7 dấu hiệu cảnh báo biến chứng nghiêm trọng của bệnh tiểu đường
Đường huyết tăng làm tăng nguy cơ gặp các vấn đề sức khỏe toàn cơ thể, bao gồm tim, mạch máu, mắt, thận và thần kinh. Biến chứng tiểu đường có thể dẫn đến tàn phế, thậm chí đe dọa tính mạng.
Vết thương không lành là biến chứng tiểu đường nguy hiểm sức khỏe. ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Đó là lý do tại sao bệnh tiểu đường loại 2 cần phải được chăm sóc tốt và duy trì kiểm soát lượng đường huyết.
Để tránh các biến chứng nghiêm trọng của bệnh tiểu đường loại 2, bệnh nhân cần nhận biết các dấu hiệu cảnh báo dưới đây, theo hướng dẫn của tiến sĩ Gerald Bernstein, giám đốc chương trình quản lý bệnh tiểu đường tại Bệnh viện Mount Sinai Beth Israel ở thành phố New York (Mỹ) trên everydayhealth.
Nhầm lẫn, chóng mặt, và run rẩy. Những triệu chứng này thường là dấu hiệu của hạ đường huyết. Khi có lượng đường huyết quá thấp, cần phải được chăm sóc y tế ngay. Nếu cảm thấy bất cứ triệu chứng nào của hạ đường huyết, phải kiểm tra lượng đường huyết ngay.
Nếu chỉ số đường huyết ít hơn 70, cần ăn 15 gram carbohydrate tương đương 3 viên đường, uống 100 ml nước cam, hoặc 2 muỗng canh nho khô. Chờ 15 phút, sau đó kiểm tra lượng đường huyết một lần nữa. Nếu không tăng lên trên 70, cần ăn nhiều hơn 15 gram carbohydrate, rồi chờ 15 phút, kiểm tra lại lượng đường huyết. Nếu bạn tiếp tục gặp các triệu chứng trên, cần đến bệnh viện sớm.
Đi tiểu nhiều và khát. Khát nước và đi tiểu nhiều có thể là dấu hiệu cho thấy lượng đường huyết cao. Theo thời gian, lượng đường huyết cao (tăng đường huyết) có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng, bao gồm cả tổn thương thận, bệnh tim, và tổn thương thần kinh. Có thể ngăn ngừa và điều trị đường huyết cao bằng cách tập thể dục, và dùng thuốc theo toa bác sĩ. Nếu tiếp tục có đường huyết cao, cần tuân thủ theo yêu cầu của bác sĩ.
Video đang HOT
Thị lực kém và áp lực ở mắt. Bệnh tiểu đường không được kiểm soát có thể làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh về mắt, trong đó có bệnh võng mạc đái tháo đường, bệnh tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể. Nếu không chữa trị, có thể dẫn đến mất thị lực và mù lòa. Điều quan trọng là phải kiểm tra mắt thường xuyên.
Vết thương không lành. Bệnh tiểu đường làm giảm lưu lượng máu, và bệnh tiểu đường không được kiểm soát có thể dẫn đến lưu thông máu kém. Điều này có thể khiến vết thương lâu lành vì máu nuôi dưỡng các tế bào máu kém. Vết thương có thể biến thành viêm loét và loét có thể bị nhiễm trùng. Nếu nhiễm trùng nặng có thể cần phải phẫu thuật cắt bỏ. Cần thường xuyên kiểm tra cơ thể, đặc biệt là đôi chân khi bị vết cắt hoặc vết bầm tím.
Mất cảm giác ở bàn chân. Bệnh thần kinh, hoặc thiệt hại thần kinh do máu lưu thông kém, đặc biệt là ở chân tay, là một biến chứng bệnh tiểu đường có thể ngăn cản bạn cảm giác nóng hoặc lạnh hoặc một vết cắt trên chân.
Sưng tay, mặt, chân và mắt cá chân . Sưng có thể là dấu hiệu cho thấy thận của bạn không hoạt động đúng. Các triệu chứng khác liên quan đến thận có thể bao gồm đau bụng, suy nhược, khó ngủ, và khó tập trung, theo Hiệp hội tiểu đường Mỹ. Thận hoạt động kém có thể đe dọa tính mạng do không lọc được chất thải từ máu khi cần. Giữ huyết áp và lượng đường huyết để tránh làm hỏng thận.
Đau ngực, hàm, hoặc cánh tay. Những triệu chứng này có thể là dấu hiệu của cơn đau tim, theo tiến sĩ Linda Siminerio, giám đốc tại Viện Đái tháo đường thuộc Đại học Pittsburgh (Mỹ).
Ngọc Lam
Theo Thanhnien
Những thói quen người tiểu đường nên tránh
Một số thói quen tưởng lành mạnh, nhưng thực tế lại đang âm thầm phái hoại sức khỏe cho bệnh nhân tiểu đường, theo Everydayhealth.
