7 chỗ trong nhà bếp bẩn hơn cả bồn cầu
Nếu bạn cho rằng bồn cầu vệ sinh là nơi bẩn nhất trong nhà, hãy nghĩ lại. Với sự kết hợp của thực phẩm, độ ẩm, nhiệt độ, nhà bếp mới chính là nơi lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi.
1. Tủ lạnh
Vi khuẩn trú ngụ ở những nơi không ngờ nhất – trong tủ lạnh.
Hộp đựng nước đá, kệ để rau, ngăn đựng thịt và ron làm kín cửa là những chỗ trú ngụ tốt nhất của vi khuẩn!
Sử dụng chất khử trùng để làm sạch toàn bộ tủ lạnh, rửa khay đựng đá và thùng đựng đá bằng giấm hoặc chanh.
2. Bồn rửa
Mặc dù có rất nhiều nước chảy qua bồn rửa mỗi ngày nhưng đây vẫn là nơi ẩn nấp của nhiều vi khuẩn, đặc biệt ở vị trí tiếp nối giữa bồn rửa với bàn bếp, quanh miệng cống và rổ chặn rác.
Theo Tổ chức Vệ sinh Quốc gia Quốc tế (NSF) của Mỹ, 45% số bồn rửa trong nhà được thử nghiệm đều chứa vi khuẩn E. coli hoặc các vi khuẩn dạng coli.
Bồn rửa nhà bếp nên được khử trùng hàng ngày hoặc sau mỗi lần nấu nướng hay rửa chén bát. Đừng bỏ qua vòi nước và khu vực xung quanh bồn rửa vì các mảnh vụn thức ăn thường văng bắn vào đây mỗi khi bạn rửa chén bát hay thực phẩm.
3. Miếng bọt biển rửa chén bát
Theo Health Me Up, nhiều nghiên cứu cho thấy miếng bọt biển bẩn hơn bồn cầu vệ sinh tới 200.000 lần. Miếng bọt biển được sử dụng để rửa bát đĩa, nên có chứa nhiều vi khuẩn như E.Coli, những lỗ nhỏ thấm hút chất bẩn và nước trên miếng bọt biển tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi nhanh chóng và rất khó để khử trùng.
Video đang HOT
Để ngăn chặn ô nhiễm và tiêu diệt vi khuẩn, hãy rửa miếng bọt biển hàng ngày bằng xà phòng và nước nóng hoặc có thể cho vào lò vi sóng khoảng 2 phút mỗi ngày.
4. Khăn lau bếp
Chiếc khăn lau bếp là vật dụng quen thuộc, được sử dụng cho rất nhiều mục đích như: lau tay, lau bát đũa, bắc nồi hoặc lau mặt bàn… Tuy nhiên, 49% những chiếc khăn ở trong bếp được các nhà nghiên cứu tìm thấy chứa rất nhiều vi khuẩn.
Trong những loài vi khuẩn “ngụ cư” trên chiếc chiếc khăn bếp có đến 37% là vi khuẩn E.coli; 37% là Enterococcus – họ vi khuẩn đường ruột và 14% là nhiễm tụ cầu vàng. Đặc điểm chung của những chiếc khăn bếp này cũng là việc các bà nội trợ đã sử dụng khăn được 1 tháng chưa giặt. Và càng những gia đình đông người và có nhiều con nhỏ thì số lượng vi khuẩn trên khăn càng cao.
5. Thớt
Các nhà nghiên cứu của Đại học Arizona, Mỹ đã phát hiện ra rằng, trung bình một chiếc thớt có chứa lượng vi khuẩn gấp 200 lần so với bệ ngồi bồn cầu.
Vi khuẩn tích tụ sau những lần bạn sử dụng chúng để cắt, thái thịt sống, đặc biệt là phần cơ quan nội tạng động vật – những thứ chứa rất nhiều vi khuẩn. Một thời gian sau khi dùng, bề mặt thớt xuất hiện nhiều vết lõm khiến cho việc vệ sinh trở nên khó khăn hơn. Chính vì thế để đảm bảo cho sức khỏe cả gia đình, bạn hãy lưu ý thay thế những chiếc thớt mới sau 6-8 tháng.
