm nhằm xác định giai đoạn mắc phải và mức độ của bệnh. Các chẩn đoán phổ biến bao gồm: Siêu âm, chụp X-quang, CT scan, MRI, PET (chụp cắt lớp) kết hợp với kiểm tra trực quan...
4. Ung thư cổ tử cung có phổ biến hay không?
Theo giáo sư Sharon Phelan, Giám đốc Điều hành Khoa Sản và Phụ khoa tại Đại học New Mexico, Hoa Kỳ, ung thư cổ tử cung khi mang thai thuộc dạng ung thư hiếm gặp. Thực tế đã chỉ ra rằng tỷ lệ mẹ bầu bị ung thư cổ tử cung chỉ chiếm khoảng 3% số ca ung thư được chẩn đoán trong thai kỳ.
Do đó, nếu đang chờ kết quả xét nghiệm phết tế bào, mẹ bầu đừng quá lo lắng.
5. Nguyên nhân nào dẫn đến ung thư cổ tử cung khi mang thai?
Nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung là do nhiễm HPV (Human Papillomavirus) - virus gây u nhú ở người. HPV lây truyền qua đường tình dục. Hầu hết phụ nữ đều bị nhiễm virus này vào một thời điểm nào đó trong đời nhưng không gây bệnh.
Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa giải thích được triệt để tại sao một số người bị nhiễm HPV lại phát triển thành ung thư cổ tử cung trong khi số khác thì không.
Ung thư cổ tử cung là một dạng ung thư phát triển rất chậm, tiến triển qua một loạt các giai đoạn tiền ung thư trước khi trở thành ung thư toàn diện. Do đó, nếu bạn tiến hành xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung định kỳ, nguy cơ bị ung thư cổ tử cung là rất nhỏ.
6. Bà bầu bị ung thư cổ tử cung gây ảnh hưởng tới thai nhi như thế nào?
Các chuyên gia sức khỏe đã chỉ ra rằng ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu không ảnh hưởng đến thai nhi, thậm chí là cả việc sinh nở. Tuy nhiên, việc điều trị của mẹ bầu được cho là hết sức cần thiết. Nguyên do là các chuyên gia sức khỏe đã nhận thấy một vài ảnh hưởng tiêu cực của bệnh lên người mẹ trong các giai đoạn tiến triển sau đó.
7. Cách tốt nhất để điều trị ung thư cổ tử cung khi mang thai là gì?
Nếu phát hiện ra mẹ bầu bị ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm, bác sĩ có thể khuyên bạn nên theo dõi tình trạng bệnh trong suốt thai kỳ và chỉ tiến hành điều trị sau khi sinh.
Nếu bệnh ung thư tiến triển, mẹ bầu có thể phải thực hiện khoét chóp cổ tử cung hoặc phẫu thuật cắt bỏ một phần tử cung. Theo giáo sư Sharon Phelan điều này có thể làm gia tăng nguy cơ chuyển dạ và sinh non.
Trong một vài trường hợp hiếm gặp, mẹ bầu có thể được khuyên nên sinh sớm hoặc đợi đến tam cá nguyệt thứ ba để bắt đầu điều trị bằng phương pháp hóa trị liệu.
8. Nếu nhận kết quả bị ung thư cổ tử cung khi mang thai, tôi phải làm gì?
Nếu bị chẩn đoán mắc ung thư cổ tử cung khi đang mang thai, bạn không nên quá lo lắng. Như đã nói ở trên, bác sĩ sẽ căn cứ vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe của mẹ bầu, độ tuổi của thai nhi, giai đoạn tiến triển của bệnh để đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả nhất. Trong trường hợp mẹ bầu bị ung thư vào cuối thai kỳ, các bác sĩ thường sẽ khuyên bạn chỉ nên tiến hành điều trị sau sinh.
Phương pháp hóa trị thường chỉ được chỉ định cho mẹ bầu đã mang thai bước sang tam cá nguyệt thứ hai. Lúc này, nhau thai đã phát triển và có vai trò như một hàng rào giúp bảo vệ thai nhi khỏi các tác động tiêu cực của quá trình hóa trị, ngăn ngừa một số loại thuốc có thể xâm nhập vào cơ thể bé. Tuy nhiên việc áp dụng liệu pháp hóa trị ở giai đoạn cuối của thai kỳ có thể gây ra các tác động xấu cho thai nhi, làm gia tăng nguy cơ sinh non, dị tật bẩm sinh...
Do đó, hãy trao đổi cặn kẽ với bác sĩ điều trị về các phương pháp điều trị cụ thể cho trường hợp của bạn, tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định của bác sĩ.
9. Tôi có thể làm gì để ngăn ngừa ung thư cổ tử cung?
Nếu muốn phòng ngừa bệnh ung thư cổ tử cung, ngoài việc tiến hành xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung định kỳ để kịp thời phát hiện các triệu chứng của bệnh, bạn nên:
Sử dụng bao cao su khi có quan hệ tình dục không an toànTránh quan hệ tình dục sớm hoặc không quan hệ tình dục với nhiều đối tượng khác nhauNgừng hút thuốc hoặc lạm dụng một số loại thuốcTránh tiếp xúc da kề da với người được biết đã bị nhiễm virusVới các đối tượng nữ trong độ tuổi từ 9 - 21 tuổi cần tiến hành chủng ngừa vắc-xin HPV đầy đủ.
Hy vọng rằng những thông tin được chia sẻ trong bài đã giúp bạn có được các thông tin thiết yếu xoay quanh vấn đề bà bầu bị ung thư cổ tử cung. Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh.
Tổng hợp các bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ Bệnh phụ khoa ở phụ nữ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và khả năng sinh sản của nữ giới. Bệnh phụ khoa chủ yếu phát triển trên bộ phận chức năng sinh sản của phụ nữ dễ dẫn tới vô sinh. Dưới đây là những bệnh phụ khoa mà phụ nữ hay gặp phải. 1. Kinh nguyệt bất thường Hầu hết phụ...