7 dấu hiệu báo thai nhi 3 tháng đầu đang không ổn, mẹ nên đi khám ngay!
Trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ cần cực kỳ cẩn trọng, đi khám ngay khi thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường.
Thai kỳ 9 tháng của mẹ sẽ được chia làm 3 giai đoạn: 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối. Trong đó, 3 tháng đầu thai kỳ khi em bé vừa làm tổ trong tử cung mẹ và bắt đầu hình thành những bộ phận đầu tiên được cho là quan trọng nhất.
Đây cũng là thời kỳ nguy hiểm, dễ xảy ra vấn đề và cần mẹ thật cẩn thận, để ý. Ngay khi thấy cơ thể có những bất thường dưới đây, mẹ bầu cần đi khám ngay.
1. Đau bụng
Đau bụng nhẹ trong một vài ngày đầu khi mới mang thai là hiện tượng phổ biến và bình thường. Nhưng nếu bụng đau đột ngột và co cứng thì mẹ cần hết sức cẩn thận. Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, đau bụng dữ dội đi kèm với ra máu âm đạo là triệu chứng cảnh báo nguy cơ sảy thai và thai ngoài tử cung.
Nếu mang thai ngoài tử cung, người mẹ sẽ có cảm giác bụng đau như xé. Nếu có nguy cơ sảy thai, người mẹ có cảm giác “hụt” ở bụng tương đối rõ ràng mà không thấy bụng đau nhiều.
Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, đau bụng dữ dội đi kèm với ra máu âm đạo là triệu chứng cảnh báo nguy cơ sảy thai và thai ngoài tử cung. (Ảnh minh họa)
2. Ra máu âm đạo
Khi mới mang thai, mẹ có thể thấy một vài đốm máu nhỏ trên đũng quần lót. Đây là máu báo thai và nó hoàn toàn bình thường. Nhưng ngay khi thấy máu ra nhiều, màu đỏ tươi, có kèm theo cục máu đông thì mẹ cần đi khám ngay vì có nguy cơ sảy thai, thai ngoài tử cung.
3. Đau buốt khi đi tiểu
Khi đi tiểu bị đau buốt quá hoặc đi tiểu kèm theo máu có thể là dấu hiệu của bệnh viêm bàng quang hoặc nhiễm trùng đường tiểu. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ trở lên nghiêm trọng và gây sinh non.
Nếu đó là bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, bạn nên gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời để tránh rủi ro cho thai kỳ. Mẹ bầu cũng nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ để hạn chế nguy cơ bị đau buốt khi đi tiểu.
4. Đau đầu dữ dội
Đau đầu, mệt mỏi là hiện tượng phổ biến ở những bà mẹ mang thai tháng đầu. Tuy nhiên, nếu mẹ đột nhiên đau đầu triền miên, ăn không ngon, ngủ không yên. Đồng thời bàn tay, mặt của bạn cũng sưng húp lên thì có thể bạn mang dấu hiệu của chứng tiền sản giật (hiện tượng xảy ra khi mang thai do huyết áp quá cao).
Video đang HOT
Đặc biệt khi bạn nhận thấy có dấu hiệu tầm nhìn đột nhiên trở nên mờ, thị lực bị giảm đi kèm thì mẹ nên đi thăm khám cẩn thận với bác sĩ chuyên khoa, thực hiện đo huyết áp và xét nghiệm nước tiểu.
Đau đầu dữ dội kèm sưng phù có thể là dấu hiệu tiền sản giật. (Ảnh minh họa)
5. Không còn dấu hiệu mang thai
Nếu khi mới mang thai, mẹ thấy ngực căng cứng lên, thường xuyên mệt mỏi, ốm nghén nhưng những dấu hiệu này đột ngột biến mất thì hãy đi khám ngay. Đây có thể là biểu hiện của việc sảy thai.
6. Ngứa “vùng kín”
Tiết dịch âm đạo nhiều hơn bình thường là triệu chứng phổ biến khi mang thai. Tuy nhiên khi thấy vùng kín ra quá nhiều dịch, có mùi hôi kèm ngứa ngáy thì có thể mẹ đã bị nhiễm trùng vùng kín hoặc mắc bệnh qua đường tình dục. Căn bệnh này rất nguy hiểm trong thai kỳ và gây hại trực tiếp đến thai nhi.