Ăn quá nhiều trái cây không tốt cho bệnh tiểu đường. ẢNH: SHUTTERSTOCK
Loại bỏ tất cả chất béo
Không phải tất cả các chất béo đều giống nhau, và không phải tất cả các chất béo đều có hại. Thông thường, những người bị đái tháo đường thường rối loạn chuyển hóa mỡ kèm theo và có nguy cơ cao đối với bệnh tim mạch, do đó cần phải cân nhắc khi sử dụng chất béo trong chế độ ăn. Bên cạnh các loại thực phẩm chứa chất béo bão hòa hay còn gọi là chất béo &'xấu', vẫn có những loại thực phẩm chứa chất béo lành mạnh hay còn gọi là các chất béo không bão hòa tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Các loại thực phẩm có chất béo lành mạnh bao gồm hạnh nhân, lạc, hạt vừng, dầu ô liu, bơ và dầu hạt cải. Các loại cá biển cũng có nhiều axit béo có tác dụng làm giảm đáng kể lượng cholesterol có hại và thay vào đó là những cholesterol có lợi. Một số nghiên cứu đã chỉ ra chất béo không bão hòa giúp cải thiện tình trạng kháng Insulin cũng như giảm lượng chất béo trong gan.
Không ăn vặt
Loại bỏ đồ ăn nhẹ ra khỏi chế độ ăn có thể giúp cắt giảm bớt lượng calo, nhưng đây không phải là một kế hoạch thông minh. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, đồ ăn vặt giúp những người tiểu đường kiểm soát cơn đói hiệu quả cũng như tránh được tình trạng ăn nhiều vào bữa ăn sau đó. Chính những bữa ăn nhỏ với các loại thực phẩm lành mạnh là một trong những cách giúp quản lý lượng đường trong máu hữu hiệu.
Tập thể dục quá nhiều
Cơ thể cần phải hoạt động thể chất mỗi ngày, đặc biệt đối với bệnh nhân tiểu đường, tập thể dục đóng vai trò rất quan trọng, tuy nhiên không nên tập quá sức vì nguy cơ bị thương và kiệt sức có thể xảy ra. Tập thể dục quá nhiều cũng có thể khiến lượng đường trong máu gia tăng và nó sẽ kích thích sản xuất glucose. Theo Hiệp hội tiểu đường Mỹ (ADA), với những người bị tiểu đường cần chọn loại hình luyện tập cho phù hợp như đi bộ, yoga và với tập một cường độ vừa phải
Ngủ ngày
Mất ngủ, dù chỉ một đêm cũng có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu; nhưng ngủ nhiều cũng gây hệ lụy tương tự. Theo tờ Medicalnewstoday, một nghiên cứu tiến hành trên 9.000 người cho thấy, những người ngủ hơn 9 tiếng/ngày, nguy cơ bị tiểu đường tăng đến 50%. Nguyên nhân là do khi ngủ, não và các cơ quan trong cơ thể ít hoạt động hơn nên dễ gây nên tình trạng béo phì. Mà béo phì là một nguyên nhân của bệnh tiểu đường. Ngoài ra, một nghiên cứu của các nhà khoa học Anh cũng cho biết, những người thường xuyên ngủ ngày có nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2 đến 26%. Các nhà nghiên cứu cho biết có một mối liên hệ giữa người ngủ ngày và bệnh tiểu đường, đó là người ngủ ngày thường thiếu ngủ về đêm và ít tham gia các hoạt động thể chất, nên khiến tỷ lệ béo phì gia tăng, điều đó đồng nghĩa với nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cũng tăng theo.
Giảm cân nhanh
Nếu bạn đang thừa cân, giảm cân là yếu tố rất quan trọng cho việc quản lý bệnh tiểu đường, nhưng nếu giảm cân theo chế độ khắt nghiệt sẽ bị phản tác dụng. Theo các chuyên gia y tế, tùy vào tình trạng sức khỏe và mức độ bệnh tiểu đường của mỗi người mà lựa chọn phương pháp giảm cân cho an toàn. Theo khuyến cáo, những người bị tiểu đường dù nhẹ hay nặng đều nên hạn chế các loại thức ăn chứa nhiều tinh bột.
Ăn trái cây không giới hạn
Người bị đái tháo đường có thể ăn nhiều loại trái cây giống như người bình thường, nhưng có điểm khác là người bị đái tháo đường không thể ăn một cách thoải mái mà phải ăn trong giới hạn cho phép về số lượng trái cây ăn mỗi lần và số lần ăn trái cây mỗi ngày để giữ đường huyết ổn định. Lý do, lượng đường trong mỗi loại trái cây khác nhau nên có thể làm tăng đường huyết ít hoặc nhiều. Thường nước chiếm 75-95% trong trái cây, và nếu loại trái cây nào có đường nhiều thì sẽ ít nước và ngược lại, do đó nên biết tính toán ăn sao cho hợp lý. Người đái tháo đường thường chỉ nên ăn tối đa 2-3 lần trái cây mỗi ngày, nhưng không nên ăn trái cây thay cho bữa ăn chính.
Ngọc Khuê
Theo Thanhnien
Những nguyên nhân ít ngờ tới khiến bạn thường khát nước Nếu bạn thường xuyên cảm thấy khát nước, ngay cả sau khi uống đủ nước, thì những nguyên nhân ẩn chứa bên trong được liệt kê dưới đây có thể khiến bạn bất ngờ, theo boldsky. Khát nước thường xuyên cũng là một biểu hiệu của bệnh tiểu đường. ẢNH: SHUTTERSTOCK Ăn mặn Nếu sử dụng quá nhiều muối trong chế độ ăn...