7 chứng bệnh từ bia
Nhưng những nghiên cứu y học mới đây cho thấy nếu uống nhiều trong thời gian dài sẽ gây ra ” bệnh bia”.
Bia hàm chứa phong phú thành phần dinh dưỡng như các loại đường, vitamin, axit amino, muối vô cơ và nhiều loại vi lượng… được gọi là “bánh mỳ dịch thể”.
Trong nước giải khát các loại rượu, hàm lượng cồn ở trong bia là ít nhất, hàm lượng của 1 lít bia tương đương với hàm lượng cồn của 50g rượu trắng, vì vậy rất nhiều người xem bia giống như đồ giải khát mùa hè. Tuy nhiên, nếu không hạn chế và khống chế lạm dụng, thì lượng cồn tích lũy trong cơ thể sẽ tổn hại chức năng gan, tăng thêm gánh nặng cho gan, mô cơ tim cũng sẽ xuất hiện sự xâm nhập tế bào mỡ, làm cho chức năng cơ tim yếu đi, gây ra nhịp tim đập nhanh. Thêm vào đó lượng dịch thể quá độ sẽ làm cho tuần hoàn máu tăng nhiều từ đó tăng thêm gánh nặng cho tim, làm cho cơ tim khuếch đại, hình thành nên “bệnh tim bia”. Thời gian dài như thế sẽ dẫn đến lực tim yếu đi, nhịp tim rối loạn…
Khuyến cáo: Đầu tiên nên uống với lượng thích hợp. Người lớn mỗi lần uống dung lượng không nên vượt quá 300ml, một ngày không nên vượt quá 500ml, mỗi lần uống 100-200ml là thích hợp nhất.
Thứ nữa là nhiệt độ thích hợp. Nhiệt độ thích hợp nhất để uống bia là 12-15. Lúc này hương thơm của bia và bọt đều ở trong trạng thái tốt nhất. Khi uống cảm giác dễ chịu là rõ rằng nhất. Sau đó nữa là không nên ăn cùng với thực phẩm muối, nên uống cùng với hoa quả và rau xanh. Lạc là đồ nhắm uống bia tốt nhất.
Video đang HOT
Do bia dinh dưỡng phong phú, sinh ra nhiệt lượng lớn, uống trong thời gian dài sẽ làm cho chất béo tích tụ trong cơ thể, hình thành nên bụng to mà chúng ra hay gọi là bụng bia. Từ đó gây ra mỡ máu, huyết áp tăng cao.
Sỏi và Gout
Tư liệu liên quan còn chứng minh, người mắc bệnh viêm dạ dày do thu co, hệ thống tiết niệu kết sỏi… nếu uống bia quá nhiều sẽ làm cho bệnh cũ tái phát hoặc làm bệnh tình nặng thêm. Đấy là do trong mầm đại mạch ủ bia hàm chứa can-xi, oxalic, nucleotide và purine nucleotide… những chất này tác dụng lẫn nhau, làm cho lượng niệu toan trong cơ thể tăng lên gấp đôi, không những thúc đẩy hình thành nên sỏi mật, sỏi thận mà còn gây ra bệnh Gout.
Viêm dạ dày, đường ruột
Uống bia quá độ sẽ làm cho niêm mạc dạ dày tổn thương, gây ra viêm dạ dày hoặc loét tiêu hóa, xuất hiện khó chịu vùng bụng trên, không thèm ăn uống, chướng bụng và acid phản ngược trở lại…
Ung thư
Uống bia quá lượng sẽ giảm thấp khả năng phản ứng của cơ thể. Chuyên gia ung thư của Mỹ phát hiện, người uống quá nhiều bia mắc bệnh ung thư vòm họng và nguy cơ ung thư thực quản cao gấp 3 lần so với những người uống rượu mạnh.
Trúng độc chì
Trong nguyên liệu ủ bia có chì. Sau khi uống vào nhiều, hàm lượng chì trong máu tăng cao, làm cho khả năng và trí nhớ giảm, phản ứng chậm chạp. Người bị nặng sẽ tổn hại cho hệ thống sinh sản, người già dễ mắc chứng ngớ ngẩn.
Theo SKDS
Sữa chua, ăn thế nào cho hợp lý?
Sữa chua rất tốt cho sức khỏe nhờ quá trình lên men. Tuy nhiên sử dụng sữa chua cũng phải hợp lý và có những trường hợp không nên ăn sữa chua...
Hỏi
Tôi được biết ăn sữa chua rất có lợi cho sức khỏe, tôi muốn biết sữa chua có tác dụng cụ thể như thế nào và sử dụng sữa chua thế nào là hợp lý?
Đáp
Sữa chua là sữa nguyên được lên men bởi các chủng vi khuẩn có lợi cho đường ruột như Probiotics. Quá trình lên men giúp cho các chất dinh dưỡng trong sữa được chuyển thành dạng dễ tiêu hóa hơn.
Trong đó, các thành phần như chất đạm, chất béo có sẵn trong sữa đã được tiêu hóa một phần, rút ngắn thời gian hấp thu trong hệ thống tiêu hóa. Đường lactoza đã được lên men chuyển thành lactic, dễ hấp thu, làm giảm lượng đường tồn đọng lại ở hệ tiêu hóa nên tránh được tiêu chảy.
Sữa chua còn giúp cho cơ thể hấp thu can-xi và một số khoáng chất khác dễ dàng hơn. Thức ăn sữa chua còn có tác dụng điều hòa nhu động ruột, chống táo bón.
Với trẻ em, khi bắt đầu ăn sữa chua, cần tập cho trẻ thích nghi, ngày đầu chỉ cho ăn 1 thìa cà phê, sau đó tăng dần, khoảng 1-2 tuần sau cho trẻ ăn 1 cốc/ngày. Trẻ em từ 6 tháng đến 1 tuổi mỗi ngày nên dùng 1/2 cốc (khoảng 50 ml) sữa chua. Trẻ em 1-3 tuổi ăn 1 cốc/ngày (khoảng 100 ml). Người lớn và trẻ lớn ăn khoảng 1-2 cốc/ngày. Phụ nữ mang thai, người cao tuổi dùng 1 cốc/ngày.
Người đau dạ dày, trong giai đoạn cấp, còn có cơn đau thì không nên ăn sữa chua. Riêng trường hợp viêm dạ dày giảm a-xít thì dùng sữa chua như bình thường. Khi bệnh đã ổn định có thể ăn sữa chua sau khi ăn, tối đa 1 cốc/ngày tuần 1-2 lần và tránh ăn sữa chua khi đói và ăn sữa chua khi để lạnh hoặc ở nhiệt độ bình thường để đảm bảo chất lượng.
Theo Tạp chí Đẹp
Nguyên nhân và cách phòng ngừa viêm dạ dày Điều trị viêm dạ dày tùy thuộc vào nguyên nhân, và phần lớn các nguyên nhân dễ chẩn đoán và điều trị. Dấu hiệu và triệu chứng - Cảm giác cồn cào hoặc đau rát (khó tiêu) ở bụng trên, một số người mô tả như có vị chua hoặc nóng rát dạ dày. Ăn có thể gây nặng hơn hoặc cải thiện...