7 con số có thể cứu vãn cuộc sống của bạn
Huyết áp, lượng đường trong máu, trọng lượng cơ thể, thời gian tập thể dục, nhịp tim, cholesterol và các hoạt động hằng ngày nói lên sức khỏe cơ thể bạn.
Thời gian tập thể dục
Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo rằng người lớn cần phải hoàn thành ít nhất 150 phút hoạt động thể chất với cường độ trung bình mỗi tuần. Cho dù bạn chia khoảng thời gian đó bằng những phút tập ngắn thì cần phải đảm bảo 10 phút hoặc lâu hơn để cơ thể có thể mồ hôi, chạm tới mục tiêu tập luyện này sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường, béo phì, đại tràng và ung thư vú.
Ảnh: science.howstuffworks.com
Lượng đường trong máu
Tracy Stevens, MD, một bác sĩ tim mạch New York và là phát ngôn viên của Hiệp hội Tim mạch Mỹ cho biết: Tỷ lệ đường trong máu của bạn sẽ cho thấy nguy cơ mắc bệnh tiểu đường – cũng như bệnh tim.. Bác sĩ có thể thực hiện việc kiểm tra lượng đường trong máu này tại những cuộc kiểm tra thường niên. Kết quả lượng đường trong máu bình thường là A1C (một xét nghiệm đo lượng đường trong máu trung bình vài tháng qua) dưới 5,7% và đường huyết lúc đói (đo lượng đường trong máu của bạn sau khi không ăn ít nhất 8 giờ) nhỏ hơn 100 mg/dL.
Hiệp hội Tiểu đường Mỹ cho biết có khoảng 79 triệu người đang trong thời kỳ tiền đái tháo đường. Nhưng, đây sẽ là tin tốt: Nếu người mắc tiền tiểu đường giảm 7% trọng lượng cơ thể và tập thể dục 150 phút một tuần có thể làm giảm 58% nguy cơ phát triển thành tiểu đường tuýp 2.
Huyết áp
Huyết áp là thước đo về độ mạnh của dòng máu va vào thành mạch của bạn khi nó tuần hoàn trong cơ thể. Huyết áp lý tưởng của bạn nên thấp hơn 130/80 mm Hg, nếu quá cao có thể dẫn đến mạch máu bị suy yếu và bị hư hỏng, gây áp lực lớn lên tim và gia tăng nguy cơ mắc bệnh suy tim. “Mọi người nên có thiết bị để đo huyết áp trong nhà mình. Nó sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích”, Stevens nói. Hãy giữ huyết áp của bạn dưới sự kiểm soát với một chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên.
Video đang HOT
Nhịp tim mục tiêu
Đây là tốc độ xung báo hiệu liệu bạn đã luyện tập đủ để thúc đẩy tim hay chưa. Khoảng nhịp tim lành mạnh cho một phụ nữ 40 tuổi là 85-145 nhịp/phút. Trong lịch sử, khoảng giới hạn này đã được dựa trên một công thức phi giới tính, nhưng hiện nay các nhà nghiên cứu tin rằng con số có thể là quá cao cho phụ nữ và nó sẽ giảm dần theo tuổi.
Cholesterol
Tổ chức phi lợi nhuận của Mỹ American Heart Association đề nghị mức cholesterol của phụ nữ là dưới 100 mg/dL đối với LDL (cholesterol “xấu”), trên 50 mg/dl đối với HDL (cholesterol “tốt”), và dưới 100 mg/dL đối với triglycerides (TAG – một chất béo trung tính). LDL quá cao có thể dẫn đến sự tích tụ mảng bám trong động mạch, nó có thể góp phần vào việc gây ra những cơn đau tim hoặc đột quỵ. Cải thiện LDL của bạn thông qua việc tập thể dục và chế độ ăn uống, đặc biệt là giảm tiêu thụ các chất béo bão hòa, bằng cách cắt giảm chất béo của thịt và các sản phẩm sữa nhiều chất béo. Và tránh chất béo trans, chúng được ẩn nấp trong bơ thực vật và trong nhiều loại bánh nướng làm sẵn.
Trọng lượng cơ thể
Cách để tìm hiểu xem bạn trọng lượng cơ thể khỏe mạnh hay không đó là tính chỉ số BMI (tính bằng số kg cân nặng chia cho bình phương số mét chiều cao). Nếu BMI hơn 25 có thể gây tăng huyết áp và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Nhưng chỉ cần giảm 4,5kg bạn có thể giảm được nguy cơ mắc bệnh tim. Bạn cũng nên chú ý đến kích thước vòng eo. Bạn có thể có chỉ số BMI bình thường nhưng vẫn còn nhiều mỡ dư thừa ở vùng bụng, nó cũng có thể khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh tim.
Các hoạt động hàng ngày
Nếu thường xuyên tập thể dục là điều khó khăn đối với bạn thì hãy thử tăng hoạt động hàng ngày của bạn bằng cách đi cầu thang bộ thay vì thang máy, đậu xe ở phía xa nơi làm việc rất nhiều, hoặc xuống xe cách điểm đến một bến để đi bộ. Có một cách dễ dàng để theo dõi chuyển động của cơ thể là sử dụng một máy đếm bước chân để đạt mục tiêu 10.000 bước mỗi ngày.
