7 dấu hiệu cảnh báo tắc nghẽn động mạch gây đột quỵ chúng ta thường bỏ qua
Nhiều người cho rằng chỉ người già mới bị tắc nghẽn động mạch chủ nhưng thực tế, có nhiều trường hợp mắc bệnh này khi chỉ mới 20 tuổi. Căn bệnh này giống như một kẻ làm chết người thầm lặng mà chúng ta không hề cảnh giác.
Theo trang Brightside, dưới đây là 7 dấu hiệu phổ thường gặp khi tắc nghẽn động mạch. Đừng coi thường bất kỳ cơn đau nào, bởi nó có thể là dấu hiệu bệnh nguy hiểm!
1. Đau bắp chân, đùi hoặc hông
Bạn cảm thấy đau bắp chân, đùi mỗi khi đi bộ có thể là dấu hiệu của bệnh tắc nghẽn động mạch chủ. Bởi động mạch chủ là các mạch máu chạy dọc từ não tới các ngón chân, đồng thời vận chuyển ôxy đi khắp cơ thể. Cơn đau chứng tỏ chân không nhận đủ lưu lượng máu, động mạch đang hoạt động kém, rất có thể bị tắc nghẽn.
Các triệu chứng khác có thể gặp như đau cơ hoặc chuột rút ở chân (hoặc cánh tay). Vị trí của cơn đau phụ thuộc vào vị trí của cục máu đông hoặc vị trí động mạch bị hẹp, bị tắc.
2. Đau thắt ngực
Đau ngực (cảm giác đau quặn, đau thắt ngực) là do lưu lượng máu đến tim giảm so với bình thường (bệnh động mạch vành, do những mảng bám tích tụ bên trong động mạch).
Bạn sẽ không gặp phải triệu chứng này khi nghỉ ngơi, thường là khi hoạt động chơi thể thao hoặc lúc xúc động.
Trong một số trường hợp, cơn đau có thể rất tệ đến nỗi đau thắt ngực, nguy cơ đau tim rất cao.
Các động mạch cảnh tập trung rất nhiều ở mắt vào não. Nếu động mạch chủ ở những vùng này bị tắc nghẽn thì hậu quả có thể là giảm thị lực một bên mắt hoặc thậm chí là mù. Nguy hiểm hơn, khi động mạch bị tắc nghẽn hoàn toàn sẽ dẫn tới đột quỵ. Hãy cẩn thận nếu tự dưng bạn cảm thấy mắt mờ, thị lực giảm không rõ nguyên nhân.
4. Đau thắt lưng
Đau thắt lưng là một dấu hiệu nghiêm trọng bạn không nên bỏ qua. Khi lưu lượng máu đến vùng thắt lưng bị giảm, các đốt sống sẽ yếu hơn không thể gánh nổi trọng lượng cơ thể, chèn ép các dây thần kinh và dẫn tới đau nhức vùng thắt lưng.
Đây thường là triệu chứng đầu tiên ở những người bị tắc nghẽn động mạch: theo một nghiên cứu, 10% người dân ở các nước phát triển đã bị tắc nghẽn động mạch chủ bụng khi họ chỉ mới 20 tuổi.
5. Khó thở
Triệu chứng này phát triển khi các động mạch vành bị tổn thương, tim không bơm đủ máu cho cơ thể. Nếu bạn thường xuyên cảm thấy khó thở thì đừng chủ quan, bởi đây có thể là dấu hiệu của bệnh động mạch vành nghiêm trọng cần được điều trị càng sớm càng tốt.
6. Bàn chân hoặc bàn tay lạnh
Ai nói rằng con gái, con trai có bàn tay lạnh là chung thủy đều sai. Bởi nếu bàn chân, bàn tay lạnh rất có thể là người đó đang mắc bệnh động mạch ngoại biên (PAD).
Bệnh xảy ra khi các động mạch bị hẹp, tắc nghẽn, làm giảm lưu lượng máu đến các chi.
Video đang HOT
Nếu các vết thương ở chân lâu lành hoặc khó lành, thường tê cóng ngón chân, đau chân cũng nên cẩn thận với căn bệnh này.
7. Mệt mỏi và chóng mặt
Theo Nhà xuất bản Y tế Harvard, tình trạng mệt mỏi khó có thể chẩn đoán là bệnh gì nhưng đây cũng là một trong dấu hiệu của bệnh tắc nghẽn động mạch. Do lưu lượng máu giảm, không cung cấp đủ lượng oxy cho toàn bộ cơ thể khiến bạn mệt mỏi, uể oải, chóng mặt.
Nguyên nhân gây bệnh tắc nghẽn động mạch
Mức cholesterol xấu trong máu quá cao.
Người có huyết áp cao, vượt quá 140/90mmHg.
Hút thuốc lá thường xuyên làm tổn thương và tắc nghẽn mạch máu, giảm lượng ôxy, tăng mức cholesterol và tăng cả huyết áp.