6. Mặt bàn bếp
Một trong những nơi bẩn nhất trong nhà bếp phải kể đến là khu vực bàn bếp. Đây là nơi diễn ra tất cả các hoạt động nấu nướng. Trong quá trình chế biến, khu vực này không thể tránh khỏi tình trạng bị vấy bẩn bởi thực phẩm thô, nước bắn mặt bàn khi rửa rau quả, thịt cá…
Các loại vi khuẩn có trong các nguyên liệu này cũng được tìm thấy trên bề mặt bàn bếp. Một số khu vực khác như vị trí máy xay sinh tố, máy pha cà phê cũng là nơi trú ngụ lý tưởng của vi khuẩn Coliform, E. Coli nếu không được vệ sinh thường xuyên.
7. Hộp đựng dao
Hộp đựng dao xếp hạng trong số 10 vật phẩm chứa mầm bệnh nhiều nhất trong nhà bếp. Các hộp đựng dao bằng gỗ đặc biệt chứa nấm men và nấm mốc – nhất là khi bạn cất lại dao còn ướt vào trong hộp.
Lấy dao ra và chùi rửa sạch bằng xà phòng và nước, chà sạch các khe bằng bàn chải hẹp hoặc chất tẩy đường ống. Sau đó, ngâm hộp hoặc chùi hộp bằng nước có pha nửa muỗng thuốc tẩy trong 2 lít nước. Phơi úp hộp xuống cho khô.
Sự xâm chiếm của vi khuẩn trong bếp không kết thúc ở đó. Tay cầm, nút, miếng rửa chén và khăn lau đều là những nơi vi khuẩn ghé thăm nhiều nhất, cần chú ý nhiều hơn, theo Good food.
Ngạc nhiên trước những căn phòng tắm màu đỏ, nhìn một lần là nhớ
Có thể chọn màu sơn tường, bồn rửa, tủ đồ màu đỏ....làm cho phòng tắm của bạn trở nên rực rỡ, thích hợp với những người có cá tính mạnh.
Sơn tường màu đỏ tương phản với nội thất phòng tắm màu trắng.
Phòng tắm của những tín đồ sùng bái màu đỏ.
Nếu không thích quá rực rỡ, bạn có thể chọn thảm trải sàn, khăn màu mận để trang trí.
Ánh sáng tăng độ bóng cho tường và sàn.
Sử dụng màu sắc để phân vùng hai khu vực khác nhau, trong phòng tắm.
Làm đậm với một bức tường đặc trưng màu đỏ, sau đó sử dụng một vài yếu tố màu sáng để trung hòa.
Đây là một trong những ý tưởng độc đáo khi chọn những viên gạch kẻ sọc đỏ cùng tủ kệ màu cam, khiến căn phòng trông có vẻ thanh lịch và trang nhã hơn.
Vòi nước sơn đỏ nổi bật trên tường bê tông.
Sự kết hợp hài hòa giữa những viên gạch đầy màu sắc và bàn đá trắng, mang lại vẻ tươi mới trong căn phòng.
Giảm bớt sự chói chang của màu đỏ bằng các bức tường màu xanh là cây và sàn nhà màu xám. Tông màu gỗ tự nhiên cũng giúp cân bằng căn phòng.
Đỏ - trắng là một sự chọn lựa an toàn.
Phòng tắm màu cam đất, gần gũi khi có thêm cây xanh trang trí./.
Hô biến phòng tắm nhạt nhẽo thành sang chảnh như spa nhờ loạt cây cảnh bắt mắt Hãy biến phòng tắm trở thành một không gian hoàn toàn khác với loạt cây cảnh sinh động này nhé! Cây và hoa xanh làm cho bất kỳ không gian nào trở nên sống động, tươi mới và hấp dẫn. Tuy nhiên, có rất ít cây được trồng trong phòng tắm chủ yếu là do thiếu không gian, ánh sáng tự nhiên và...