7 dấu hiệu cảnh báo cơ thể thiếu kẽm
Khi cơ thể thiếu hụt kẽm, bạn có thể gặp nhiều vấn đề như rụng tóc, răng ố vàng, loét miệng, móng giòn, dễ gãy.
Rụng tóc: Theo Prevention, đây là omột trong những triệu chứng phổ biến xảy ra khi cơ thể thiếu kẽm. Kẽm là khoáng chất thiết yếu cho sự nhân lên của tế bào và hấp thu protein. Những chức năng này rất quan trọng để có mái tóc dày, bóng mượt. Ảnh: Healthista.
Móng giòn, dễ gãy và có đốm trắng: Những đốm trắng trên móng tay, còn gọi là vạch Beau, có thể cảnh báo sự thiếu hụt kẽm trong cơ thể. Ngoài ra, móng tay, chân của bạn có thể mọc chậm, giòn và dễ gãy. Điều này là do cơ thể cần lượng kẽm ổn định để phát triển mô và tế bào ở móng. Khi thiếu kẽm, các vấn đề móng phổ biến có thể xảy ra, biểu hiện nặng nhất là xuất hiện những đốm trắng. Ảnh: Parenting.
Răng ố vàng, không sáng: Kẽm rất cần thiết cho răng khỏe mạnh. Nó là yếu tố quan trọng và hiện diện tự nhiên trong mảng bám, nước bọt và men răng. Nếu bạn có lượng kẽm thấp, hàm răng sẽ không trắng bóng, dễ bị mẻ và yếu. Bạn cũng nhạy cảm hơn với mùi, vị giác thay đổi, lưỡi trắng và dễ bị viêm nướu. Ảnh: Mouthhealthy.
Loét miệng: Thiếu kẽm trong chế độ ăn cũng có thể gây loét miệng tái phát. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra lượng kẽm thấp có thể làm tăng nguy cơ loét miệng. Những bệnh nhân có lượng kẽm thấp trong máu thường bị loét miệng và tái phát nhiều lần. Ảnh: Timesofindia.
Video đang HOT
Xương yếu: Canxi rất cần thiết cho xương, nhưng kẽm là khoáng chất quan trọng cho sự phát triển và hình thành xương. Kẽm giúp tăng trưởng và phát triển tế bào, đồng thời tái tạo collagen cần thiết để làm cho xương khỏe mạnh. Ảnh: Theindiaexpress.
Mụn hoặc những vấn đề khác trên da: Những người bị mụn trứng cá có thể thiếu kẽm. Một số phương pháp điều trị và kháng sinh chữa mụn trứng cá có thể chứa kẽm. Khi bạn bị thiếu kẽm, da cũng thường có những nốt đóng vảy do mụn không liền hoặc lâu lành vì kẽm rất cần thiết để chữa lành vết thương. Ảnh: Eatthis.
Thị lực kém: Mắt của bạn chứa nồng độ kẽm cao, đặc biệt trong võng mạc. Theo Hiệp hội Nhãn khoa Mỹ, kẽm giúp vận chuyển vitamin A từ gan đến võng mạc, tạo ra các sắc tố bảo vệ trong mắt. Vì vậy, thiếu kẽm có thể khiến thị lực kém đi, mắt mờ dần. Ảnh: Prevention.
Hóa ra đây mới là vi chất bé dễ thiếu hụt nhất, không phải là canxi như mẹ vẫn nghĩ
Nhiều mẹ vẫn nghĩ canxi là vi chất con dễ thiếu hụt nhất. Tuy nhiên thực tế không phải vậy.
Thực tế nguyên tố dinh dưỡng mà bé dễ thiếu nhất không phải là canxi mà chính là kẽm. Theo một cuộc điều tra do Viện Dinh dưỡng và Vệ sinh Thực phẩm thuộc Học viện Y tế Dự phòng Trung Quốc thực hiện, tỷ lệ trẻ em bị thiếu kẽm lên tới 60%. Nói cách khác, cứ hai trẻ thì có một trẻ bị thiếu kẽm.
Biểu hiện thiếu kẽm ở trẻ em là gì?
Trẻ bị thiếu kẽm thường gặp phải một số tình trạng như sau:
- Trẻ giảm ăn, kém ăn, hay quấy khóc, thích gặm móng tay, tóc và các thứ khác;
- Tầm vóc kém phát triển, thấp lùn;
- Hay bị loét miệng và khó lành;
- Xuất hiện lưỡi bản đồ
Tác hại của việc thiếu kẽm với trẻ em
1. Ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất
Trẻ thiếu kẽm sẽ dẫn đến tình trạng tụt hậu, thấp lùn,... Thiếu kẽm khiến cho quá trình trao đổi chất diễn ra chậm, tốc độ tăng trưởng sẽ tụt hậu so với các bạn cùng lứa tuổi.
2. Ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ
Thiếu kẽm cũng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển trí tuệ của trẻ, vì thiếu kẽm sẽ làm giảm số lượng tế bào não trong não của trẻ. Não bộ của trẻ phát triển nhanh chóng trong độ tuổi lên 3. Nếu thiếu kẽm ở giai đoạn này, có thể gây ra những tiếc nuối suốt đời đối với sự phát triển trí tuệ của trẻ.
3. Giảm sức đề kháng
Sau khi thiếu kẽm, sức đề kháng của trẻ cũng sẽ giảm sút như viêm loét miệng tái phát, vết thương ngoài da chậm lành hơn.
Bổ sung kẽm cho trẻ như thế nào?
Khi trẻ có biểu hiện thiếu kẽm ở mức độ nhẹ, cha mẹ có thể bổ sung kẽm cho trẻ bằng thực phẩm chức năng, những thực phẩm giàu kẽm như hàu, rong biển, thịt nạc...Đồng thời, cha mẹ nên uốn nắn những thói quen ăn uống không lành mạnh của con như kén ăn để con được bổ sung dinh dưỡng cân đối và phong phú.
Nếu trẻ thiếu kẽm trầm trọng, bạn cần bổ sung kẽm dưới sự hướng dẫn của bác sĩ để đạt hiệu quả bổ sung kẽm tốt hơn.
4 nhóm người động vào ớt cay chắc chắn gây thảm họa với cơ thể, sức khỏe gặp nguy Nếu bạn thuộc một trong những trường hợp dưới đây, tuyệt đối đừng ăn ớt kẻo gây hại sức khỏe. 1. Loét miệng Nếu bạn bị loét miệng, tốt hơn là nên tránh xa ớt. Ớt là thứ giàu chất capsaicin với vị cay và nóng. Ăn ớt sẽ kích thích niêm mạc miệng, gây đau miệng hơn và không có lợi cho...