Thừa cân hoặc béo phì cũng là một trong những nguyên nhân gây tắc nghẽn động mạch. Do người bệnh dễ mắc bệnh máu nhiễm mỡ, làm tắc nghẽn động mạch.
Nếu bạn gặp phải những dấu hiệu sau thì đừng chủ quan, bởi đây là những dấu hiệu khiến mọi người chủ quan và không nghĩ là mình có thể mắc bệnh nguy hiểm!
Theo Sức khỏe gia đình
Bệnh thận - biến chứng đáng sợ của đái tháo đường
Bệnh thận đái tháo đường là thuật ngữ dùng để chỉ bệnh thận xảy ra ở những người mắc bệnh đái tháo đường. Thận giúp điều chỉnh lượng dịch và muối trong cơ thể, giúp kiểm soát huyết áp và giải phóng các loại hoóc-mônkhác nhau.
Bệnh thận là thuật ngữ được sử dụng khi thận bắt đầu bị tổn thương, cuối cùng có thể dẫn đến suy thận. Dưới đây là những điều cần biết về mối liên quan giữa bệnh đái tháo đường và suy thận.
Bệnh thận đái tháo đường là gì?
Sơ đồ bệnh thận đái tháo đường ở thận trái.
Các vấn đề về thận tương đối phổ biến ở những người mắc bệnh đái tháo đường. Điều này là do đái tháo đường ảnh hưởng đến các động mạch trong cơ thể và thận lọc máu từ các động mạch đó. Ước tính khoảng 40% số người bệnh đái tháo đường týp 2 phát triển bệnh thận.
Những người mắc đái tháo đường týp 1 hoặc týp 2 đều có thể bị bệnh thận. Bệnh thận đái tháo đường là một nguyên nhân đáng kể của bệnh thận mạn tính và bệnh thận giai đoạn cuối (ESRD), là khi thận không còn hoạt động đủ tốt để đáp ứng nhu cầu của cuộc sống hàng ngày.
Bệnh thận đái tháo đường có 5 giai đoạn và ESRD là giai đoạn cuối cùng. Bệnh thận đái tháo đường là nguyên nhân thường gặp nhất của ESRD ở Mỹ, với khoảng 40 đến 50% số trường hợp ESRD liên quan trực tiếp với đái tháo đường. Người bị ESRD sẽ cần chạy thận nhân tạo.
Nguyên nhân
Bệnh thận đái tháo đường là khi thận bị thoát mạch, cho phép albumin (một loại protein do gan tạo ra) thoát vào nước tiểu. Tình trạng xấu đi khi mức albumin tăng.
Bệnh thận đái tháo đường phát triển chậm và phổ biến hơn ở những người mắc đái tháo đường từ 20 năm trở lên.
Bệnh thận đái tháo đường dễ xảy ra ở những người mắc đái tháo đường cũng có chỉ số đường huyết cao hơn. Các bác sĩ cũng tin rằng bệnh thận chịu ảnh hưởng trực tiếp của huyết áp cao (tăng huyết áp), có thể khiến người bệnh diễn biến qua các giai đoạn của bệnh thận đái tháo đường nhanh hơn.
Các yếu tố nguy cơ khác của bệnh thận đái tháo đường bao gồm:
hút thuốc lá
tuổi, vì bệnh phổ biến hơn ở người cao tuổi
giới tính, bệnh phổ biến hơn ở nam giới
chủng tộc, bệnh phổ biến hơn ở người Mỹ gốc Phi và người Mỹ gốc Mexico
béo phì
Triệu chứng và giai đoạn
Các triệu chứng của bệnh thận đái tháo đường giai đoạn 4 hoặc 5 có thể bao gồm khó thở, sưng mắt cá chân và nước tiểu sẫm màu hơn
Mặc dù bệnh thận đái tháo đường có nghĩa là thận không hoạt động bình thường, nhưng người bệnh trong giai đoạn đầu có thể không gặp bất kỳ triệu chứng nào.
Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu, có sự thay đổi huyết áp và cân bằng chất dịch trong cơ thể. Dần dần, nó có thể gây ứ đọng các chất cặn bã trong máu và khiến người bệnh rất ốm yếu.
Bệnh nặng thường xảy ra vào khoảng giai đoạn 4 hoặc 5 của bệnh thận đái tháo đường. Các triệu chứng bao gồm:
phù ở mắt cá chân, bàn chân, cẳng chân hoặc bàn tay do giữ nước
nước tiểu sẫm màu hơn, do máu trong nước tiểu
khó thở
mệt mỏi, do thiếu oxy trong máu
buồn nôn hoặc nôn
vị kim loại trong miệng
Các giai đoạn của bệnh thận đái tháo đường được xác định bởi mức độ tổn thương thận và tốc độ lọc cầu thận (GFR). GFR có thể cho bác sĩ biết thận hoạt động tốt như thế nào. GFR thấp cho thấy các vấn đề về thận.