Các bệnh viêm nhiễm vùng kín khi mang thai có thể ảnh hưởng đến bé nên cần điều trị sớm. (Ảnh minh họa)
7. Sốt cao
Sốt cao hơn 38 độ C là dấu hiệu nghiêm trọng khi mang bầu. Đây có thể là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng – ảnh hưởng xấu đến em bé.
Sốt trong thời gian mang thai đi kèm triệu chứng phát ban, đau khớp có thể là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng cytomegalovirus, toxoplasma hoặc parvovirus. Những vi khuẩn này có thể gây bệnh điếc bẩm sinh vô cùng nguy hiểm.
Khi thấy sốt cao mẹ cần nhập viện hoặc gọi điện cho bác sĩ để được khám bệnh kịp thời. Hãy nói với bác sĩ tất cả những triệu chứng đang gặp phải như cúm, phát ban, đau khớp… để bác sĩ dễ dàng kết luận bệnh.
10 điều không nên làm trước khi đi khám sức khỏe
Việc kiểm tra sức khỏe định kỳ là điều rất cần thiết để phát hiện sớm các bệnh nguy hiểm, tuy nhiên mỗi người cần lưu ý những việc không nên làm trước khi đi khám để nhận được kết quả chính xác
Theo một nghiên cứu, hơn 30% chẩn đoán sai của bác sĩ dẫn đến thương tích nghiêm trọng hoặc thậm chí là tử vong, và một trong số các lý do đó là ở bệnh nhân. Vì vậy, khi đi khám bệnh, điều quan trọng cần nhớ là chất lượng khám không chỉ phụ thuộc vào chuyên môn của bác sĩ mà còn phụ thuộc vào bản thân mỗi bệnh nhân. Sau đây là danh sách những việc có thể giúp mọi người tránh chẩn đoán không chính xác và bảo vệ sức khỏe.
Không sơn móng trước khi đến bác sĩ da liễu
Bác sĩ da liễu điều trị hơn 3000 loại bệnh. Khi khám toàn diện, bác sĩ không chỉ kiểm tra da mà còn cả móng tay của bệnh nhân, bởi vì các bệnh nhiễm nấm thường xuất hiện ở đó. Việc để bác sĩ xem trạng thái tự nhiên của móng tay là rất quan trọng. Hơn nữa, bất kỳ thay đổi nào ở trên móng tay cũng có thể chỉ ra triệu chứng các bệnh của những cơ quan khác, vì vậy hãy cố gắng giúp cho bác sĩ nhận được đầy đủ thông tin nhất.
Không uống rượu trước khi kiểm tra cholesterol
Mặc dù thực tế là bia và rượu mạnh không có cholesterol, nhưng chúng chứa rất nhiều đường, cũng như các chất gọi là carbohydrate, có thể gây ra sự tăng vọt mức cholesterol trong cơ thể. Ngay sau đó, mức cholesterol của bệnh nhân sẽ trở lại bình thường, nhưng bác sĩ có thể nhận định những kết quả không chính xác.
Uống đủ nước trước khi thử nước tiểu
Nước tiểu của con người có tới 99% nước và chỉ 1% là axit, amoniac, hormone, tế bào máu chết, protein và các chất khác được sử dụng để nghiên cứu. Có thể thấy rằng những thứ cần thiết cho việc kiểm tra có nồng độ rất thấp. Vì vậy, nếu cung cấp 100 ml nước tiểu, chỉ có khoảng 1 ml là phù hợp để phân tích. Uống nhiều nước hơn một vài giờ trước khi kiểm tra để đảm bảo cơ thể sản xuất đủ nước tiểu.
Không sử dụng chất khử mùi trước khi chụp nhũ ảnh
Việc cấm sử dụng chất khử mùi trước khi chụp nhũ ảnh có liên quan đến thành phần có thể chứa các kim loại của nó. Trong quá trình thực hiện rất dễ nhầm lẫn các kim loại này với vôi hóa, một dấu hiệu của ung thư đang phát triển. Kết quả sẽ có thể sai và còn khiến mọi người lo lắng.
Không ăn thực phẩm màu đỏ trước khi nội soi
Thực phẩm màu đỏ tự nhiên có thể ảnh hưởng đến màu đại tràng của bệnh nhân và tác động đến kết quả của việc kiểm tra sức khỏe. Các thực phẩm nên hạn chế sử dụng ít nhất một tuần trước khi nội soi đại tràng là củ cải đường, quả nam việt quất, kẹo đỏ, kem phủ đỏ, cam thảo đỏ, cà chua và nước sốt cà chua. Mọi người nên nhớ rằng điều này không có nghĩa là các sản phẩm có màu khác nhau có thể được tiêu thụ trước khi đi khám bác sĩ. Ngày trước khi làm thủ tục y tế, mọi người chỉ nên ăn thực phẩm trong và lỏng.