Theo VNE
6 lợi ích tuyệt vời của lúa mạch với sức khỏe
Lúa mạch cung cấp vitamin và chất sắt phong phú, giúp hạn chế lão hóa da do tác động của môi trường và tuổi tác.
Đã từ rất lâu, tại nhiều nước trên thế giới, lúa mạch được coi là thực phẩm giàu năng lượng, cực kỳ bổ dưỡng và sử dụng thường xuyên trong bữa ăn hàng ngày. Lúa mạch như một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp cơ thể "chiến đấu" với bệnh ung thư, tiểu đường, cảm lạnh.
Trong lĩnh vực làm đẹp, lúa mạch chính là một nguồn cung cấp vitamin và chất sắt phong phú. Đặc biệt lúa mạch có hiệu quả với làn da lão hóa do môi trường và tuổi tác. Sử dụng lúa mạch mỗi ngày giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh hơn.
1. Kiểm soát lượng đường trong máu
Lượng đường trong máu cao được hiểu một cách đơn giản là dư thừa glucose trong máu. Hàm lượng magnesium trong lúa mạch là khá cao. Khoáng chất này phản ứng với các enzyme có thể kiểm soát mức độ đường trong máu, giúp giữ tỷ lệ đường huyết của cơ thể ổn định. Bằng cách này, nó kiểm soát các nguy cơ của bệnh tiểu đường, viêm khớp và các bệnh liên quan đến xương. Hãy bổ sung lúa mạch vào bữa ăn hàng ngày để kiểm soát lượng đường trong máu.
2. Ngăn ngừa bệnh tim mạch, chống lão hóa
Theo các nghiên cứu mới đây, lúa mạch có thể giảm cholesterol xuống 15% ở những người có hàm lượng cholesterol tăng cao. Lúa mạch có nguồn beta glucan phong phú, một dạng chất xơ giúp ruột trì hoãn hấp thu mỡ và cholesterol, giúp bảo vệ tim. Vitamin E, kẽm, sắt có trong lúa mạch còn giúp ngăn ngừa bệnh tim, ngăn chặn đột quỵ, làm chậm quá trình lão hóa và tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể.
3. Làm giảm huyết áp
Tăng huyết áp xảy ra khi áp lực máu trong động mạch lên cao, khiến tim phải hoạt động nhiều và mạnh để bơm máu đến cơ quan trong cơ thể, dẫn tới đột quỵ, suy tim, suy thận và hàng loạt tai biến về não như xuất huyết, thiếu máu não...
Trong lúa mạch chứa 13% chất xơ và các axit amin có tác dụng sản xuất axit propionic, có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát hoạt động của enzyme HMG-CoA để làm giảm mức cholesterol có tác dụng tốt đối với sức khỏe con người, giúp chống lại bệnh huyết áp cao, giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
4. Ngăn ngừa các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa
Một trong những công dụng tuyệt vời của lúa mạch là giàu chất xơ. Đặc biệt khi bạn lớn tuổi thì hệ thống tiêu hóa bắt đầu suy giảm, việc sử dụng lúa mạch thường xuyên sẽ giúp bạn duy trì hoạt động bình thường của hệ tiêu hóa, giảm nguy cơ mắc các bệnh đại tràng, táo bón.
5. Làm giảm nguy cơ ung thư đường ruột
Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Đại học Hoàng gia London và Hiệp hội Ung thư Đan Mạchcho biết: Chất xơ trong lúa mạch có tác dụng rất tốt cho cơ thể, làm giảm tới 1/5 nguy cơ mắc ung thư ruột. Chất này không hòa tan trong nước nên nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi trong ruột già và giúp cơ thể chống chọi lại mầm bệnh, do đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư đường ruột.
6. Giảm triệu chứng của thời kỳ mãn kinh
Phần vỏ lúa mạch rất giàu chất dinh dưỡng gồm các vitamin nhóm E, B có tác dụng duy trì vẻ đẹp từ bên trong. Phần phôi của hạt lúa mạch cũng chứa các vitamin E, xơ cung cấp các khoáng chất, dinh dưỡng cần thiết cho các tế bào da, làm da mịn màng và tóc mọc khỏe.
Trong lúa mạch còn có một chất tên là lignans, chống ôxy hóa và giàu chất dinh dưỡng, duy trì sự dẻo dai của hệ xương cơ và đưa máu tuần hoàn đều khắp cơ thể. Sử dụng lúa mạch thường xuyên giúp kiểm soát và chống lại các bệnh về tim mạch, huyết áp cao, đồng thời cũng làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú ở phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh.
Theo VNE
Uống nước giúp giảm cân Các nhà khoa học cho biết, để tăng cường hiệu quả trong việc giảm cân, bạn hãy uống khoảng một ly nước lớn ngay trước mỗi bữa ăn. Ảnh minh họa:Internet Kết quả cuộc nghiên cứu trên một nhóm những người ăn kiêng mới đây cho thấy, những người thường xuyên uống một ly nước lớn trước mỗi bữa ăn, trong vòng 12...