Giai đoạn 1: Có tổn thương thận nhưng chức năng thận bình thường; GFR lớn hơn90.
Giai đoạn 2: Tổn thương thận với chức năng thận giảm sút; GFR trong khoảng từ 60 đến 89.
Giai đoạn 3: Suy giảm chức năng thận từ nhẹ đến nặng; GFR trong khoảng từ 30 đến 59.
Giai đoạn 4: Suy giảm chức năng thận nghiêm trọng; GFR trong khoảng từ 15 đến 29.
Giai đoạn 5: Suy thận; GFR dưới 15.
Điều trị
Điều trị sớm có thể trì hoãn hoặc ngăn ngừa khởi phát của bệnh thận đái tháo đường. Vì giai đoạn đầu thường không có triệu chứng, những người mắc đái tháo đường cần được kiểm tra sàng lọc các biến chứng thận hàng năm.
Sàng lọc bao gồm một xét nghiệm nước tiểu đơn giản để xem liệu protein có trong nước tiểu hay không. Tuy nhiên, sự hiện diện của protein không nhất thiết có nghĩa là một người bị bệnh thận, vì chúng cũng có thể là do nhiễm trùng đường tiết niệu.
Mục đích chính của điều trị là duy trì và kiểm soát đường huyết và huyết áp. Đôi khi, có thể cần sử dụng thuốc.
Nếu bệnh thận đái tháo đường đã phát triển đến giai đoạn cuối và ESRD thì chỉ có hai biện pháp điều trị là lọc máu và ghép thận.
Lọc máu
Nếu bệnh thận đái tháo đường phát triển đến giai đoạn cuối, thì lọc máu có thể được sử dụng như một lựa chọn điều trị.
Lọc máu là một thủ thuật trong đó các chất cặn bã được tách khỏi máu và loại bỏ ra khỏi cơ thể. Lọc máu hoạt động như một cách thay thế cho quả thận khỏe mạnh.
Một người cần lọc máu thường sẽ phải điều trị trong suốt quãng đời còn lại hoặc cho đến khi được ghép thận.
Ghép thận
Một bác sĩ có thể đề nghị ghép thận nếu bệnh thận đái tháo đường đã đến giai đoạn cuối. Tuy nhiên, ghép thận cần có người cho thận, có thể mất một thời gian.
Mọi người có thể sống sót với một quả thận đang hoạt động, vì vậy người cho thận còn sống là lựa chọn cho một số người. Tuy nhiên, cơ thể nhận thận vẫn có thể từ chối cơ quan mới. Ghép thận từ một thành viên trong gia đình thường mang lại cơ hội chấp nhận quả thận ghép tốt nhất.
Phẫu thuật ghép thận được thực hiện dưới gây mê và mất khoảng 3 đến 4 giờ. Khoảng 20% thận ghép bị cơ thể của người nhận từ chối.
Phòng ngừa
Người bị đái tháo đường cần kiểm soát đường huyết để giảm nguy cơ mắc bệnh thận đái tháo đường. Giữ huyết áp ở mức bình thường cũng rất quan trọng.
Có nhiều thay đổi trong lối sống để giúp kiểm soát mức đường huyết và huyết áp, bao gồm:
Chế độ dinh dưỡng ít carbohydrat và các loại đường khác
Tập thể dục thường xuyên
Tránh rượu và thuốc lá
Kiểm tra đường huyết thường xuyên
Tiên lượng
Tiêm lượng cho những người mắc bệnh thận đái tháo đường sẽ phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh. Điều trị càng sớm thì tiên lượng sẽ càng tốt.
Nếu bệnh thận đái tháo đường phát triển thành ESRD, nó có thể dẫn đến một số bệnh nghiêm trọng, chẳng hạn như suy thận hoặc các bệnh tim mạch. Bệnh tim mạch là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong ở những người mắc bệnh thận và những người mắc bệnh đái tháo đường.
Điều trị đúng cách có thể trì hoãn hoặc ngăn ngừa sự phát triển của bệnh thận đái tháo đường. Những người mắc bệnh đái tháo đường nên thực hiện sớm các bước để ngăn ngừa tình trạng này, vì có thể mất 20 năm để bệnh thận đái tháo đường tiến triển đến giai đoạn cuối.
Cẩm Tú
Theo MNT
Suýt chết sau cơn đau tim, đạo diễn người Mỹ quyết giảm béo Kevin Smith chỉ có 20% cơ hội sống sót khi nhập viện vì lên cơn đau tim. Đạo diễn Kevin Patrick Smith 48 tuổi, lên cơn đau tim ngày 25/2 khi đang tham gia một show diễn của mình. Vào bệnh viện cấp cứu, bác sĩ phát hiện động mạch ở tim bệnh nhân bị tắc hoàn toàn. Những ngày nằm tại bệnh...