Không ăn mặn trước khi kiểm tra huyết áp
Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo mọi người không nên tiêu thụ quá 2300 miligam muối mỗi ngày. Một trong số các tác động có hại của muối là nó góp phần làm tăng huyết áp. Do đó, trước khi đo huyết áp, mọi người không nên tiêu thụ thức ăn nhanh, các loại hạt, đậu hoặc các sản phẩm khác có chứa nhiều muối để tránh việc kết quả có thể bị sai.
Không dùng thuốc trước khi xét nghiệm máu
Một vài ngày trước khi đi xét nghiệm, để có kết quả chính xác hơn, mọi người không nên dùng thuốc để máu có thời gian làm sạch và không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ yếu tố bên ngoài nào. Đối với các loại thuốc được kê đơn bắt buộc phải sử dụng hàng ngày bắt, các bác sĩ thường nói không nên uống chúng vào buổi sáng trước khi lấy máu và uống chúng ngay sau khi xét nghiệm. Nhưng trong từng trường hợp cụ thể, bệnh nhân nên thảo luận trước vấn đề này với bác sĩ.
Không thay đổi lịch trình hàng ngày
Cơ thể chúng ta là một hệ thống ổn định đòi hỏi một khoảng thời gian nhất định để thích nghi với chế độ mới. Ví dụ như khách du lịch sử dụng quy tắc phổ quát rằng bay tới nơi khác chỉ một múi giờ sẽ cần khoảng 2 ngày để phục hồi. Khi đi ngủ muộn hơn một giờ so với bình thường, cơ thể đã trải qua căng thẳng, điều này ảnh hưởng đến tình trạng chung và các chỉ số cơ thể khác nhau. Điều tương tự cũng áp dụng cho các quá trình tự nhiên khác như dinh dưỡng, tiêu thụ nước và mức độ căng thẳng.
Không sử dụng kem, chất bôi trơn hoặc tampon trước khi kiểm tra cổ tử cung
Xét nghiệm cổ tử cung là một trong những xét nghiệm quan trọng nhất để xác định sức khỏe các cơ quan của phụ nữ. Các bác sĩ khuyên phụ nữ nên làm điều đó 3 năm một lần. Khu vực cần kiểm tra rất nhạy cảm và dễ bị kích thích với các yếu tố bên ngoài, vì thế mỗi phụ nữ đều nên nhớ các quy tắc sau: Không dùng tampon, kem và chất bôi trơn, chất diệt tinh trùng trong 48 giờ trước khi kiểm tra; Không thụt rửa vùng làm xét nghiệm trong 72 giờ trước khi tiến hành.
Không dùng thiết bị điện tử nhiều trước khi khám mắt
Căng mắt liên tục có thể chỉ ra các vấn đề nghiêm trọng và đòi hỏi sự chú ý đặc biệt. Nhưng trạng thái này cũng có thể xảy ra tạm thời do sử dụng các thiết bị điện tử kéo dài. Trong vài giờ, cho đến khi mắt nghỉ ngơi, thị lực của mọi người có thể trở nên tồi tệ hơn thực tế.
Nếu đến bác sĩ nhãn khoa để lấy kết quả khám cho công việc hoặc học lái xe, mọi người cần có những kết quả tốt nhất. Một số triệu chứng có thể giúp chỉ ra dấu hiện của mỏi mắt như cảm giác không thể mở mắt, đau hoặc ngứa mắt, nhìn bị mờ hoặc nhìn một thành hai, tăng độ nhạy cảm với ánh sáng và nhức đầu. Nếu có chúng, mọi người nên hoãn chuyến thăm bác sĩ một thời gian để có được kết quả tốt và chính xác.
Hương Giang
Lần đầu phát hiện người tiểu ra cồn Một người phụ nữ được ghi nhận có tình trạng y tế bất thường khi tự "ủ men" trong bàng quang và đi tiểu ra... ethanol. Mới đây Annals of Internal Medicine đã công bố trường hợp một bệnh nhân nữ 61 tuổi tại Pittsburgh (Mỹ) có tình trạng bệnh lý bất thường. Cụ thể, sau khi bị tổn thương gan và bệnh...